Lập dàn ý chi tiết viết bài tập làm văn số 6 SGK trang 85

Đề 1: Dựa vào các văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ, hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh đất nước

Đề 2: Từ bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

Đề 3: Câu nói của Macxim Gorki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức là con đường sống”, gợi cho em những suy nghĩ gì?

viet bai tap lam van

I. ĐỀ 1( Viết bài tập làm văn số 6)

MỞ BÀI:

– Giới thiệu tầm quan trọng, vai trò của những người lãnh đạo đất nước

– Dẫn đắt vào Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ để thấy rõ vai trò của những người lãnh đạo anh minh

THÂN BÀI:

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác hết lòng vì nước vì dân

  • Luận điểm 1: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ:

+ Ông là một vị tướng tài giỏi: ông biết sự đoàn kết với lòng dân là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà. Lúc bấy giờ, đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên – Mông.

+ Ông là một vị tướng khoan dung, nghiêm khắc. Ông nhìn thấu tình hình của đất nước, xác định rõ nhiệm của quân, dân.

+ Nhờ hiểu lòng dân, thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thắng trong tay bọn giặc mạnh nhất

+ Hịch tướng sĩ ra đời có tác động mạnh mẽ đến quân và dân. Ông phân tích hậu quả của sự nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của người dân; đồng thời bày tỏ thái độ căm thù giặc: “Dù trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng”.

  • Luận điểm 2: Chiếu dời đô với Lý Công Uẩn:

+ Viết theo thể thoại chiếu (chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân), nhưng Lý Công Uẩn lại viết theo cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La. Ông còn hỏi ý kiến các quần thần, dân chúng: “các khanh thấy thế nào?”

+ Ông là nhà lãnh đạo anh minh: biết chăm lo cho hạnh phúc của nhân dân, không chạy theo lợi ban đầu mà quên lợi ích lâu dài.

+ Ông chọn kinh đô Đại La sau khi đã nghiên cứu kỹ càng, quan sát cẩn thận. Đại La là trung tâm, tụ họp nhiều con sông lớn, thuận tiện đi lại; mưa thuận gió hòa, đất đai mầu mỡ, dân chúng ấm no…

+ Nhờ sự nhìn xa trông rộng của ông mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm, sau đổi tên thành Thăng Long, tồn tại mấy thế kỷ cùng các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn.

KẾT BÀI:

– Qua hai văn bản Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ đã cho em hiểu rõ vai trò của những vị lãnh đạo anh minh như Trần Quốc Tuấn, Lý Công Uẩn.

– Em cảm thấy rất tự hào và biết ơn các lãnh đạo của dân tộc ta.Họ là người nắm giữ vận mệnh đất nước, mang lại bình yên, ấm no cho nhân dân.

II. ĐỀ 2 (Viết bài tập làm văn số 6)

MỞ BÀI:

– “Bàn luận về phép học” là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ.

– Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị lúc bấy giờ, mà còn ảnh hưởng tích cực đến cách học của thời nay.

– Học đi đôi với hành. Vậy giữa học với hành có quan hệ như thế nào, chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.

THÂN BÀI:

  • Luận điểm 1: Nội dung của phép học:

+ Học lúc đầu là bồi lấy gốc, sau học đến Tứ thư, Ngũ kinh, Chư sử – là những kiến thức cơ bản mở đầu cho quá trình học lâu dài

+ Học rộng để mở mang kiến thức, sau đó tóm lược cho gọn, lấy những điều học được để thực hành

+ Có như vậy thì nhân tài mới lập được công, nhà nước vì thế mới vững yên, mang lại lợi ích cho dân, cho nước.

  • Luận điểm 2: Giải thích:

+ Trong phép học mà Nguyễn Thiếp đưa ra, có nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa học với hành. Vậy thế nào là học và hành?

=> Học là quá trính tiếp thu những tri thức cơ bản mà nhân loại đã tích lũy qua hàng ngàn năm, thông qua các hoạt động học tập tại trường, sách vở và học ở ngoài đời.

=> Hành là vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc cụ thể hàng ngày.

  • Luận điểm 3: Tại sao học phải đi đôi với hành?

+ Nếu chỉ học mà không hành thì vô ích. Phải biết đem cái học vào áp dụng thực tế mới có giá trị. Ngược lại, hành mà không học thì cực đoan và nguy hiểm.

+ Mục đích lớn nhất của việc học là không ngừng nâng cao hiểu biết, nhằm phục vụ công việc đạt hiệu quả cao hơn

+ Hành mà không học sẽ không biết đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc

+ Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫm chẳng khác nào người đi trong đêm tối, vừa mất thời gian, vừa hỏng việc. Hành sẽ không trôi chảy. Nếu chỉ làm theo thói quen, kinh nghiệm, không có lý thuyết soi sáng thì chất lượng và năng suất công việc sẽ thấp.

+ Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nếu không có học thì không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

  • Bình luận

+ Phải gắn liền học với hành. Ví dụ một kỹ sư thiết kế học lý thuyết trong trường, nhưng khi ra làm thực tế, người kỹ sư ấy phải biết áp dụng vào công trình, công việc cụ thể.

+ Khẳng định ý kiến của Nguyễn Thiếp là đúng đắn, có cơ sở khoa học, thực tiễn

+ Cốt lõi trong phương pháp học của tác giả: học đi đôi với hành. Đó là mối quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời.

+ Liên hệ bản thân: trên ghế nhà trường học tập thật tốt lý thuyết, tích lũy kiến thức để vận dụng vào thực tiễn, trở thành người có ích cho xã hội.

KẾT BÀI:

– Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp đã cho ta thấy được học và hành là hai mặt của một quá trình học tập, không thể coi nhẹ mặt nào. Có như vậy thì học tập mới hiệu quả, lao động sản xuất được nâng cao.

– Ý kiến của Nguyễn Thiếp là kim chỉ nam cho phương pháp dạy, học trong thời đại ngày nay.

III. ĐỀ 3:

MỞ BÀI:

– Sách là người bạn thân thiết của con người, giúp ta tiếp thu tri thức của nhân loại. Sách không thể thiếu trong đời sống của chúng ta.

– Dẫn dắt câu nói của M.Go-rơ-ki: “Hãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có kiến thức mới là con đường sống”. Câu nói khẳng định vai trò quan trọng của sách đối với con người.

THÂN BÀI:

  • Luận điểm 1- Giải thích:

+ Sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, đúc kết và là kho tàng quý báu của nhân loại

+ Sách là di sản văn hóa của mỗi dân tộc được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Sách là công cụ giao tiếp, trau dồi kiến thức, sự hiểu biết lên tầm cao hơn của các thế hệ sau này.

  • Luận điểm 2:  Đưa ra các biểu hiện:

+ Sách là con đường sống?

=> Vì sách là nguồn kiến thức vô tận

=> Từ xa xưa, con người ghi lại kiến thức trên thẻ tre, hòn đá, nền đất sét. Sau này, con người biết tạo ra giấy để ghi lại những thông tin và đúc kết thành các cuốn sách ghi lại tri thức nhân loại.

=> Nhiều cuốn sách có tác động lớn và phục vụ lợi ích cho cộng đồng trên khắp thế giới.

+ Tác dụng của sách đối với chúng ta:

=> Sách giúp con người hiểu hơn về khoa học tự nhiên thông qua các sách khoa học; hiểu sâu về tâm lý, tình cảm qua những cuốn truyện; hiểu hơn về cơ thể người qua các loại sách y học;.. sách âm nhạc, nghệ thuật…

=> Sách cung cấp cho con người nhiều điều mới lạ và thú vị, mở mang kiến thức về các nơi trên thế giới. Sách đưa ta đến các nơi trên thế giới.

=> Sách là nơi lưu trữ và truyền lại kiến thức lịch sử, giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử, thêm yêu đất nước, dân tộc. Giúp chúng ta hình dung được những sự kiện trong quá khứ của dân tộc.

=>  Sách giới thiệu cho ta nhiều kinh nghiệm, thành tựu khoa học,…

  • Luận điểm 3: Bàn bạc, mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Bên cạnh những cuốn sách tốt, còn có những cuốn sách xấ, không lành mạnh. Những cuốn sách không hay, thô tục, gây ảnh hưởng và gây ra hậu quả khó lường….

+ Phải tỉnh táo lựa chọn những loại sách phù hợp với lứa tuổi, với mục đích tích cực.

+ Đọc đúng lúc, đúng chỗ. Sắp xếp thời gian hợp lý.

+ Chúng ta cần biết cách vận dụng kiến thức trong sách vào thực tế một cách chọn lọc, phù hợp.

KẾT BÀI:

– Khẳng định lại câu nói của M.Goki về vai trò quan trọng của sách. Sách không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Câu nói của ông hoàn toàn đúng đắn mọi thời đại.

– Sách là kho tàng trí tuệ của nhân loại, tài sản vô giá của con người. Vì thế, cần được chúng ta bảo vệ và tôn trọng.

– Chúng ta hãy đọc sách hàng ngày để tích lũy kiến thức, nâng cao tầm hiểu biết của bản thân.