Đây được xem là bản Tuyên ngôn độc lập thứ nhất của nước Việt Nam. Nó không chỉ là áng văn chính luận bất hủ về nghệ thuật mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử. Phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà của tướng quân Lý Thường Kiệt, độc giả sẽ hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm khi khẳng định chủ quyền lãnh thổ và sự tự chủ tự do của dân tộc lúc bấy giờ. Đồng thời, qua bài thơ, chúng ta cảm nhận thấy tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần tự tôn dân tộc của quân dân nhà Lý thời xưa.

Mở bài chi tiết phân tích

Trong kho tàng lịch sử Việt Nam ghi nhận, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập bất hủ của Chủ tịch Hồ chí Minh thì Nam Quốc sơn hà của tướng quân Lý Thường Kiệt cũng là một bản tuyên ngôn độc lập kiệt tác. Và nó còn là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước Việt Nam.

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”.

Bản dịch thơ của Trần Trọng Kim

“Sông núi nước Nam vua Nam ở

Rành rành định phận ở sách trời

Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm

Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.

Phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà, độc giả sẽ biết được, tác phẩm ra đời trong một hoàn cảnh lịch sử rất đặc biệt. Đó là vào cuối năm 1076, khi nhà Tống kéo quân sang xâm lược nước Đại Việt ta. Lúc bấy giờ, nhà Tốn hùng mạnh, quân lực lớn còn Đại Việt lại nhỏ bé, ít quân. Tuy nhiên, không vì thế mà quân dân nhà Lý nao núng, ngược lại, toàn quân, toàn dân lại đồng lòng đứng lên chống giặc.  Dưới sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Thái úy Lý Thường Kiệt, quân dân Đại Việt đã chặn đứng mưu đồ của quân địch ở sông Như Nguyệt. Đến năm 1077 thì quân giặc hoàn toàn bị bại trận. Và bài thơ Nam Quốc sơn hà đã được Thái úy đọc vang vào thời điểm đó. Tương truyền, để khích lệ và động viên ý chí chiến đấu của lòng dân, lòng quân, trong đêm khuya thanh vắng, Thái úy Lý Thường Kiệt đã đọc vang bài thơ ở phía bên kia dòng sông. Nhờ đó mà tinh thần của quân sĩ Đại Việt lên cao trong khi nhuệ khí của quân giặc thì lung lay.

Thân bài chi tiết phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà

Luận điểm 1: phân tích câu thơ thứ nhất

Để phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà của Thái úy Lý Thường Kiệt được sâu sắc, các bạn cần phân tích nhỏ ý từng câu. Có thể thấy ngay trong câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định ý nghĩa về mặt chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Đó là một câu nói đanh thép, ngắn gọn nhưng đủ ý để người người phải hiểu, sông núi nước Nam thì người Nam, vua Nam ở: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư” (Sông núi nước Nam, vua Nam ở)

“Nam quốc” có nghĩa là nước Đại Việt ở phía Nam, có nghĩa là xác định rõ ranh giới, địa phận của đất nước. Đồng thời, việc tác giả xưng “Nam quốc” cũng nhằm nhấn mạnh lập trường kiên định về chủ quyền dân tộc. Bởi vì, trước đó, nước Đại Việt bị một nghìn năm Bắc thuộc. Mặc dù sự thống trị ấy đã kết thúc khi Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, nhưng trong mắt nhà nướcTrung Hoa, Đại Việt vẫn luôn chỉ là một quận Giao Chỉ thuộc nước họ. Vì thế, việc Lý Thường Kiệt khẳng định “Nam quốc” đưa ra một ý nghĩa lịch sử to lớn.  Phân tích câu thơ, có thể thấy được ngắt nhịp thành hai vế “sông núi nước Nam”, và “vua Nam ở”. Hai vế này có mối quan hệ khăng khít, mật thiết, bổ trợ cho nhau. Có thể thấy, người dân Đại Việt ý thức được không gian lãnh thổ giang sơn mình đã là một điều quan trọng nhưng việc khẳng định chủ quyền ấy con quan trong hơn gấp bội phần. Bởi thế nên, đất của người Nam thì chỉ có Người Nam mới được ở mà cụ thể ở đây là “Nam quốc” là thì đã có “Nam đế”.

phan tich y nghia bai tho nam quoc son ha

Xưa kia, người Trung Hoa luôn cho rằng, chỉ có họ mới xứng là thiên tử, mới xứng được là hoàng đế, xưng vương. Còn những nước chư hầu nhỏ bé xung quanh không được xưng đế, xưng vương ngang hàng. Thế nhưng, nước Đại Việt nhỏ bé không sợ điều đó. Mà đã mạnh mẽ khẳng định chủ quyền độc lập, tự cường và sự bình đẳng giữa các nước là như nhau. Chỉ trong một dòng thơ ngắn nhưng có tới hai chữ Nam xuất hiện, càng nhấn mạnh hơn sự tủ chủ của dân tộc Đại Việt. Giống như nhà thơ Nguyễn Trãi đã từng khẳng định trong bài Bình Ngô đại cáo:

“Như nước Đại Việt ta từ trước

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

Núi sông bờ cõi đã chia

Phong tục Bắc Nam cũng khác

Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau

Song hào kiệt đời nào cũng có”

Luận điểm 2: phân tích ý nghĩa bài thơ qua câu thứ hai.

Để có thể khảng khái khẳng định chủ quyền, Thái úy Lý Thường Kiệt đã đưa ra căn cứ đó là “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.” (Rành rành định phận ở sách trời). Trong tiếng Hán, “Tiệt nhiên” có nghĩa là rõ ràng, rành rành, xác thực có tình có lý, chính đáng và không ai chối cãi được. Trong khi đó, “định phận” có nghĩa là xác định rành mạch các phần, các phận. Ở đây, “phần” tức là phần lãnh thổ của Đại Việt. Nếu trong Bình Ngô đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi căn cứ vào lịch sử để xác định chủ quyền thì ở đây, Lý Thường Kiệt lại căn cứ vào “thiên thư” là sách trời. Việt nước Nam có bờ cõi riêng đó chính là ý trời, là sự hiển nhiên của vũ trụ, như một định luật chân lý và không ai, không điều gì có thể thay đổi được.

Phân tích ý nghĩa bài thơ Nam Quốc sơn hà tới đây, chúng ta có thể thấy rõ, nếu câu thơ đầu Lý Thường Kiệt khẳng định chủ quyền dân tộc thì câu thơ thứ hai, ông đưa ra dẫn chứng chứng minh luận điểu đó. Dẫn chứng này nếu so sánh vào thời hiện đại thì không có sức mạnh lắm nhưng ở thời đó, nó lại mang ý nghĩa lớn lao. Bởi thời ấy, con người còn duy tâm, con người luôn cho rằng vạn vật hữu linh và con người cũng như cuộc sống của muôn loài đều do tạo hóa, thần linh an bài. Vì thế, Lý Thường Kiệt nói sách trời đã ghi như vậy thì không ai có thể thay đổi, vượt qua thần linh để xâm phạm Đại Việt.  Và nếu có ai, quốc gia nào muốn thay đổi điều đó thì chắc chắn sẽ nhận lấy sự thất bại.

Luận điểm 3: ý nghĩa bài thơ qua 2 câu thơ cuối.

Tiếp đến, để phân tích ý nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà kỹ hơn, chúng ta sẽ thông qua việc phân tích hai câu thơ cuối. Nếu hai câu thơ trên mang ý nghĩa khẳng định chủ quyền của dân tộc Đại Việt không chỉ hợp lòng dân, lòng người mà còn hợp với thần linh đất trời, thì hai câu cuối, là lời kết án và sự khẳng định đanh thép về ý chí chiến đấu của quân dân Đại Việt trước giặc Tống.

“Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm?” (Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm)

phan tich y nghia bai tho nam quoc son ha

Chẻ nhỏ câu thơ trên chúng ta có thể thây, “Như hà” có ý nghĩa là cớ sao, làm sao, còn “nghịch” có nghĩa là trái ngược, “lỗ” trong tiếng Hán nghĩa là lũ mọi rợ, giặc ngoại xâm. Qua câu thơ trên, Thái úy Lý Thường Kiệt kết án quân giặc là lũ mọi rợ. Chúng là một lũ man rợ, không đáng tôn trọng khi sang xâm lược nước khác. Chúng không chỉ muốn xâm lấn đất đai, vơ vét của cải mà con đe dọa chà đạp lên cuộc sống của nhân dân, khiến nơi nơi đau thương và lầm than. Câu thơ là câu hỏi tu từ chứa hàm ý khinh bỉ và coi rẻ giặc Tống vừa bày tỏ thái độ ngạc nhiên. Bởi lẽ, nhà Tống vốn xưng vương, con trời thế mà lại hành xử như lũ mọi rợ. Chúng không chỉ làm trái ý thần linh, trời đất mà còn thể hiện bộ mặt xấu xa, ý lớn hiếp yếu. Trong khi Đại Việt vẫn cống nạp đầy đủ để giữ bang giao cớ sao chúng lại rắp tâm xâm phạm. Thật là một chuyện nực cười. Điều này càng chứng tỏ, việc quân dân nhà Lý đứng lên bảo vệ đất nước, bảo vệ cuộc sống của chính mình là điều chính nghĩa, là điều đúng đắn. Nhờ thế mà lòng quân và dân như được củng cố và vực dậy, trong khi đó tinh thần quân giặc lại hoang mang, lo lắng.

Chính vì dã tâm đen tối của quân giặc mà cuộc chiến của chúng sẽ thất bại. Chúng sẽ không chỉ bị đất trời không tha mà ý chí quân dân Đại Việt cũng sẽ quật ngã, đánh đuổi chúng khỏi gian sơn tổ quốc.

Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” (Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

Tách riêng từng cụm từ trong câu thơ cuối, chúng ta càng thấy rõ kết quả thua cuộc thảm hại của quân giặc. Thái úy vẽ ra bức tranh “thủ bại hư” (tan tơi bời) của lũ giặc. Đó cũng là mục đích của cuộc chiến mà quân dân nhà Lý đang đối mặt. Thái úy tin rằng, với ý chí quật cường của quân và dân, với sự góp sức của vũ trụ, của thần linh, quân giặc sẽ bị thua cuộc. Thế nên, quân sĩ hãy cứ mạnh mẽ lên để chiến đấu. Chắc chắn chiến thắng sẽ về tay những con người chính nghĩa.

Kết bài chi tiết

Qua việc phân tích ý nghĩa bài thơ Nam quốc sơn hà, độc giả có thể thấy một truyền thống yêu nước nồng nàn của dân tộc. Người Việt từ muôn đời nay, luôn sy thức rõ ràng về chủ quyền dân tộc và luôn đồng lòng để chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Bài thơ không chỉ là bản tuyên ngôn độc lập hùng tráng mà còn là bản hùng ca ca ngợi tình yêu quê hương đất nước và tinh thần kháng chiến quật cường. Bởi thế, sau này không chỉ giặc phương Bắc, mà giặc Mỹ, giặc Pháp, Nhật cũng phải đầu hàng trước tinh thần giữ nước của nhân dân ta. Bài thơ mang âm điệu hào hùng đanh thép càng khiến cho ý nghĩa lịch sử của tác phẩm càng tăng cao.