Từ lâu, hình tượng anh bộ đội cụ Hồ đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tác cho các nhà văn, nhà thơ Việt Nam. Mỗi tác phẩm đều để lại trong lòng độc giả những ấn tượng sâu sắc về sự kiên trung, bất khuất anh hùng của các chiến sĩ. Trong đó, bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu là một ví dụ điển hình. Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, chúng ta sẽ hiểu thêm về một vẻ đẹp lãng mạn của các chiến sĩ.
Mở bài phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí
Trước khi đi vào phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, các bạn khái quát qua về tác giả Chính Hữu và toàn bộ tác phẩm.
Tác giả Chính Hữu, tên thật là Trần Đình Đắc. Ông sinh ra tại TP Vinh, Nghệ An. Khi còn theo học tiểu học và thành chung ở Vinh, ông đã sớm bộc lộ tài năng thơ và tình yêu dành cho thi ca. Ông rất thích thơ của Rembô và chính tập thơ Lửa Thiêng của Huy Cận đã kích thích tâm hồn yêu thơ của ông. Sau khi theo học tú tài ở Hà Nội, năm 1944, nhà thơ Chính Hữu bắt đầu ra những bài thơ tình đầu tiên. Đến năm 1945, ông bắt đầu tham gia Việt Minh và từ đây, ông cũng bắt đầu viết những bài thơ về kháng chiến. Mặc dù số lượng sáng tác của ông ít nhưng vô cùng đặc sắc và ấn tượng. Thơ ông mộc mạc, nói ít gợi nhiều, mang tính triết lý và có chiều sâu. Tạo ra những liên tưởng vượt ra ngoài giới hạn thơ ca, khiến người đọc vương vấn khôn nguôi. Chính vì thế, nhiều bài thơ của tác giả đã được phổ nhạc thành ca khúc như Ngọn đèn đứng gác, Đường ra mặt trận, Đầu súng trăng treo…
Bài thơ Đồng chí nằm trong tập thơ Đầu súng trăng treo, được tác giả sáng tác vào đầu năm 1948. Đó là thời gian, sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). Cuộc chiến góp phần lớn đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Toàn bài thơ là câu chuyện về tình đồng chí, đồng đội nơi rừng thiêng nước độc, trọng trận chiến khốc liệt. Đặc biệt, 3 câu cuối còn là vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn của người chiến sĩ nơi chiến trận khói lửa.
Thân bài chi tiết phân tích 3 câu cuối
Luận điểm 1: khái quát nội dung toàn bài thơ
Tác phẩm Đồng chí là một trong những bài thơ Cách mạng vô cùng đặc sắc. Bài thơ là câu chuyện về những người bạn chiến đấu. Họ là những người ở mọi phương trời cùng về chung một đơn vị để chiến đấu. Ai cũng mang theo trong mình nỗi nhớ quê hương, gia đình tha thiết. Từ những con người xa lạ, họ đã cùng nhau vào sinh ra tử, cùng đắp chung chăn, cùng chịu sương gió, để rồi thành những người tri kỷ, thành đồng chí.
“Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Nếu những khổ thơ trên là cuộc sống và tình cảm đồng chí đồng đội sâu sắc của các chiến sĩ thì với 3 câu cuối, tác giả đã kết thúc bằng vẻ đẹp lãng mạn cùng sự kiên trung bất khuất của các chiến sĩ.
Luận điểm 2: sự khắc nghiệt của chiến trường
Khi phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, chúng ta có thể thấy ngay ở câu đầu của khổ cuối ấy, đã đúc kết một hoàn cảnh khắc nghiệt nới chiến trường họ chiến đấu. Bên trên không chỉ là cuộc sống thiếu thốn, chân không giày, áo rách vá, miệng cười buốt giá, mà ở đây còn “đêm nay rừng hoang sương muối”.
Đó là không gian nơi khu rừng hoang, với đầy sương muối. Đó là nơi rừng thiêng nước độc, khuya khoắt và sương rất độc hại. Trong khi người khác đang yên giấc thì các chiến sĩ phải đứng canh gác, phải luôn sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.
Tác giả dùng thời gian “đêm nay” để miêu tả thời gian lặp đi lặp lại nhiều lần. Đêm nay cũng như bao đêm khác. Một cuộc sống khắc nghiệt nhưng các chiến sĩ vẫn kiên cường bám trụ để sẵn sàng làm nhiệm vụ.
Luận điểm 3: sự đoàn kết kiên trung của chiến sĩ
Mặc cho rừng hoang sương muối, các chiến sĩ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
Đọc câu thơ lên độc giả như nhìn rõ ngay hình ảnh hai người chiến sĩ đang đứng bên nhau rất hiên ngang bất khuất. Họ tập trung cao độ và không hề tỏ ra sợ hãi hay lo lắng. Họ “đứng bên nhau”, họ đoàn kết. Sức mạnh của tình đoàn kết ấy khiến họ trở nên thật mạnh mẽ và kiên cường hơn bao giờ hết. Chỉ cần bên nhau, các chiến sĩ có thể đứng bao lâu cũng được. Bởi họ biết bên mình luôn có đồng đội, đồng chí.
Chữ “chờ” ở đây được tác giả sử dụng thật hợp lý hết sức. Chờ mang hàm ý chủ động chứ không phải bị động. Nghĩa là các chiến sĩ đang ung dung đứng chờ đợi giặc chứ không phải bị chúng truy đuổi. Với tâm thế hiên ngang đó, các chiến sĩ đã đứng chờ giặc tới. Chỉ cần chúng tới, các chiến sĩ có thể chiến đấu bất cứ lúc nào mà không hề sợ hãi hay trốn chạy.
Luận điểm 4: vẻ đẹp lãng mạn trong tâm hồn chiến sĩ
Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, độc giả sẽ không thể nào quên hình ảnh lãng mạn trong câu “Đầu súng trăng treo”. Mặc dù chỉ có 4 câu từ thôi, nhưng nó đã thay đổi hoàn toàn không khí của câu chuyện về cuộc sống nơi chiến trận. Dường như hình tượng ánh trăng đã xua tan đi mọi khó khăn, nhọc nhằn, mọi sự gian lao nguy hiểm của chiến trường.
Thường, ánh trăng tượng trưng cho tình yêu, cho vẻ đẹp của sự thanh bình, cho cuộc sống hòa bình. Nhưng ở đâu, tác giả đã để hình ảnh đó treo trên đầu ngọn súng.
Đầu ngọn súng giờ đây không phải là kẻ thù, là sự chết chóc, là khói lửa của đạn bom mà là ánh trăng. Ánh trăng treo vắt vẻo như đang cười, như đang dõi theo các chiến sĩ. Nó vừa trở thành bầu bạn, vừa là khát vọng về một cuộc sống hòa bình của các anh bộ đội cụ Hồ.
Chúng ta đã từng bắt gặp ánh trăng trong thơ của Nguyễn Duy. Đó là ánh trăng tri kỷ của tuổi thơ ngọt ngào. Là ánh trăng nghĩa tình khi trong chiến trường khốc liệt. Còn với nhà thơ Chính Hữu, ánh trăng treo nơi đầu súng vượt qua ngoài nội dung bài thơ. Nó là vẻ đẹp tâm hồn của các chiến sĩ, dù khi chiến đấu rất anh dũng nhưng thẳm sâu trong lòng họ vẫn còn có những sự lãng mạn của tình yêu, khát vọng của tuổi trẻ. Đặc biệt hình ảnh “đầu súng trăng treo” chính là hình ảnh của một cuộc sống hòa bình, các cuộc chiến tranh sẽ không còn và nhường lại cho sự thanh bình yên ả.
Luận điểm 5: nghệ thuật đặc sắc
Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, chúng ta không thể không nhắc tới nghệ thuật đặc sắc mà tác giả sử dụng. Khổ thơ chỉ 3 câu nhưng chứa đựng thông điệp lớn lao bao hàm hết cả nội dung toàn bài và còn vượt ra ngoài giới hạn của tác phẩm.
Với thể thơ tự do, nhịp nhơ như những nốt nhạc trầm bổng vang lên giữa rừng khuya thanh vắng, đã khiến bức tranh tình cảm đồng chí thêm thắm thiết và sâu sắc, độc đáo. Chỉ có 4 từ nhưng câu cuối của bài thơ đã xây dựng nên một tượng đài đẹp đẽ và lý tưởng của các chiến sĩ Cách mạng.
Kết bài phân tích 3 câu cuối bài Đồng Chí
Phân tích 3 câu cuối bài Đồng chí, độc giả cảm nhận rõ hơn tình đồng chí, đồng đội của các chiến sĩ Cách mạng. Dù mỗi người một nơi nhưng khi đã cùng chung lý tưởng thì họ sẽ sẵn sàng hy sinh cho nhau. Họ quyết tử để tổ quốc quyết sinh.
Đặc biệt, các chiến sĩ vẫn luôn mang trong tâm hồn khát vọng về cuộc sống hòa bình. Họ không như quân thù, đi xâm lược nước khác. Các chiến sĩ chỉ cần bên nhau, đoàn kết thì không gì có thể đánh gục họ.