Soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận Trang 23 -24 Ngữ văn 11 Tập 1
I. PHÂN TÍCH ĐỀ
(Soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận)
Đọc các đề sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Đề 1: Từ ý kiến dưới dây, anh chị suy nghĩ gì về việc “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”?
“Cái mạnh của con người Việt Nam là sự thông minh và nhạy bén với cái mới…Nhưng bên cạnh cá mạnh đó vẫn tồn tại không ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng vè kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề…”
(Theo Vũ Khoan – Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới)
Đề 2: Tâm sự của Hồ Xuân Hương trong bài Tự tình (Bài II)
Đề 3: Về một vẻ đẹp của bài thơ Câu cá mùa thu (Thu Điếu) của Nguyễn Khuyến.
CÂU HỎI
Câu 1: Đề nào có định hướng cụ thể? Đề nào đòi hỏi người viết phải tự xác định hướng triển khai?
Trả lời:
+ Đề số 1 có tính định hướng cụ thể, còn đề 2 và 3 là để mở, yêu cầu người viết phải tự xác định hướng triến khai.
Câu 2: Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề là gì?
Trả lời:
Vấn đề cần nghị luận của mỗi đề:
– Đề 1: Vấn đề cần nghị luận là “Việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”. Vấn đề được định hướng rõ ràng trong lười nhận xét của Vũ Đình Khoan về “cái mạnh” và “cái yếu” của con người Việt Nam.
– Đề 2: Chỉ yêu cầu bàn về một khía cạnh nội dung của bài thơ Tự Tình (Đó là tâm sự của Hồ Xuân Hương). Với yêu cầu này người viết cần cụ thể hóa “nội dung tâm sự” của Hồ Xuân Hương trong bài thơ thành các luận điểm.
– Đề 3: Nội dung nghị luận còn để mở hơn vì trong đề bài mở chỉ có đối tượng nghị luận là bài thơ Thu điếu. Với đề bài này người viết phải tự xác định được một vấn đề hẹp liên quan đến tác phẩm để triển khai nó.
Câu 3: Phạm vi bài viết tới đâu? Dẫn chứng, tư liệu thuộc lĩnh vực đời sống xã hội hay văn học?
Trả lời:
Phạm vi dẫn chứng bài viết của các bài:
Đề 1: Dẫn chứng thực tế xã hội là chủ yếu
Đề 2: Thơ Hồ Xuân Hương là chủ yếu ⟹ dẫn chứng văn học
Đề 3: Thơ Nguyễn Khuyến là chủ yếu ⟹ dẫn chứng văn học
II. LẬP DÀN Ý
(Soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận) Dựa vào kết quả phân tích đề, anh chị hãy lập dàn ý cho các đề đã nêu ở mục I.
Trả lời:
Lập dàn ý Đề 1:
a. Mở Bài
– Đất nước ta gia nhập WTO, hội nhập nền kinh tế thế giới đã ba năm nay song còn nhiều bất cập”, lại đang phải đối phó với khủng hoảng kinh tế toàn cầu, riêng Việt Nam lạm phát tăng cao, tất cả đều đòi hỏi chúng ta phải được chuẩn bị lại đầy đủ hơn, kĩ lưỡng hơn hành trang cho thế kỉ mới.
b. Thân Bài
+ Giải thích ý kiến của Vũ Khoan, làm rõ hai nội dung: “cái mạnh” và “cái yếu”, của người Việt Nam, chủ yếu là đối tượng “người học”; dùng “cái mạnh” như đòn bẩy để tập trung phân tích nổi bật “cái yếu”; trong “cái yếu” nhấn mạnh hai điểm chính là thiếu kiến thức cơ bản và lối học thụ động lí thuyết suông.
+ Bàn luận về ý kiến Vũ Khoan: Dùng dẫn chứng thực tế để chứng minh mặt đúng đắn cũng như mặt cần bổ sung của ý kiến:
– Ưu điểm thông minh, nhạy bén với cái mới của người Việt Nam được thể hiện thế nào? Tác dụng nổi bật của ưu điểm là gì? Người Việt Nam học nhanh, bắt chước tốt, ưa thích cái mới và dễ thích nghi với cái mới, tư duy cởi mở, ít kì thị. Ưu điểm đó giúp người Việt Nam nhanh chóng hoà nhập với môi trường và thế giới, tạo nên sự tồn tại hoà đồng giữa các khuynh hướng đối lập, tránh được xung đột, theo đúng xu thế nhân loại đang kêu gọi hướng tới là “đối thoại” chứ không “đối đầu”.
– Nguyên nhân và tác hại của nhược điểm thiểu kiến thức cơ bản là gì? Nguyên nhân là không được trang bị nền tảng học vấn, không có tầm nhìn vĩ mô, nên không coi trọng đúng mức tầm quan trọng của các “kiến thức cơ bản” (kì năng giao tiếp với cộng đồng, khả năng tự học, năng lực chủ động ứng xử với các tình huống cuộc sống…) đối với mỗi cá nhân cũng như với sự phát triển chung của xã hội; bị chi phối mạnh bởi đời sống vật chất, chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt, không suy xét sâu xa nên chạy theo những ngành nghề có tính “thời thượng” giai đoạn.
Tác hại là khoa học cơ bản không phát triển, nền học vấn nhất gốc, các giá trị nhân văn bị coi nhẹ, con người chỉ chăm chú làm giàu dẫn đến nhiều bi kịch gia đình: cha mẹ giàu có, quan cao chức trong song con cái nghiện hút, cờ bạc, trộm cắp, hành lạc…
– Nguyên nhân và tác hại của nhược điểm học thụ động nặng về lí thuyết là gì? Nguyên nhân là mặt trái của “dân tộc tính”: vì bản tính nhanh nhạy nên suy nghĩ không sâu, tính cách dễ thích nghi đồng thời cũng là bản tính đơn giản, hời hợt, phiến diện. Một nguyên nhân nữa là hoàn cảnh xã hội và điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn làm hạn chế lối “học đi đôi với hành” một cách chủ động tích cực, “học chay” thì không tốn kém nhưng tất yếu sẽ dẫn đến “học vẹt”. Tác hại là hình thành lối suy nghĩ một chiều “ăn theo, nói leo”, kém tư duy độc lập và phản biện; thói quen suy nghĩ này rất nguy hiểm vì nó làm trì trệ tư duy xã hội, kìm hãm khả năng phát triển.
– Những giải pháp khắc phục nhược điểm: Nhà nước cần đầu tư thích đáng hơn cho công cuộc cải cách giáo dục; mỗi cá nhân cần dũng cảm và nghiêm khắc soi xét “dân tộc tính của chính mình, kịp thời tự uốn nắn, không ngừng tự học, tự đào tạo lại theo chuẩn quốc tế.
+ Trải nghiệm của bản thân: Liên hệ với bản thân anh / chị để thấy rõ hơn hậu quả của hai nhược điểm trên hoặc sự tiến bộ khi kịp thời vượt qua được “cái yếu”.
c. Kết Bài
Khẳng định vấn đề “cái yếu” của con người Việt Nam trong sự nghiệp học tập và hội nhập với thế giới là một thực tế cần phải nhìn thẳng và nhanh chóng khắc phục thì mới tránh được sự tụt hậu đáng tiếc.
Lập dàn ý Đề 2:
a. Mở bài
– Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương
– Giới thiệu đôi nét về tài thơ Tự tình 2, từ đó nêu đôi nét về tâm sự của Hồ Xuân Hương qua bài thơ
b. Thân bài
– Bài thơ thể hiện nỗi niềm của nhà thơ về đêm khuya cô đơn
+ Phân tích hai câu thơ đề: Lấy cái hồng nhan để đối với nước non
=> Hai câu thơ diễn tả tình cảnh cô đơn của người phụ nữ trong dêm khuya thanh vắng. Đó là nỗi dằn vặt và sắp bộc lộ, giãi bày một tâm sự
– Hai câu thực cho thấy cảnh ngụ tình
+ Hương rượu, ánh trăng cho thấy tình duyên chưa trọn, không như mong ước, khi mà tuổi xanh đã lần lượt trôi đi.
– Hai câu luận là nỗi bực dọc, phản kháng, ấm ức duyên tình
– Chủ đề chính của bài thơ là lời than thở, xuân đi rồi xuân lại mà duyên tình vần chưa được vuông tròn, còn mảnh tình quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là san sẻ tí con con
c. Kết bài
Tóm tắt nêu lại nỗi tâm sự của nữ sĩ Hồ Xuân Hương trong bài Tự Tình 2
Lập dàn ý Đề 3:
a. Mở bài
Giới thiệu bài thơ Câu cá mùa thu và tác giả
b. Thân bài
* Hai câu đề
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
- Ao thu là một hình ảnh rất gần gũi với cuộc sống thường ngày, cùng với thời tiết se lạnh và dòng nước trong veo
- Cảnh sắc màu thu ở vùng quê được thể hiện qua hai câu thơ
* Hai câu thực
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
- Hình ảnh sóng biếc gợn tí và hình ảnh lá vàng, cảm giác như những hình ảnh rất nhỏ bé
- Không gian tĩnh lặng của mùa thu được tăng dần so với câu trước
- Tâm hồn rất nhạy cảm, tinh tế của tác giả
*Hai câu luận
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
- Sự êm đềm nhẹ nhàng
- Cảm giác mông lung huyền ảo
- Cảnh buồn, tĩnh mịch, lòng người nặng trĩu, luẩn quẩn không lối thoát
*Hai câu kết
“Tựa gối ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo”
- Một bức tranh thiên nhiên hài hòa
- Ném mọi tâm tư không vương vấn tới thế, thói đời
c. Kết bài
+ Nêu cảm nhận của em về bài thơ Câu cá mùa thu
III. LUYỆN TẬP
(Soạn Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận) Phân tích đề và lập dàn ý hai đề sau:
Câu 1: Cảm nghĩ của em về giá trị hiện thực trong đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác).
Trả lời:
1. Phân tích đề
+ Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
+ Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
+ Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
+ Yêu cầu về nội dung: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.
- Bức tranh cụ thể sinh động về cuộc sống xa hoa nhưng thiếu sinh khí của những người trong phủ chúa Trịnh, tiêu biểu là thế tử Trịnh Cán.
- Thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía cũng như dự cảm về sự suy tàn đang tới gần của triều Lê – Trịnh thế kỷ XVIII
2. Lập dàn ý:
a. Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về tác giả và đoạn trích.
+ Cuộc sống giàu sang, xa hoa, phù phiếm đầy giả tạo của chúa Trịnh
+ Khắc họa rõ nét chân dung ốm yếu đầy bệnh hoạn của Trịnh Cán, điển hình sự suy đồi của tập đoàn phong kiến Đàng Ngoài
b. Thân bài:
+ Bức tranh hiện thực sinh động về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:
- Quang cảnh nơi phủ chúa hiện thực lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần thâm nghiêm. Quang cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chút.
- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy
- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng
- Cùng với sự xa hoa trong quanh cảnh là cung cách sinh hoạt thượng lưu, quyền quý đầy kiểu cách.
+ Bức chân dung Trịnh Cán
- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là vật dụng (gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng)
- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ đứng gần hoặc chực ở xa. Tất cả chỉ là cái bóng vật vờ, mờ ảo, thiếu sinh khí
+ Thái độ và dự cảm của tác giả: phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả; đồng thời dự cảm được sự suy tàn đang tới gần của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII
c. Kết bài:
+ Khẳng định lại giá trị hiện thực trong tác phẩm Vào phủ chúa Trịnh.
Câu 2: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương qua một bài thơ Nôm (Bánh trôi nước hoặc Tự tình – Bài II)
Trả lời:
1. Phân tích đề
- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.
- Vấn đề cần nghị luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương
- Yêu cầu về hình thức: Đây là đề bài thuộc kiểu bài nghị luận văn học, phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản. Dẫn chứng chủ yếu lấy trong bài thơ Bánh trôi nước(hoặc bài Tự tình II)
2. Lập dàn ý
a. Mở bài
+ Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ Bánh trôi nước
+ Cảm xúc của bản thân
b. Thân bài
+ Ngôn ngữ dân tộc trong bài thơ Bánh trôi nước được thể hiện một cách tự nhiên, hài hòa, sinh động và góp phần bộc lộ cảm xúc của tác giả một cách chân thành, bình dị mà cũng không kém phần tinh tế:
- Vận dụng ý thơ trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ: những hình ảnh vừa quen, vừa lạ (bảy nổi ba chìm), mô típ “Thân em” quen thuộc trong ca dao vừa mang sức gợi cũng ẩn chứa cảm xúc mãnh liệt của người phụ nữ.
- Sử sụng nhiều từ thuần Việt trong bài thơ: trắng, tròn, rắn, nát, nặn, tấm lòng, son => Hỉnh ảnh bình dị, gần gũi vừa cho thấy được sự giản dị trong tâm hồn nhưng đồng thời cũng chính là điểm làm nên nét đẹp trong thơ Hồ Xuân Hương.
- Ngôn ngữ thơ của Hồ Xuân Hương đã nâng cao khả năng biểu đạt của chữ Nôm trong sáng tạo văn học so với chữ Hán và cũng khẳng định vị thế của chữ Nôm trong văn học Trung đại – nền văn học mà chữ Hán gần như độc tôn.
+ Cảm nhận của bản thân
- Sự vận dụng sáng tạo những thi liệu quen thuộc trong văn học dân gian khiến cho thơ Hồ Xuân Hương mang đậm đà bản sắc dân tộc.
- Khẳng định được sự sáng tạo, tài năng và vị thế của Hồ Xuân Hương trong nền văn học trung đại nói chung và với riêng thơ Nôm
=> Hồ Xuân Hương được Xuân Diệu mệnh danh là Bà chúa thơ Nôm
c. Kết bài
+ Khẳng định lại vấn đề cần lập luận: Tài năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc của Hồ Xuân Hương.