Nhà thơ Nguyễn Duy cũng như bao nhà thơ, nhà văn khác Việt Nam, đều chọn cho mình một “ánh trăng” để gửi gắm tâm tình. Nếu như Chính Hữu là ánh trăng lãng mạn trữ tình thì Nguyễn Duy là ánh trăng tri kỷ, nghĩa tình. Phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng, ta sẽ cảm nhận rõ hơn ánh trăng đã nói hộ nỗi lòng của tác giả như thế nào.
Chi tiết mở bài phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng.
Nguyễn Duy là một trong những chiến sĩ thi sĩ, nổi tiếng với các bài thơ về người lính. Ông từng tham gia chiến đấu kháng chiến chống Mỹ từ những năm 1965 – 1979. Sau khi giải ngũ, ông làm việc cho Hội nhà văn Việt Nam. Tài năng thơ ca của ông đã sớm bộc lộ khi còn là cậu học sinh cấp 3 Lam Sơn, Thanh Hóa.
Đọc thơ ca của ông, độc giả như được thức tỉnh lương tri. Những con người lầm lỗi có thể giật mình tỉnh khỏi cơn mê. Thơ ông cũng chứa đựng những sự chân chất, đậm vị quê. Mang tới cho người đọc cảm giác thân thuộc, gần gũi.
Bài thơ Ánh trăng là một trong những tác phẩm chất chứa những thông điệp thâm thúy đó. Tác giả đã giúp những con người sống trong hoàn cảnh sung túc đủ đầy nhưng vô tình, vô tâm phải thức tỉnh, nhớ lại những ngày bên nhau trải qua gian khó.
Phần thân bài chi tiết phân tích khổ thơ cuối
Luận điểm 1: hoàn cảnh ra đời của toàn bài Ánh trăng và khái quát nội dung khổ cuối
Bài làm văn phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng sẽ không thể đạt điểm cao nếu như không nhắc đến hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Theo nhà thơ Nguyễn Duy, tác phẩm này ông xuất thần viết ra trong những ngày ông ở TPHCM, sau 3 năm giải phòng đất nước. Đó là những tháng ngày ông không phải đi chiến trận cùng đội. Thế nhưng đó cũng là những tháng ngày ông đầy rẫy suy tư về cuộc đời, trước những đổi thay của đất nước.
Toàn bài thơ là hành trình trở về quá khứ tới hiện tại của tác giả khi bắt gặp ánh trăng nơi phố thị. Nhìn ánh trăng, tác giả nhớ về quê hương, nhớ về tuổi thơ trên những cánh đồng, dòng sông. Nhìn ánh trăng, tác giả mường tượng tới cảnh cùng an hem chiến đấu trong rừng sâu. Những tháng ngày thiếu thốn nhưng đầy nghĩa tình, yêu thương.
Còn giời đây, ánh trăng giữa phố thị sao mà lạnh lùng, Giống như tình người nơi phố thị, trở nên xa cách như người dưng. Và khổ thơ cuối là những câu thơ chua xót, chứa đựng nỗi lòng đầy suy tư của tác giả:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”
Luận điểm 2: hình ảnh ánh trăng trong câu 1
Ánh trăng từ lâu đã đi vào thơ ca như một nhân vật trữ tình với nhiều dáng vẻ khác nhau. Với Nguyễn Duy lúc này, nhà thơ thấy ánh trăng vào đúng hôm trăng rằm, không phải trăng khuyết giống như con thuyên trôi, mà là trăng “tròn vành vạnh”. Hình ảnh “tròn vành vạnh” có nghĩa là trăng không chỉ to, mà còn rất sáng tỏ. Ánh sáng của ánh trăng có thể tỏa khắp mọi không gian, và chiếu rọi vào mọi ngóc ngách, thậm chí cả tâm hồn con người.
“Trăng cứ tròn vành vạnh”
Câu thơ là câu khẳng định, với chủ thể trăng làm chủ ngữ. Tác giả nói “trăng cứ” có nghĩa là trăng mặc kệ mọi sự biến chuyển của thời gian, sự sống, trăng vẫn cứ mãi vành vạnh như thế. Trăng chủ động giữ mãi sự vốn có của mình.
Từ láy “vành vạnh” miêu tả trăng không hề mang vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ mà tác giả đang tả thức. Thực tế là trăng rất tròn, tròn đến không thể có nét nào xiên vẹo. Có thể thấy, nhà thơ đang đứng ở nơi mà ánh trăng chiếu vào rất gần và rất sáng.
Luận điểm 3: tình cảm con người trong câu 2
Phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng, các bạn sẽ nhận ra, tâm tư tình cảm của người ngắm trăng thật ra đang rất chua xót. Nếu như những câu thơ trước là ánh trăng nghĩa tình, tri kỷ thì ở đây ánh trăng dường như cũng xa cách, vô tình.
“Kể chi người vô tình”
Câu thơ trên, tác giả khẳng định, ánh trăng sẽ mãi luôn sáng trong như vậy, thì câu dưới tác giả bồi đắp thêm ý bất cấp con người có đối xử ra sao. Dù cho con người có không còn coi trọng ánh trăng. Dù cho con người có vô tình xem ánh trăng tri kỷ, nghĩa tình xưa kia là người dưng nước lã thì ánh trăng vẫn không hề oán tránh ca thán. Đại từ “người” ở đây tác giả không chỉ nói mình, tự trách bản thân đã có lúc vô tình, vô tâm mà nói chung nỗi lòng cho tất cả những ai đang ở trong thời đó. Họ chính là những người lính, sinh ra và lớn lên ở thôn quê, rồi đi chiến đấu. Cuối cùng được may mắn sống sót trở về với cuộc sống sung túc đủ đầy. Nhưng khi sống trong hoàn cảnh đó họ lại quên mất đi những điều tốt đẹp xưa kia, để rồi xa cách nhau, rồi không còn quan tâm sẻ chia, bị ánh đèn điện phố thị chói mắt. Sự “vô tình” ở đây đó là đôi khi con người không cố ý nhưng hoàn cảnh xô đẩy khiến con người ta dần quên lãng đi những nếp sống tốt đẹp.
Luận điểm 4: tiếng nói ánh trăng trong câu 3
Tiếp đến là câu thơ “ánh trăng im phăng phắc”. Nếu như câu trên, tác giả miêu vẻ ngoài, gương mặt của ánh trăng thì câu thơ này là thái độ rõ rệt của ánh trăng. Trăng treo đó, nhưng không hề nói một lời. Ánh trắng vẫn dõi theo mọi hành động, cử chỉ của con người đấy nhưng không bình phẩm. Tác giả dùng cụm từ “im phăng phắc” chứ không phải là “ánh trăng không nói”. Sự im lặng ở đây, nói thiên về nội tâm trong tâm hồn nhiều hơn. Cũng như những suy tư đang có trong tâm hồn nhà thơ. Im phăng phắc là thái độ nghiêm nghị, nghiêm túc. Không phải là trong hoàn cảnh nửa vời, trong câu chuyện phiếm. Mà đây là thái độ chắc nịch của tác giả gửi gắm qua ánh trăng. Từ “phăng phắc” miêu tả sự thật trần trụi, một không gian tĩnh mịch đến đáng sợ chứ không hề là sự lãng mạn. Điều đó càng nhấn mạnh về chiêu sầu trong suy ngẫm của tác giả trước cuộc những biến chuyển của cuộc đời và đất nước.
Luận điểm 5: tâm thức con người trong câu 4
Phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng, độc giả bị ám ảnh như vừa tỉnh một cơn mê: “Đủ cho ta giật mình”. Tác giả tổng kết lại giấc mơ từ quá khứ đến hiện tại bằng một câu nói như đánh thức tiềm thức của chính mình và mọi người.
Chữ “đủ” ở đây khẳng định, chỉ cần ánh trăng thôi, dù trăng vẫn cứ như thế, dù trăng chẳng nói gì nhưng cũng đủ cho tâm hồn con người bị đánh thức, giật mình nhận ra những lối sống vô tình, vô tâm đang diễn ra. “Giật mình” ở đây vừa thể hiện sự hốt hoảng của ai đó trong hiện tại vừa trong tiềm thức. Bởi khi chỉ chợt nhận ra điều gì đó không đúng với lẽ phải, người ta mới giật mình tỉnh giấc như vậy. Giật mình ở đây còn là sự nuối tiếc. Có lẽ nhà thơ tiếc nuối về ánh trăng tri kỷ của tuổi thơ, ánh trăng nghĩa tình của những ngày chiến đấu.
Kết bài
Quả thật, mỗi tác phẩm thi ca là một bài tâm sự chia sẻ tâm tư nỗi lòng của tác giả. Ánh trăng của Nguyễn Duy không chỉ thể hiện suy ngẫm, chiêm nghiệm của nhà thơ trước sự đổi thay của đời người và đất nước gia đoạn đó, mà còn là thông điệp đánh thức mỗi người. Đó là dù sống trong cảnh giàu sang phú quý thì vẫn luôn trân quý nhau như lúc bần hàn cơ cực. Đừng để vẻ hào nhoáng của đèn điện, của ánh gương mà vô tình với nhau.
Phân tích khổ thơ cuối bài Ánh trăng, độc giả cảm nhận sự ray rứt trong từng câu chữ hình ảnh mà nhà thơ sử dụng. Phải là một tâm hồn nhạy cảm, sâu sắc lắm, tác giả mới thể viết nên những câu thơ chan chứa tình người mà sâu cay như vậy!