Phân tích nhân vật trương sinh chi tiết

Mở bài

“Chuyện người con gái Nam Xương” là một truyện trong tập truyện nổi tiếng “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ. Truyện ngắn này được lấp cốt truyện từ truyện cổ tích “Vợ chàng Trương” – truyện dân gian Việt Nam. Tuy nhiên, “Chuyện người con gái Nam Xương có nhiều tình tiết phức tạp hơn và nội dung cũng mang cảm hứng nhân văn sâu sắc hơn. Qua việc phân tích nhân vật trương sinh, người đọc sẽ thấy rõ hơn tư tưởng của tác phẩm, phê phán tính gia trưởng của xã hội phong kiến và thương cảm cho số phận người phụ nữ không có tiếng nói trong xã hội.

phan-tich-nhan-vat-truong-sinh

Thân bài

Mặc dù là nhân vật “phản diện” của truyện, nhưng nhân vật Trương Sinh có vai trò tối quan trọng trong tác phẩm của Nguyễn Dữ, đó là làm nổi bật tình huống truyện cũng như tấn bi kịch của Vũ Nương, người con gái bất hạnh trong xã hội cũ.

  • Luận điểm 1: Trương sinh tính tình đa nghi, thiếu lòng tin

Trương Sinh là con trai duy nhất của một gia đình hào phú nhưng thất học. Cha mất, Trương Sinh sống cùng mẹ già. Vốn có cuộc sống vật chất sung túc, nhưng y lười biếng việc học hành, không có chí hướng hay khát vọng công thành danh toại. Cũng bởi thất học, kiêu căng, tự mãn, không ham mê đèn sách nên Trương Sinh không có lòng trắc ẩn, luôn hành động hồ đồ.

Trương sinh dù không yêu Vũ Nương, chỉ mến vì dung hạnh của nàng nhưng xin mẹ trăm lượng vàng mang đi xin cưới nàng về làm vợ. Bản tính đa nghi nên với vợ y cũng đề phòng quá mức.

Vì yêu mến dung hạnh của Vũ Nương, Trương Sinh đã xin mẹ đem trăm lượng vàng cưới nàng về làm vợ. Nhưng đối với vợ, Trương Sinh lại hay phòng ngừa quá mức. Ý thức về vai trò của người vợ, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép, vì vậy giữa hai vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa. Nhưng vì Trương Sinh thiếu lòng tin tưởng, nên nàng luôn thấy tù túng.

Và hơn cả việc cuộc sống gia đình bức bí, tính cách đa nghi, gia trưởng của Trương Sinh đã gây ra tấn bị kịch của người con gái Nam Xương ngôn hạnh.

  • Luận điểm 2: Tính độc đoán gia trưởng của Trương Sinh

Cuộc sống hôn nhân của Trương Sinh và Vũ Nương chưa được bao lâu thì y phải ra chiến trận. Mẹ già ở nhà có vợ lo, nhưng vẫn là tính cách đa nghi khiến y luôn canh cánh trong lòng.

Khi Trương Sinh tong quân trở về, y vô cùng đau khổ khi nghe tin mẹ mất. Vừa về tới liền ra thăm mộ mẹ. Nhưng rồi vì một lời nói ngây thơ của con trai nhỏ “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” , Trương Sinh nổi cơn ghen tuông mắng nhiếc, tàn nhẫn đánh đập Vũ Nương. Và mặc cho Vũ Nương có giãi bày, biện minh, Trương Sinh cũng không quan tâm mà trút lên đầu nàng những cơn giận mù quáng, để thỏa mãn nỗi hoài nghi bấy lâu.

Và ai oán thay, chính sự hoài nghi, gia trưởng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến đường cùng, là phải chọn cái chết. Phân tích nhân vật trương sinh có thể thấy, Trương Sinh đã không làm trong bổn phận của người chồng và còn là người vô tình bạc nghĩa. Suốt những năm y ra chiến trận, Vũ Nương một mình chăm sóc mẹ già, nuôi dưỡng con thơ và khi mẹ chồng mất, nàng là người chu toàn việc hiếu nghĩa cuối cùng. Nhưng Trương Sinh không màng đến điều đó, y coi vợ là điều nhục nhã trong đời mình.

Thậm tệ hơn, khi Vũ Nương chết, dù Trương Sinh cũng động lòng thương, có tìm vớt thây nàng nhưng không thấy thì liền từ bỏ mà không cất công tìm kiếm, mặc linh hồn nàng không được siêu thoát. Qua chi tiết này dễ thấy, tác giả đang lên án tính độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến.

Cho đến một lần ôm con, bé Đản chỉ vào bóng cha và nói “A, cha đến rồi”, Trương Sinh mới hiểu rằng đã gây ra oan tình của vợ. Nhưng với một kẻ không có lòng trắc ẩn, sống chỉ biết vì mình như Trương Sinh, y nhanh chóng quên đi. Lòng sĩ diện quá lớn đã khiến y mặc kể nỗi oan khuất ấy của vợ.

Có lẽ, để nói về tính cách Trương Sinh chỉ có thể dung các tính từ: ích kỷ, vô nghĩa, bạc tình và thậm chí rất hèn hạ. Khi đã gây ra quá nhiều tội lỗi, quá nhiều đau thương cho người khác, thì dù Trương Sinh có lập đàn giải oan cho Vũ Nương trên bến Hoàng Giang, nàng cũng chỉ hiện về mà không thể trở lại sống kiếp người. Bởi Trương Sinh có hối hận bao nhiêu, bản tính ích kỉ, hẹp hoài là không thể thay đổi, oan nghiệp của Vũ Nương vì thế không thể giải trừ. Có trở về được, Vũ Nương cũng sẽ vướng vào mối oan tình khác bởi tính cách tệ hại của Trương Sinh.

Kết luận

Như vậy, việc phân tích nhân vật trương sinh không chỉ cho người đọc thấy được sự gia trưởng của Trương Sinh mà còn qua đó gián tiếp lên án xã hội phong kiến sản sinh ra chế độ phụ hệ bất công. Người phụ nữ, dù chu toàn việc gia đình, luôn giữ gìn nết công dung ngôn hạnh cũng không thể cứu mình khỏi sự đa nghi, sự sắp xếp của người đàn ông.