Để soạn Ông lão đánh cá và con cá vàng tốt nhất, em cần chuẩn bị những câu hỏi trong sách như sau:

1. Chuẩn bị

a) Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 11:

– Khi đọc truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, các em cần chú ý những điều dưới đây:

+ Xác định được sự kiện chính cùng những diễn biến trong nội dung của câu chuyện.

+ Nhận biết và ghi nhớ các nhân vật xuất hiện trong truyện về cả tên, ngoại hình, tính cách, hành động, suy nghĩ, lời nói…

+ Xác định và nêu tác dụng của các chi tiết, yếu tố kỳ ảo được tác giả sử dụng trong tác phẩm.

+ Suy nghĩ và chỉ ra được ý nghĩa và thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm qua câu chuyện của mình.

+ Biết cách vận dụng những hiểu biết, trải nghiệm của chính bản thân để liên hệ với câu chuyện.

Ông lão đánh cá và con cá vàng là tác phẩm kinh điển

TRẢ LỜI:

– Những sự kiện chính diễn ra trong Ông lão đánh cá và con cá vàng là:

+ Một ông lão già nua ra biển đánh cá. Ông quăng lưới ba lần mới bắt được một con cá vàng. Nó xin ông lão tha mạng và hứa nhất định sẽ trả ơn.

+ Về đến nhà, ông kể lại cho vợ nghe. Nghe xong, mụ vợ đã bắt ông ra biển nhờ cá vàng giúp cho năm điều ước.

+ Điều ước thứ nhất, mụ đòi một cái máng lợn mới.

+ Điều ước thứ hai, mụ đòi một căn nhà rộng.

+ Điều ước thứ ba, mụ đòi làm Nhất phẩm phu nhân.

+ Điều ước thứ tư, mụ đòi làm Nữ hoàng.

+ Điều ước thứ năm, mụ muốn trở thành Long Vương cai trị mặt biển. Tuy nhiên, với lần ước thứ năm này, mụ vỡ đã gặp quả báo khi quyền lực, sự giàu sang đều biến mất.

– Các nhân vật chính trong câu chuyện là: ông lão, cá vàng và mụ vợ.

+ Đặc điểm về tính cách của từng nhân vật.

* Ông lão: là người tốt bụng, trung thực, thật thà, thương vợ nhưng lại quá nhu nhược.

* Mụ vợ: độc đoán, xấu xa, tham lam và đam mê của cải quyền lực.

* Cá vàng: sống trọng tình nghĩa, thông minh, tốt bụng và kiên cường, không chịu khuất phục trước những kẻ tham lam.

– Các chi tiết, yếu tố kỳ ảo có trong truyện là:

+ Các vàng bị mắc lưới và xin ông lão tha mạng, còn hứa ban cho điều ước.

+ Mỗi lần được ông lão gọi, cá đều ngoi lên khỏi mặt biển.

+ Mọi điều ước của mụ vợ dù có to lớn như thế nào vẫn được cá vàng thực hiện.

=> Tác dụng: Những chi tiết kỳ ảo này giúp cho câu chuyện kể lại nhưng không khô khan, nhàm chán mà rất sống động, đặc sắc và cuốn hút người đọc.

– Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua câu chuyện:

+ Những người sống trên đời tốt bụng, thật thà, biết giúp đỡ người khác sẽ nhận được sự may mắn.

+ Còn những ai sống tham lam, độc ác sẽ phải chịu một quả báo xứng đáng.

– Bài học các em đã rút ra từ câu chuyện:

+ Muốn được nhận những điều tốt đẹp thì chúng ta phải sống trung thực, biết giúp đỡ mọi người xung quanh. Không nên sống tham lam, ích kỷ.

+ Chúng ta còn phải biết lý trí, không được nhu nhược, không được để kẻ khác lợi dụng.

b) Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 11:

Đọc trước truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng, em hãy tìm hiểu thêm về tác giả A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (Aleksandr Sergeyevich Pushkin).

TRẢ LỜI:

– Tiểu sử:

+ A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Puskin (1799-1837). Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc đam mê thi ca, văn học. Vì thế, từ nhỏ Puskin đã rất thích làm thơ.

+ Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ nước Nga đang chịu ách thống trị đầy hà khắc của chế độ nông nô chuyên thế.

+ Puskin là nhà thơ tiên phong cho phong trào văn học hiện thực ở Nga thế kỷ XIX.

– Sự nghiệp văn học:

+ Đóng góp của Puskin cho nền văn học Nga và thế giới: Puskin có đóng góp trên rất nhiều thể loại, nhưng cống hiến vĩ đại nhất của ông vẫn là dòng Thơ trữ tình với hơn 800 bài và 13 bản trường ca bất hủ. Vì thế mà Pông được gọi với cái tên “Mặt trời của thi ca Nga” 

+ Các tác phẩm của Puskin chủ yếu hướng ngòi bút vào tâm hồn khao khát một cuộc sống hạnh phúc, yêu tự do, yêu hòa bình của nhân dân Nga. Biêlinxki đã từng khẳng định rằng Puskin là “bộ bách khoa toàn thư của hiện thực đời sống Nga nửa đầu thế kỉ XIX”.

+ Puskin có đóng góp quan trọng trong việc xây dựng cũng như phát triển ngôn ngữ văn học Nga hiện đại sau này.

2. Đọc hiểu

a, Trong khi đọc

  • Câu hỏi 1 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 11:

Các chi tiết nào cho biết hoàn cảnh sống của ông lão và cách ông lão cư xử với cá vàng?

TRẢ LỜI:

– Các chi tiết cho biết hoàn cảnh sống của ông lão là:

+ Sống trong một túp lều rách nát ở ven bờ biển.

+ Ngày ngày, chồng đi đánh cá, vợ ở nhà kéo sợi.

+ Cuộc sống nghèo khổ và khó khăn.

– Các chi tiết cho biết cách ông lão cư xử với cá vàng là:

+ Ngạc nhiên nhưng rồi cũng thả con cá xuống biển.

+ Trời phù hộ cho ngươi! Ngươi trở về biển khơi mà vùng vẫy. Ta không đòi hỏi gì cả, ta cũng chẳng cần gì cả.

=> Ông lão là một người rất tốt bụng, trung thực, không tham lam.

  • Câu hỏi 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 12:

Lần thứ nhất, bà vợ đã yêu cầu ông lão điều gì? Lúc này, cảnh biển thế nào?

TRẢ LỜI:

– Lần thứ nhất, bà vợ yêu cầu ông lão ra biển xin cá vàng một cái máng lợn mới.

– Lúc này, mặt biển êm ả gợn sóng.

  • Câu hỏi 3 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 12:

Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai có gì khác với lần thứ nhất? Hãy tiếp tục chú ý chi tiết tả cảnh biển trong phần này.

TRẢ LỜI:

– Đòi hỏi và thái độ của vợ ông lão ở lần thứ hai đã lớn dần so với lần thứ nhất. Bà vợ đòi một căn nhà rộng lớn.

– Lúc này, biển đã gợn sóng.

  • Câu hỏi 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 13:

Câu nào cho biết đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão? Cảnh biển có thay đổi gì so với lần trước?

TRẢ LỜI:

– Câu nói cho biết đòi hỏi mới và thái độ của vợ ông lão là:

+ Đồ ngu! Ngốc sao ngốc thế! Đòi một cái nhà thôi à? Đi tìm ngay con cá vào bảo nó rằng tao không muốn làm một mụ nông dân nghèo quèn, tao muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân kia.

– Cảnh biển đã nổi sóng dữ dội hơn so với lần trước.

  • Câu hỏi 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 13:

Lần này, người vợ lại có đòi hỏi gì? Cách cư xử của bà ta với ông lão như thế nào?

TRẢ LỜI:

– Lần này, người vợ lại đòi trở thành nữ hoàng.

– Cách cư xử của bà ta với ông lão vô cùng hống hách, tệ bạc, coi chồng như đầy tớ:

+ Xưng tao – gọi mày.

+ Bắt ông lão đi dọn chuồng ngựa.

+ Tát thẳng vào mặt chồng 

+ Sai người lôi chồng ra biển.

  • Câu hỏi 6 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 14:

Vợ ông lão muốn cá vàng làm điều gì? Tác giả đã tả cảnh biển trong phần này thế nào?

TRẢ LỜI:

– Vợ ông lão muốn cá vàng biến mụ ta trở thành đấng Long vương tối cao ngự trên mặt biển để bắt cá phục vụ, hầu hạ theo sở thích của mụ ta.

– Lúc này, cảnh biển: nổi sóng ầm ầm.

  • Câu hỏi 7 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Quan sát bức tranh để hiểu nội dung được nói tới trong đó, nét mặt ông lão và bà vợ thể hiện điều gì?

TRẢ LỜI:

– Bức tranh diễn tả lại khung cảnh mụ vợ bắt chồng đi xin cá vàng điều ước thứ năm nhưng không thành hiện thực. Mụ vợ từ nữ hoàng biến thành người đàn bà nghèo túng ngồi cạnh cái máng lợn sứt.

– Nét mặt ông lão ngạc nhiên, còn nét mặt của bà vợ thì buồn rầu, tuyệt vọng.

b, Sau khi đọc

Câu 1 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Hãy liệt ra vở những chi tiết thể hiện sự đòi hỏi, thái độ, hành động của vợ ông lão đánh cá; phản ứng của ông lão đánh cá và trạng thái của biển trong các phần 2, 3, 4, 5, 6 theo gợi ý sau.

TRẢ LỜI:

Câu 2 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Từ bảng thống kê trên, em có nhận xét gì về tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá?

TRẢ LỜI:

– Từ bảng thống kê trên, em nhận thấy tính cách của vợ ông lão đánh cá và ông lão đánh cá là:

+ Vợ ông lão đánh cá: tham lam, độc ác, bạc tình bạc nghĩa.

+ Ông lão đánh cá: thật thà, tốt bụng, không ham quyền lực nhưng quá nhu nhược, yếu mềm.

Câu 3 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng như thế nào? Theo em, sự thay đổi đó có ý nghĩa gì?

TRẢ LỜI:

– Cảnh biển trong mỗi lần ông lão ra gọi cá vàng thay đổi theo chiều hướng nổi giận, dữ dội, mù mịt dần:

+ Lần 1: biển gợn sóng êm ả.

+ Lần 2: biển bắt đầu nổi sóng.

+ Lần 3: biển nổi sóng dữ dội.

+ Lần 4: biển nổi sóng mù mịt.

+ Lần 5: biển nổi sóng ầm ầm.

– Theo em, sự thay đổi này đã thể hiện sự nổi giận của thiên nhiên, hay chính là của tác giả đối với sự tham lam, quá đáng của mụ vợ.

Câu 4 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Bài học em rút ra từ câu chuyện này là gì?

TRẢ LỜI:

– Những bài học em rút ra từ câu chuyện này là:

+ Trong cuộc sống, chúng ta không nên quá tham lam, ham mê quyền lực và sự giàu sang. Thay vào đó, hãy biết thỏa mãn, tận hưởng những niềm vui bản thân đang có được.

+ Nếu quá tham lam và độc ác, ắt có ngày gặp báo ứng.

+ Thật thà, tốt bụng là tốt nhưng tuyệt đối không được nhu nhược, làm mọi điều người khác sai khiến.

Câu 5 SGK Ngữ văn 6 tập 2 – trang 15:

Hãy nêu lên một điểm giống và một điểm khác nhau nổi bật của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng (Puskin) và truyện cổ tích dân gian (Gợi ý: tìm điểm giống và khác về tác giả; yếu tố hoang đường, kỳ ảo; kiểu nhân vật;…).

TRẢ LỜI:

– Điểm khác nhau:

+ Truyện cổ tích dân gian được truyền miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

+ Truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng do nhà văn nước Nga sáng tác.

– Điểm giống nhau:

+ Các nhân vật đều được xây dựng theo mô típ: ở hiền gặp lành, ác giả các báo.

+ Cả hai cùng sử dụng rất nhiều các yếu tố hoang đường, kỳ ảo.