Bài thơ Viếng Lăng Bác được viết khi đất nước đã hòa bình. Bác Hồ là vị anh hùng, người tài năng vĩ đại của dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài hay, thu hút nhiều tác giả trong văn học và thơ ca. Bác là nguồn cảm hứng bất tận, truyền đạt ý nghĩa đa dạng khác nhau. Có thể nói, ý nghĩa nhất là bài thơ Viếng Lăng Bác của tác giả Viễn Phương. Cùng phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương để thấy sự tôn kính, nể phục của tác giả đối với bác Hồ vĩ đại.

Phân tích chi tiết bài thơ Viếng Lăng Bác

Viễn Phương từ Miền Nam ra Bắc thăm Bác Hồ
Hình ảnh mô phỏng nhà thơ Viễn Phương từ Miền Nam ra Bắc thăm Bác Hồ

Viễn Phương là nhà thơ nổi tiếng, ông viết thơ từ khi khách mạng còn tồn tại. Khi hòa bình lập lại, Viếng Lăng Bác là tác phẩm đặc sắc nhất của ông viết về bác. Bài thơ là cả niềm thương nhớ, cảm xúc, sự nhớ nhung của tác giả dành cho vị lãnh tụ đất nước. Cơ hội ông về thăm lăng bác từ phương xa, cảm xúc ông dồn về một khoảnh khắc. Mở đầu bài thơ, tác giả giới thiệu về địa điểm, hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương để thấy sự tôn kính mà tác giả dành cho người. Viễn Phương dùng ngôn ngữ thơ tương tự như thoại, ngỡ rằng như ông đang nói chuyện cùng bác Hồ. Ông chào bác với tất cả chân tình, lời thơ giản dị nhất. Viễn Phương sinh sống ở Miền Nam, nhưng quyết ra Hà Nội để viếng bác, phải đợi đến đất nước độc lập hoàn toàn. Tác giả dùng từ “Miền Nam” nhằm tô điểm thêm khoảng cách xa ngàn dặm, nhưng ông vẫn phải đi bằng được. Người dân cả nước biết ơn công lao của bác, Miền Nam cũng là một phần của tổ quốc.

Tác giả nói đến hàng tre giản dị, mọc nối tiếp nhau, dọc lối đường đi. Xung quanh lăng bác được bao phủ bởi hàng xe xanh, sương sáng sớm đọng lại trên mỗi lá. Cây tre là biểu tượng của Việt Nam, là chông, giáo, mác để đánh đuổi giặc. Tác giả bỗng cất lên “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam”, thật đẹp đẽ và hùng vĩ. Dù thời tiết có như thế nào, cây tre vẫn kiên cố, hiên ngang đứng vững, đúng như hình ảnh người dân Việt Nam:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…

Khổ thơ tiếp theo, tác giả đi sâu vào lăng bác để ngắm nhìn kỹ hơn. Tại nơi tôn nghiêm, tĩnh lặng, đầy cảm giác luyến lưu ấy, tác giả nghĩ đến mặt trời sáng. Mỗi ngày “mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời của tự nhiên, hoạt động theo quy luật vốn có. Mặt trời ấy làm cho lăng bác thêm rực rỡ, sưởi ấm, soi sáng cho vị lãnh tụ dân tộc. Tác giả cũng thấy được một “mặt trời trong lăng rất đỏ”, đây là câu thơ ẩn dụ đặc biệt. “Mặt trời” trong lăng ở đây chính là bác Hồ, người còn tỏa sáng hơn cả cái của thiên nhiên, chiếu rõ đường đi, nước bước cho tổ quốc.

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương - Việt Phương tỏ lòng tôn kính, yêu mến bác
Việt Phương tỏ lòng tôn kính, yêu mến bác Hồ- Vị cha già dân tộc Việt

Chỉ khi phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương, ta mới hiểu tấm lòng thành mà tác giả luôn có. Viễn Phương đã quan sát được tại lăng bác, hàng ngày “dòng người” đến đây tưởng nhớ đến người. Số lượng người vào viếng thăm bác trải dài, phải xếp hàng và đi trong trật tự, im lặng. Chính sự kính trọng, nể phục, thương tiếc của người viếng thăm, đã kết nên một tràng hoa. Dòng người chính là tràng hoa, nối tiếp đến vô tận, gửi tặng đến bác. Tác giả hòa vào dòng người ấy và tiến từ từ vào dâng hương người.

Ở đây tác giả nói “dâng bảy mươi chín mùa xuân” chính là tuổi thọ của bác. Suốt một đời của chủ tịch Hồ Chí Minh, người dành hết cho tư tưởng cứu nước, giành lại độc lập. Tác giả ca ngợi sự hy sinh, tình yêu của bác đối với đất nước Việt Nam. Cả một đời người chưa từng dành riêng cho bản thân hay gia đình. Đến lúc người mất đi, cả một tổ quốc Việt Nam đều thương tiếc. Viễn Phương tiến sâu vào lăng bác, ông đã tận mắt thấy người cha già kính yêu của tổ quốc:

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.

Hình ảnh đầu tiên mà tác giả thấy là ngỡ như bác đang chìm trong giấc ngủ ngàn thu. Một đời bác dành cho công cuộc cứu nước, bây giờ người đã thành công và chìm vào giấc ngủ để yên nghỉ. Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh, hạn chế bớt sự thương tiếc đến người. Xung quanh nơi Bác nằm là một “vầng trăng” soi sáng, thực tế là ngọn đèn tỏa nhẹ nhàng, để bác có thể ngủ ngon. Ánh đèn soi quanh nơi bác ngủ, cũng là vầng trăng soi sáng ngoài kia. Khi còn sống, bác là người yêu thiên nhiên, ánh trăng, luôn có trong thơ ca của người.

Việt Phương bỗng cất lên một giọng thơ mãnh liệt với câu “vẫn biết trời xanh là mãi mãi” nhưng sao bác lại ra đi. Tại sao bác lại không giống như bầu trời xanh kia, luôn trường tồn mãi mãi như thiên nhiên. Đây như là một lời trách móc mà tác giả thầm nghĩ, tỏ lòng tiếc nuối sâu sắc. Dẫu tác giả biết rằng, sinh ra và chết đi là quy luật, nhưng ông vẫn thấy đau đớn. Việt Phương cảm giác “nhói trong tim” như mất đi một tình yêu chân thật, vĩnh cửu. Cảm xúc của ông như bị đè nén bấy lâu nay, đến khi gặp bác lại dâng trào mãnh liệt.

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa ngát hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Hàng tre bên lăng bác thật đẹp mắt, giản dị
Mô phỏng hàng tre bên lăng bác thật đẹp mắt, giản dị lạ thường

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương để thấy khát khao được phục vụ, bên cạnh bác của tác giả. Hết hôm nay, ngày mai tác giả phải rời đi, xa nơi người cha già đang ngủ. Trở về Miền Nam xa cách hàng ngàn cây số, để tiếp tục cuộc sống. Việt Phương thầm nghĩ chưa biết khi nào mới có thể quay trở lại, thăm bác lần nữa. Vì vậy, ông đã thốt lên những câu thơ thật sống động, thể hiện khát khao mãnh liệt. Dòng lệ ông tuôn rơi, lòng quặn thắt lại. Điệp từ “muốn” được nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhằm nhấn mạnh sự khát khao của ông. Tác giả “muốn làm chim hót”, “đóa hoa”, “cây tre” để có thể ở bên cạnh bác mãi mãi.

Nhịp thơ ở khổ cuối nhẹ nhàng nhưng sâu lắng, làm lay động lòng người. Tác giả muốn chậm lại để thêm thời gian với bác, không muốn rời xa chút nào. Phần kết bài thơ, cây tre Việt Nam lại xuất hiện, như một biểu tượng tại lăng bác. Đây là loài cây đại diện cho tinh thần dân tộc, kiên cường, bất khuất. Việt Phương muốn hóa thành cây tre để được ở bên cạnh, trung thành với bác. Qua đó, tác giả nói đến lòng tự hào, niềm tin và trung thành với người.

Bài thơ Viếng Lăng Bác đem lại cảm xúc đặc biệt cho người đọc, có cả nước mắt thương nhớ. Một chuyến thăm của tác giả Việt Phương đã nói lên hết nỗi lòng mình, chứa đựng vô vàn tình cảm, quý trọng. Thể hiện sự kính trọng, tiếc nuối trước sự ra đi của bác, lòng thương yêu của người dân Miền Nam luôn hướng về.

phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương
Hình ảnh Lăng Bác trong ngày đất nước đã độc lập tự do

Kết bài

Phân tích bài thơ Viếng Lăng Bác của Viễn Phương để thấy hình ảnh bác luôn tồn tại trong lòng mỗi người chúng ta. Tuy bác đã ra đi, nhưng đối với người dân Việt Nam, người luôn sống mãi. Người là chị cha già đáng kính, tấm gương soi sáng cho thiếu nhi. Tấm lòng, tài năng và phẩm chất tươi đẹp của người sẽ luôn được ca ngợi, tôn vinh.