Hình tượng người phụ nữ được rất nhiều nhà văn khai thác và chọn làm đề tài trong văn học. Nguyễn Minh Châu cũng là một trong những tác giả thành công với đề tài này với tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Trong truyện, hình ảnh người đàn bà làng chài như hiện thân cho người phụ nữ lam lũ với phẩm chất tốt đẹp. phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài qua các luận điểm trong bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta thấu hiểu hơn về điều này.
Sơ lược và Nguyễn Minh Châu và truyện Chiếc thuyền ngoài xa
Nguyễn Minh Châu là nhà văn thiên về cái đẹp. Cả cuộc đời ông dường như đã dành để đi tìm những thứ giá trị được ẩn giấu sâu bên trong. Với tài năng và con mắt nhìn độc đáo, ông đã cho ra đời rất nhiều tác phẩm vô cùng đặc sắc. Trong đó tiêu biểu nhất là Chiếc thuyền ngoài xa.
Truyện Chiếc thuyền ngoài xa được sáng tác trong hoàn cảnh đất nước đang đổi mới. Lúc này, cuộc sống của con người có rất nhiều mặt trái khiến bất kỳ ai khi rơi vào cũng cảm thấy băn khoăn. Năm 1985, truyện được in trong tập Bến Quê. Đến năm 1987, truyện được in lần nữa trong tuyển tập truyện cùng tên.
Tìm hiểu, phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài
- Luận điểm 1: Tên tuổi của người đàn bà hàng chài
Đọc truyện, chúng ta sẽ thấy xuất hiện rất nhiều nhân vật. Thế nhưng, hình ảnh người đàn bà làng chài là xuất hiện nhiều hơn cả. Đây cũng là nhân vật trung tâm góp phần làm nên thành công của câu chuyện.
Người đàn bà ấy không được gọi với cái tên cụ thể. Tác giả chỉ dùng từ “mụ” để gọi hoặc gọi chung là “người đàn bà làng (hàng) chài“. Con người ấy không hề có tuổi và là người vô danh không cụ thể. Mặc dù chỉ đề cập như hình tượng chung nhưng tác giả đã tập trung vào số phận. Qua đó, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn thời cuộc lúc bấy giờ và vai trò của người đàn bà ấy.
- Luận điểm 2: Người đàn bà làng chài được miêu tả qua vóc dáng và ngoại hình
Người đàn bà ấy không có tên nhưng lại được miêu tả về vóc dáng và ngoại hình cụ thể. Qua câu chuyện của nhiếp ảnh gia Phùng, chúng ta đã thấy được người đàn bà vùng biển quen thuộc với vóc dáng cao lớn cùng đường nét thô kệch. “Mụ rỗ mặt khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt dường như đang buồn ngủ“. Những từ ngữ sử dụng vô cùng gần gũi đã cho chúng ta thấy được hình tượng người phụ nữ đầy khổ sở và nhọc nhằn.
Chưa dừng lại ở đó, người đọc còn cảm thấy ám ảnh hơn khi chứng kiến những chi tiết như “tấm áo bạc phếch có miếng vá, nửa thân dưới ướt sũng“. Những chi tiết này đã phần nào diễn tả cuộc sống khốn cùng của con người giữa biển mênh mông.
- Luận điểm 3: Số phận bất hạnh, đau khổ của người đàn bà hàng chài
Không chỉ miêu tả chân thật vẻ bề ngoài, nhà văn còn đi sâu về số phận và nỗi bất hạnh của nhân vật. Mặc dù bị chồng hằng học, mắng nhiếc nhưng vẫn cam chịu và nhẫn nhục. Đôi mặt của người đàn bà ấy như xoáy sâu vào tâm can của người đọc. Ánh mắt của chị hiện lên đây sự ai oán nhưng vẫn ẩn chứa tình yêu thương của những đứa con. Mặc dù “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” thế nhưng người phụ nữ ấy vẫn chịu đựng “không hé răng một lời“. Hình ảnh của chị được diễn tả vô cùng nhỏ bé “mụ ngồi ghé vào mép ghế và cố thu người lại”. Cuộc sống quá nặng nề và khổ cực đến đáng sợ.
- Luận điểm 4: Vẻ đẹp tính cách và tâm hồn của nhân vật
Ẩn sâu đằng sau dáng vẻ thô kệch ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn và tính cách. Nhà văn đã thông qua mắt nhìn của nhiếp ảnh gia Phùng để khai thác một cách khách quan và tinh tế. Người đàn bà làng chài không chỉ giàu lòng vị tha, cứng cỏi mà còn rất yêu thương con. Bởi vì yêu thương các con nên sẵn sàng chấp nhận cuộc sống. Đối với người phụ nữ ấy “đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình“. Cho dù bị đánh đập nhưng vẫn cảm thông với những khó khăn của người chồng. Yếu tố này cho chúng ta thấy được sự thấu hiểu và tâm hồn sâu sắc của người phụ nữ.
Chưa dừng lại ở đó, người đàn bà ấy còn rất yêu thương con, thương chồng vô điều kiện không cần bất kỳ thứ gì. Niềm vui của chị đơn giản là “lúc được ngồi nhìn đàn con tối chúng nó ăn no“. Một người mẹ vì con có thể hi sinh và nhẫn nhịn tất cả. Cuộc đời bất hạnh không thể nào làm mờ đi những phẩm chất cao quý và đáng trân trọng của người phụ nữ.
Lời kết
Phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài để cảm nhận rõ được những con người có chung cảnh ngộ ở cái vùng biển ấy. Người phụ nữ sống cuộc đời đầy lam lũ với rất nỗi cam chịu số phận cũng bởi vì yêu thương chồng con. Đồng thời, tác giả còn mang đến những trăn trở về cuộc sống khiến người đọc phải suy nghĩ. Phản chẳng hình ảnh mà nhiếp ảnh Phùng chụp được còn ẩn chứa điều gì bên trong. Đó chính là cuộc sống với đầy những bất công mà ở đó, người phụ nữ luôn phải nhẫn nhục, cam chịu.