Tác phẩm:
Bài soạn Phò giá về kinh là bài thơ ngũ ngôn tứ tuyệt với các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ. Do Trần Quang Khải sáng tác. Bài thơ được ra đời lúc ông đi đón Thái Thượng Hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh thành Thăng Long
Tác giả
– Trần Quang Khải (1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vị vua Trần Thái Tông
– Giữ chức vụ Thượng Tướng – quan trọng trong triều đình
– Là người cầm quân thắng trận Nguyên – Mông, Hàm Tử, Chương Dương
– Văn võ song toàn
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN SOẠN PHÒ GIÁ VỀ KINH
Câu 1.
Em hãy căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược vè thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt ở chứ thích để nhận dạng thể thơ của bài “Tụng giá hoàn kinh sư” (bản phiên âm chữ Hán) về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần?
Trả lời:
Để soạn Phò giá về kinh được tốt nhất. Trước tiên ta phải tìm hiểu thể thơ ngữ ngôn tứ tuyệt là gì?
Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt là thể thơ truyền thống gồm 5 tiếng, 4 câu. Thể loại vận độc vận (kiểu gieo vần chơi thơ độc đáo) với nhịp lẻ là ⅔. Các thanh trong bài được viết theo bằng – trắc hoặc bằng – bằng hay trắc – trắc được gieo ở tiếng thứ 2 và thứ 4.
Ở bản phiên âm:
“Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan
Thái bình tu trí lực
Vạn cổ thử giang san”
Trong bản phiên âm này có 4 câu, mỗi câu 5 chữ
Các hiệp vần lái “an” trong câu 2 và câu 4 qua từ “quan” và “san”
Câu 2. Nội dung được thể hiện trong 2 câu đầu và 2 câu sau của bài thơ khác nhau như thế nào? Nhận xét về cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ?
Trả lời:
Bài thơ được chia bố cục làm 2 phần. Phần 1 là 2 câu đầu, phần 2 là 2 câu sau với nội dung hàm ý khác nhau.
Hai câu đầu mang ý nghĩa nói lên chiến thắng của quân và dân ta
Hai câu sau mang nội dung là khát vọng hòa bình, thịnh trị, không có chiến tranh hay xâm lược.
Nhân xét:
– Về biểu ý:
Tái hiện chiến thắng vang dội của quân ta trong trận chiến ở Chương Dương và Hàm Tử. Hai trận chiến này đã dấy lên niềm tin và lòng tự hào về dân tộc ta trong thời buổi bây giờ.
– Về biểu cảm:
Thể hiện cảm xúc được thể hiện sau bao năm tháng kìm nén về hòa bình. Bên cạnh đó, còn thể hiện tự tôn dân tộc, lòng tự hào với dân tộc, nòi giống của mình.
Câu 3. Cách biểu ý và biểu cảm của 2 bài thơ Sông núi nước Nam và bài soạn Phò giá về kinh có điểm gì giống nhau?
Trả lời:
Về biểu ý:
Cả 2 bài đều nói lên khí phách, quyết tâm bảo vệ chủ quyền dân tộc
Về biểu đạt:
Cả 2 bài đều toát lên tinh thần yêu nước, kiên cường bất khuất. Giọng điệu bài thơ hùng hồn, khoáng đạt.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi:
Theo em, cách nói giản dị, cô đúc của bài thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần?
Trả lời:
Cách nói giản dị trong câu thơ ngắn có tác dụng nói lên vấn đề quan trọng của đất nước. Đó là sự bình yên của đất nước, của dân tộc. Những chiến thắng vang dội của thời chiến hay những thành quả lớn lao của thời bình.