I – VĂN BẢN
Câu hỏi: Đọc đoạn trích và phân chia bố cục của đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
Trả lời:
Theo em, đoạn trích trên có thể được chia làm 2 phần như sau:
Phần 1 với nội dung chị Dậu chăm sóc tận tình, chu đáo cho chồng (từ đầu đến ăn ngon miệng hay không)
Phần 2 với nội dung là phân cảnh chị Dậu phản kháng (phần còn lại của đoạn trích)
II – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
Câu 1. Khi bọn tay sai xông vào nhà chị Dậu, tình thế của chị như thế nào?
Trả lời:
Tình thế của chị Dậu là cùng đường và khốn khổ khi bọn tay sai xông vào nhà
+ Chồng thì ốm tưởng chết. Bọn tay sai xông vào còn đòi đánh đập và đánh ngất anh Dậu do thiếu tiền nộp sưu đóng thuế
+ Chị đã phải bán chó, bán khoai, bán cả đứa con gái đầu lòng. Chạy tiền khắp nơi để nộp sưu cho chồng và em chồng – đã chết.
Câu 2. Phân tích nhân vật cai lệ trong tác phẩm Tức nước vỡ bờ. Em có nhận xét gì về tính cách của nhân vật này và sự miêu tả của tác giả?
Trả lời:
Phân tích nhân vật cai lệ
– Cai lệ là người đứng đầu nhóm lính lệ ở huyện đường. Nghề chính của hắn là làm tay sai, chuyên đi đánh người.
– Khi cai lệ vào nhà chị Dậu, chúng mang vẻ mặt hùng hổ và máu chiến
+ Gõ đầu roi xuống đất và quát lên
+ Giọng điệu của đám côn đồ cướp giật, đểu cáng trong xã hội
+ Chúng đánh người không nương tay, đánh đến khi người ta ngất đi. Không tha cho người khác dù họ đang bị ốm.
– Bản chất hung bạo, giọng điệu thú tính và tàn ác với một loạt các hành động xấc lược. Tát vào mặt chị Dậu, trợn ngược mắt quát tháo, sẵn sàng bịch vào ngực chị. Hắn không nghe lời van xin cầu khiến, giọng điệu hầm hè, ngang ngược.
Nhận xét về tính cách của nhân vật
Trong đoạn trích này, tác giả đã phần nào lên án bộ mặt thối tha của nhóm cầm quyền trong xã hội phong kiến. tiêu biểu là nhân vật cai lệ trong đoạn trích. Hắn là một kẻ hung bạo, dữ dằn, đàn áp và bóc lột người nông dân nghèo khổ. Một tên tay sai chính hiệu răm rắp nghe lời quan huyện, không có lòng thương người, tâm địa độc ác.
Câu 3. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu trong tác phẩm. Theo em, sự thay đổi thái độ của nhân vật chị Dậu có được miêu tả chân thực, hợp lý không? Qua đoạn trích này, em có nhận xét gì về tính cách của chị?
Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật chị Dậu:
– Ban đầu, chị tha thiết van xin, nài nỉ khất lại sưu thuế và tha cho chồng. Chị lễ phép, nâng cai lệ hơn vị trí của mình gọi “ông” xưng “cháu”. Thể hiện sự lễ phép, lịch sự
– Sau đó chị chống cự khi hắn không thương cảm mà còn bịch vào ngực chị và đánh anh Dậu
– Tiếp theo, chị phân trần bằng lí lẽ, cứng rắn với thái độ cảnh cáo. Xưng hô ngang bằng “ông” và “tôi”
– Tâm lý nhân vật chị Dậu được đẩy cao hơn khi hắn tát chị và đánh trói chồng chị. Mày trói chồng bà đi. Xưng hô mày – tao thể hiện sự thiếu tôn trọng, kinh thường tên cai lệ
– Đỉnh cao là chị đã đẩy ngã tên cai lệ và đánh người nhà lí trưởng ngã lăn ra đất.
Ý kiến của em về nhân vật chị Dậu
Theo em, nhân vật chị Dậu được miêu ta theo trình tự và diễn biến như vậy là hợp lý. Đúng tâm lí nhân vật với những lời lẽ từ mềm mỏng đến cứng rắn và phản kháng lại.
Đoạn trích này đã cho em thấy hình ảnh chị Dậu là một người phụ nữ tảo tần. Yêu thương chồng con, bảo vệ chồng con, đầy bản lĩnh và mạnh mẽ.
Câu 4. Em hiểu như thế nào về nhan đề Tức nước vỡ bờ đặt cho đoạn trích? Theo em đặt tên như vậy có thỏa đáng không? Vì sao?
Trả lời:
Tức nước vỡ bờ chỉ sự chịu đựng có giới hạn và khi quá giới hạn thì sự đấu tranh sẽ nổi lên. Có áp bức thì có đấu tranh
Theo em, chọn tên này cho đoạn trích là hợp lý. Rất phù hợp với diễn biến tâm lí nhân vật trong đoạn trích. Vì:
– Nhan đề là khắc họa toàn bộ diễn biến câu chuyện và tâm lí nhân vật qua từng phân cảnh
– Khi có áp bức ắt sẽ có đấu tranh đòi lại quyền lợi nhất là quyền được sống
Câu 5. Hãy chứng minh nhận xét của nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”
Trả lời:
– Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nói không sai. Sự áp bức khi đến tận cùng thì cần phải đấu tranh. Đúng với câu nói “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” cho dù đó là giặc ngoại xâm hay giặc nội xâm.
– Tâm lí nhân vật chị Dậu diễn biến quá tuyệt vời. Chị đã mềm mỏng, van xin, nài nỉ rồi chị cứng rắn sau cùng là phản kháng lại. Đánh nhau cả với đám cai lệ và lý trưởng để đòi lại quyền lợi chính đáng.
– Nghệ thuật khắc họa hình ảnh tương phản đối lập đã tạo ra những diễn biến tâm lí tuyệt đỉnh của người phụ nữ Việt nói chung và chị Dậu nói riêng.
Đám cai lệ thì lẻo khẻo, người ngợm như nghiện còn chị Dậu thì lực điền, khỏe mạnh và quyết liệt. Chị nhẫn nhục và chịu đựng bao nhiêu thì chúng ngang tàn và bạo động bấy nhiêu. Diễn biến đủ thời gian và quá sức chịu đựng thì sự đấu tranh và phản kháng sẽ nổi lên. Và chị đã đánh đám cai lệ và người nhà lý trưởng ra trò. Thật đáng khen.
Câu 6. Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng, với tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”. Em hiểu thế nào về nhận xét đó? Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ, hãy làm sáng tỏ ý kiến của Nguyễn Tuân?
Trả lời:
Theo em, sự việc khi đang đến đỉnh điểm và cao trào thì nó sẽ đi theo quy luật vốn có của nó đó là: Có áp bức thì có đấu tranh. Chỉ có đấu tranh để nổi dậy mới tìm lại được con đường và tự do cho mình.
Hình ảnh đó đã phần nào nói lên sức sống tiềm tàng của người nông dân trong xã hội. Họ dù nghèo khổ, thiếu tri thức nhưng họ cũng là con người và có quyền được sống. Hình ảnh đó cũng cho thấy, tác giả đã nhìn nhận ra sức mạnh tiềm tàng của nông dân. Hình ảnh này cũng đánh dấu cho cuộc đấu tranh sau này của dân tộc Việt Nam.
III – LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Một nhóm 4 em với sự giúp đỡ của thầy cô giáo hãy đọc diễn cảm có phân vai trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ?
Trả lời:
Đây là phần hoạt động nhóm. Các em hãy thực hiện theo sự phân công hoặc xung phong nếu thấy nhân vật có điểm tương đồng với mình. Hoặc, nếu em có giọng đọc diễn cảm phù hợp với lời thoại của nhân vật thì hãy tham gia đọc phân vai kết hợp với các bạn nhé!