Sau khi cùng nhau trải qua thời kỳ đại dịch Covid 19, những người con đất Việt mới càng thêm yêu tổ quốc, tự hào mang trong mình dòng máu con Rồng cháu Tiên, đặc biệt là những người dân xa xứ được đất mẹ Việt Nam đón trở về từ vùng dịch. Và rồi ai ai, cũng nhận ra nước Việt Nam đẹp vô cùng. Chẳng cần phải đi đâu xa, bởi mỗi góc trời trên dải đất hình chữ S này đều vô cùng tươi đẹp. Vẻ đẹp ấy đã đi vào thi ca từ ngàn đời này, được cha ông đúc kết kể cả trong chiến tranh bom đạn. Phân tích đoạn 2 Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng các bạn sẽ thấy rõ hơn về điều đó. Đây là tác phẩm nối tiếng của nhà thơ. Bởi tác giả không chỉ khắc họa tài tình vẻ đẹp vùng núi Tây Bắc mà còn là phẩm chất cao đẹp của những người lính.
Bài mẫu phân tích đoạn 2 Tây Tiến
Bài thơ này ông sáng tác vào năm 1948 ở Phù Lưu Chanh. Tác giả lấy cảm hứng sau sự kiện ông rời đơn vị cũ. Vì nhớ đồng đội, nhớ những kỷ niệm vào sinh ra tử, nhớ những chặng đường hành quân cùng nhau, Quang Dũng đã bất giác gửi gắm qua “Tây Tiến”. Cảm xúc riêng của nhà thơ nhưng cũng chính là xúc cảm chung của một thế hệ trẻ anh hùng:
Đoạn 2 đầy đủ như sau:
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa,
Kìa em xiêm áo tự bao giờ.
Khèn lên man điệu nàng e ấp,
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ.
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy,
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ?
Có nhớ dáng người trên độc mộc,
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa?
Tây Tiến thực chất là tên của đoàn quân mà Quang Dũng tham gia, được thành lập năm 1947. Quân đoàn này có nhiệm vụ chiến đấu ở vùng Tây Bắc với đa số là thanh niên tri thức ra đi từ Hà Nội. Toàn bộ tác phẩm được thể hiện với bút pháp lãng mạn kết hợp hình ảnh, ngôn ngữ, giọng điệu sáng tạo, sinh động đã bộc lộ sự nhớ nhung da diết của Quang Dũng về đồng đội, về sự mĩ lệ, hùng vĩ của núi rừng. Dường như, mọi kết tinh của hồn thơ Quang Dũng đã được lắng đọng lại trong tám câu thơ phác họa cảnh liên hoan ban đêm cùng gái bản và nét mộng mơ, độc mộc trên những con sông miền Tây. Quả thực, dấu ấn âm nhạc và hội họa được tác giả khắc họa nổi bật qua các kỷ niệm đẹp và buổi phân li.
Phân tích đoạn 2 Tây Tiến, người đọc như đang được tham gia vào đêm liên hoan thấm đượm tình quân và dân nơi sông nước miền Tây thơ mộng.
“Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu, nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
Bên cạnh những gian khổ nơi rừng thiêng nước độc, trong ký ức của nhà thơ Quang Dũng còn có cả thứ ánh sáng hội hè của những đêm cùng nhân dân vui chơi liên hoan. Nhà thơ khéo kéo dùng tư “bừng lên” kết hợp với hình ảnh sinh động “đuốc hoa” đã làm nổi bật lên không khí tưng bừng, sôi nổi của đêm lửa trại. Cả doanh trại khi ấy bỗng bừng sáng lên, lấp lánh như ánh pháo hoa lúc hòa bình. Đó cũng là lúc lời ca tiếng hát của dân bản cũng như các chiến sĩ reo vàng và hòa làm một. Câu hỏi cảm thám “kìa em xiêm áo tự bao giờ” thốt lên bộc lộ sự bất ngỡ, ngạc nhiên đến vui sướng của những chiến sĩ đoàn quân Tây Tiến.
Đã thật lâu lắm rồi, từ khi xa Hà Nội chiến đấu, đoàn lính Tây Tiến mới lại thấy các cô gái tươi trẻ. Mà hôm nay các cô còn lộng lẫy xiêm y truyền thống mang hình bóng của núi rừng nên các anh càng thích thú. Dường như, qua đây tác giả muốn khẳng định, các cô gái Tây Bắc ấy chính là trung tâm, là linh hồn của đêm hội. Sự e thẹn, mềm mại tình tứ, duyên dáng hiện rõ qua nét mặt, nụ cười và điệu múa của các cô.
Nhưng tất cả cái sự e ấp ấy lại hút hồn hút vía các chàng trai đến từ miền đồng bằng. Không dừng lại ở đó, tác giả còn mang vào đêm hội tiếng khèn réo rắt, rạo rực, khiến cảnh vật lẫn con người như bốc men say. Thiên nhiên, con người hòa quyện vào nhau như muốn “xây hồn thơ” trong trẻo, lãng mạn. Không khí của đêm liên hoan còn ngây ngất hơn bởi tiếng khèn rạo rực, réo rắt khiến cho cả con người, cảnh vật như bốc men say, trở nên phong phú, sinh động như muốn “xây hồn thơ” lãng mạn. Có thể nói, 4 câu thơ như phần nào thể hiện sự tinh tế, hồn hoa. Đó cũng chính là tâm hồn hào hoa, tinh tế của nhà thơ Quang Dũng.
Nếu 4 câu thơ trước, tác giả vẽ nên bức tranh ban đêm ở miền núi rừng Tây Bắc sôi động trong ánh lửa trại bập bùng thì 4 câu thơ sau lại đưa người đọc đến bức tranh về dòng sông miền sơn cước. Bức tranh ấy gợi lên một xúc cảm thật mờ ảo, mênh mang:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.”
Khi phân tích đoạn 2 Tây Tiến này, các bạn không khó nhận ra ngòi bút của nhà thơ không phải tả chi tiết mà chỉ gợi mở. Tác giả sử dụng một loạt những hình ảnh mờ ảo như “ chiều sương ấy”, “hồn lau”, “ nẻo bến bờ”, “ hoa đong đưa” kết hợp với cách hỏi cảm thán không cần lời đáp như “ có thấy”, “ có nhớ”…. Điều đó đã vẽ ra trước mắt độc giả một khung cảnh miền Tây thật nên thơ và ảo mộng. Những màn sương của thiên nhiên đang giăng mắc khắp nẻo không gian, hai bến bờ mang dáng vẻ hoang dại, lặng lẽ. Thế rồi, khi người chiến sĩ đang đắm mình trong cảnh đẹp đó thì trên sông bỗng xuất hiện dáng người uyển chuyển, nhẹ nhàng của cô gái Thái. Cô gái đang chèo thuyền độc mộc. Cảnh tưởng ấy sao giống như những bông hoa của núi rừng đang làm duyên làm dáng trên dòng nước. Con người và cảnh vật hòa hợp vào nhau, tạo nên sự thiêng liêng của tạo hóa, khiến núi rừng miền Tây đậm chất huyền thoại và cổ tích.
Qua những nét vẽ hư ảo của nhà thơ Quang Dũng, người độc có cảm tưởng như đang ngắm nhìn một bức tranh sở thủy hữu tình. Bảo quanh bức tranh là cảnh núi rừng trùng điệp, giữa bức tranh là cảnh sông nước đan xen với cảnh liên hoan tình quân dân rộn rang. Nếu không có một tâm hồn lãng mạn, một trái tim nhạy cảm biết yêu thương, một trí tuệ tài hoa, tinh tế, thì tác giả khó lòng tạo nên một tác phẩm đặc sắc như vật. Ngôn từ của ông có thể ghi dấu ấn trong lòng người đọc, bởi đó chính là cảm xúc, là sự rung động thật sử của tác giả. Đó là tình cảm chân thật, xuất phát từ trái tim trước vẻ đẹp thiên nhiên miền Tây cũng như nỗi nhớ đồng đội. Đi chiến trận, cuộc sống luôn treo đầu ngọn súng, việc tâm hồn được vui tươi, được có giây phút bình yên thấm đượm tình người như thế thật đáng quý. Có lẽ vì mỗi giây phút như vậy đều hiếm hoi nên nhà thơ mới xúc động đến thế, mới khéo léo vẽ nên bức tranh bằng lời như vậy!
Để phân tích đoạn 2 Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng hay không quá khó. Tuy nhiên các bạn cần phải vận dụng ngôn từ và dẫn chứng linh hoạt. Các bạn có thể thấy, tám câu thơ ở đoạn hai hoàn toàn không mang tới sự hy sinh chết chóc. Nó hoàn toàn là bức tranh thiên nhiên và con người miền Tây đầy kiều diễm và xinh đẹp. Chất hoạ, chất nhạc, sự mộng mơ của hồn người hòa hợp vào nhau tạo nên một tác phẩm thật hoàn hảo. Từng nét vẽ tranh bằng con chữ của nhà thơ thật uyển chuyển và độc đáo. Đó cũng chính là sự lãng mạn và tài hoa trong tâm hồn nhà thơ xứ Đoài này.