Xuyên suốt chiều dài lịch sử, nhiều vị lãnh đạo đất nước đã có những áng văn chương bất hủ. Mỗi tác phẩm đều mang ý nghĩ xã hội, lịch sử riêng. Mỗi tác phẩm đều ghi dấu ấn sâu đậm của người viết. Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn sẽ giúp bạn hiểu hơn về vị vua anh minh. Biết được một giai đoạn lịch sử đầy oanh liệt của dân tộc.
Mở bài chi tiết phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Nếu ai yêu lịch sử Việt Nam, chắc chắn sẽ không thể quên câu chuyện về vua Lý Thái Tổ. Ông tên thật là Lí Công Uẩn (974 – 1028). Ông quê ở châu cổ Pháp, nay là làng Đình Bảng (Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh). Từ nhỏ, ông đã được theo học thiền sư Thích Vạn Hạnh và Lý Khánh Văn. Ông tỏ ra là người sáng dạ, có tấm lòng bao dung, nhân ái. Sau khi phò vua Lê Đại Hành, ông lập nhiều chiến công hiển hách. Ông luôn nuôi chí lớn và một lòng yêu nước thương dân. Ngày đó, ông đã làm quan đến chức Tả thân vệ điện tiền chỉ huy sứ. Ông rất được lòng văn võ bá quan. Khi vua Lê Ngọa Triều băng hà, triều thần suy tôn ông làm vua. Danh hiệu là Lý Thái Tổ. Niên hiệu là Thuận Thiên.
Sau khi lên ngôi, ông ngẫm thấy kinh đô Hoa Lư không đủ lớn để dựng nước. Năm Canh Tuất (1010), vua Lí Thái Tổ viết bài chiếu dời đô. Ông bày tỏ ý định dời Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Hà Nội ngày nay). Chiếu khi đọc lên, làm nức lòng quần thần. Ai nấy đều nghe theo. Tương truyền rằng, khi thuyền vua đến gần chân thành thì thấy rồng vàng bay lên. Vua cho đó là điềm lành, nên đổi tên Đại La thành Thăng Long. Muốn biết bài chiếu ấy như thế nào mà có sức mạnh ghê gớm thế. Hãy xem bài văn mẫu phân tích chiếu dời đô của Lý Công Uẩn dưới đây nhé
Thân bài chi tiết phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
-
Luận điểm 1: Lập luận của Vua về việc nhất thiết phải dời đô
Mở đầu thiên đô chiếu, vua Lý Công Uẩn đưa ra một loạt dẫn chứng lịch sử. Ông nhắc lại sự việc dời đô của các triều đại thịnh hung nhất ở Trung Hoa. Ông viết: “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô”.
Sở dĩ nhà vua lấy ví dụ hai nhà Thương, Chu là vì cả hai đều đóng đô ở nơi trung tâm. Cả hai triều đại ấy đều tính kế muôn đời, mưu toan việc lớn. Những triều đại ấy cho rằng việc đó thuận với đất trời nên đổi. Và kết quả của việc đổi đó là vận nước phồn thịnh, trường tồn dài lâu. Ông viết: “Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh”.
Một lần nữa, ông khẳng định dời đô là cần thiết thông qua việc phê phán hai nhà Đinh, Lê. Nhà vua Lý Công Uẩn vạch rõ: “Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời”.
Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn đến đây, phần nào thấy rõ được sự tài tình của vua. Nhà vua đưa ra những cơ sở thuyết phục. Để triều thần thấy rằng việc này là hợp ý trời lòng dân. Chứ không chỉ riêng mình nhà vua mong muốn. Do đó, việc dời đô là cấp thiết và nên làm. Để con cháu muôn đời, các triều đại sau này đều được hưng thịnh. Nhất là khi nhà Lý lúc này mới làm chủ. Rất cần một nơi có linh khí hội tụ, có sức mạnh trời đất và lòng người để phát triển. Thiên đô chiếu ý nghĩa như thế, thuyết phục như thế, làm sao triều thần không nghe theo.
-
Luận điểm 2: Lột tả những lợi thế nổi bật của thành Đại La
Gắn bó với mảnh đất Hoa Lư đã lâu, không phải nhà vua không thấy được lợi thế nơi đây. Mà đơn giản, tầm nhìn của nhà vua rộng hơn. Nhà vua Lý Công Uẩn mưu cầu nghiệp lớn hơn, nên ông nhận ra thành Đại La tốt hơn cả. Đây từng là kinh đô cũ của Cao Vương. Về vị trí địa lý, đây là nơi trung tâm của đất trời. Theo kinh nghiệm phong thủy đời xưa, nơi có cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Nơi mà lưng dựa núi, trước mặt có sông là nơi đất lành, là địa linh. Hơn nữa, Đại La còn mang dáng dấp “rồng cuộn hổ ngồi”. Khiến ai ai cũng trầm trồ vì đẹp, vì có tương lai rộng mở. Đã thế, địa thế mặt đất lại bằng phẳng, rộng rãi, thoáng cao. Đặc biệt, cư dân nơi đây ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai, lũ lụt. Cộng thêm phong cảnh tràn đầy sức sống, tươi đẹp… Với hết sảy những lí do đó, có thể khẳng định, Đại La là thánh địa. Là nơi rất phù hợp để vương triều Lý định đô. Nhà vua khảng khái nói: “Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.
Những lý luận trên của nhà vua, càng cho thấy tấm lòng vì nước vì dân của ông. Vua Lý Công Uẩn không chỉ mong đất nước thái bình, muôn dân có cuộc sống ấm no hạnh phúc. Mà ông còn mong muốn khẳng định vị thế của dân tộc. Ông muốn cho các chư bang xung quanh thấy được sự bề thế, dung mãnh của Việt Nam thời bấy giờ. Đó chính là điểm đặc biệt trong nhân cách, tấm lòng và tầm nhìn của bậc hiền nhân.
-
Luận điểm 3: Lời tuyên bố hào sảng
Theo lịch sử ghi ghép, Chiếu thường dùng thể văn chính luận. Nó là mệnh lệnh của vua, ban bố đến quần thần, thiên hạ. Vì thế, chiếu thường khá khô khan, cứng nhắc, mang sắc thái ép buộc. Thường khi ai nhận chiếu, chỉ việc làm theo, không hỏi han thắc mắc. Tuy nhiên, trong thiên đô chiếu này lại khách. Để kết thúc, nhà vua đã tuyên bố sắc lệnh bằng câu hỏi: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”
Phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn tới đây càng thấy rõ tấm lòng đức độ cua thánh nhân. Ông tuyên bố dời đô theo một cách thật đặc biệt. Trước tiên, nhà vua nói ra ý định, mong muốn của bản thân. Nhưng không hề ép buộc dân chúng phải làm theo. Mà nhà vua hỏi lại ý kiến quần thần. Điều này chứng tỏ, nhà vua luôn xem trọng ý kiến của người khác. Ông gần gũi với bá quan văn võ. Nhà vua tôn trọng sự tự do dân chủ. Đến đây, ta chợt nhớ tới câu hỏi của Bác Hồ trên quảng trường Ba Đình sau này. “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là những câu hỏi thôi nhưng khiến cho mọi quần thần, mọi người dân kính phục. Càng khiến dân chúng thêm yêu vị vua, vị lãnh tụ tha thiết. Điều này chỉ có những vị thánh nhân hết lòng vì nước vì dân mới có được.
-
Luận điểm 4: Vẻ đẹp nghệ thuật trong án văn bất hủ
Thiên đô chiếu chỉ vỏn vẻn 245 chữ nhưng mang ý nghĩa lớn lao lịch sử. Đồng thời, chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc. Qua áng văn đó, giúp độc giả nhận ra một bậc hiền nhân với sự thông tuệ xuất sắc. Bằng những dẫn chứng xác thực, lập luận logic, chặt chẽ, tác phẩm vô cùng thuyết phục người nghe. Việc sắp xếp cácdẫn chứng từ các quốc gia hưng thịnh, đến việc trong nước lưu vong… Càng tạo ra sức lay động lòng người ghê gớm. Nhịp điệu câu văn biền ngẫu, kết hợp câu hỏi tu từ mang tới cho bản chiếu nhiều xúc cảm.
Kết bài chi tiết phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn
Quá trình phân tích Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, lần nữa khẳng định giá trị lịch sử to lớn. Nó thật sự xứng đáng là áng văn chính luận xuất sắc, mẫu mực cho mọi thời đại. Giống như các bản Tuyên ngôn độc lập hay Hịch tường sĩ. Các tác phẩm đều thể hiện tài đức của mỗi tác giả. Mỗi câu mỗi chữ được các bậc hiền nhân viết ta đều xuất phát từ tấm lòng vì nước vì dân. Và Lý Thái Tổ, Lý Công Uẩn cũng là một trong những vị vua anh minh như thế.