Mở bài bài văn phân tích truyện thánh gióng

Giới thiệu khái quát về truyền thuyết Thánh Gióng

Trước khi đi vào bài văn phân tích truyện thánh gióng ta cần biết khoảng thời gian mà truyền thuyết này xuất hiện.

Truyền thuyết là một thể loại văn học tự sự dân gian, thường lấy các sự kiện, nhân vật lịch sử có công với đất nước làm trung tâm và có xu hướng lí tưởng hóa nhằm thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân đối với với họ. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, có nhiều tác phẩm có chủ đề về đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước. Và “Thánh Gióng” là một truyền thuyết điển hình.

Truyền thuyết “Thánh Gióng” là một trong những tác phẩm về thời đại Hùng Vương. Qua truyện kể này, các thế hệ sau thấy được lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc ta phải đối mặt với nạn giặc xâm lược ngay từ buổi đầu. Đồng thời, cũng qua phẩm ta thấy được lòng yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

bai-van-phan-tich-truyen-thanh-giong1

Thân bài

Bài văn phân tích truyện thánh gióng chi tiết

Sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thánh Gióng

Thánh Gióng là hình tượng văn học với nhiều yếu tố thần kì, nhằm thể hiện ý thức về chủ quyền dân tộc, đồng thời thông qua Thánh Gióng, tác giả dân gian muốn gửi gắm ước mơ của nhân dân ta về một người anh hùng có khả năng chống lại giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước.

Trong quan niệm của người xưa, người anh hùng là người có sức mạnh phi thường, là người mà ông trời sai xuống để giúp đời, giúp người. Vì vậy, Thánh Gióng là một nhân vật kỳ lạ, suốt cả quá trình sinh ra và lớn lên. Ban đầu, cách mẹ Gióng mang thai đã khác thường. Đó là một ngày nọ ra đồng, bà thấy một vết chân rất to trên mặt đất, tò mò ướm thử. Không ngờ rằng về nhà bà mang thai. Nhưng không mang thai chín tháng mười ngày như quy luật sinh đẻ của con người, mẹ Gióng mang thai mười hai tháng. Qua bài văn phân tích truyện thánh gióng ta càng thêm khẳng định, sự mang thai kì lạ này là sự tưởng tượng của người xưa về một con người có sức mạnh như thần thánh.

Thêm một điều kỳ lạ, là Gióng đã lên ba tuổi nhưng không biết nói, không cười và cúng chẳng biết đi. Mẹ đặt đâu thì Gióng nằm đấy. Chi tiết kì ảo này đã tạo thêm sức hút cho câu chuyện. Nhưng bỗng một ngày, khi có tiếng loa rao của sứ giả, thì Gióng cất tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên của một cậu bé lại là thể hiện ý muốn đi đánh giặc. Tiếng nói đầu tiên về lòng yêu nước, mong ước đầu tiên là muốn đánh giặc cứu nước ấy chính là điều mà nhân ta muốn gửi gắm qua hình tượng chàng Gióng. Bởi là một người anh hùng, phẩm chất cao đẹp là ý thức trách nhiệm với nước, với dân.

Lúc này Gióng vẫn còn chưa biết đi, nhưng nằm ngửa trên chõng tre mà đòi ngựa sắt, soi sắt để đánh đuổi giặc thù. Và dù mới lên ba, khi giặc tới Gióng vươn vai một cái đã trở thành tráng sĩ dũng mãnh, mạnh mẽ nhảy lên mình ngựa, cứ thế một mình phi ngựa ra thẳng chiến trường. Như vậy, khi đi vào bài văn phân tích truyện thánh gióng ta thấy, khi cần có sức lực, có tầm vóc để đánh giặc cứu nước thì Gióng liền lớn nhanh như thôi, ăn bao nhiêu cũng không no, quần áo không kịp may để vừa người mặc.

Trong truyền thuyết có nói “Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông.” Đây là một cách nói cường điệu, nhằm làm nổi bật sự phi thường, thần thánh cho nhân vật mà dân gian yêu mến, gửi gắm niềm tin, ước mơ. Vì vậy, mẹ Gióng không nuôi nổi Gióng thì đã có bà con dân làng gom góp gạo thóc nuôi cậu, bởi ai cũng mong Gióng lớn nhanh để đi đuổi giặc cứu nước.

Như vậy qua bài văn phân tích truyện thánh gióng ta thấy, Gióng đã trở thành con của tất cả mọi người, của nhân dân. Điều này mang một hàm nghĩa cao đẹp, đó là một người đơn độc thì không thể nào cứu nước. Toàn dân phải đồng lòng, góp sức thì mới có thể chiến thắc giặc thù. Và như vậy, Gióng được nuôi dưỡng lớn lên trong lòng nhân dân, được nhân dân đặt niềm tin, ngưỡng vọng. Sức mạnh của chàng dũng sĩ Gióng chính là sự gom góp của gạo cơm và tình thương của dân làng, của quê hương.

bai-van-phan-tich-truyen-thanh-giong

Vì sao Gióng đã lên ba mà chưa biết nói, chưa biết đi, nhưng chỉ có tiếng gọi ra trận đánh giặc cứu nước là Gióng bắt đầu nói. Câu nói đầu tiên là đáp lại lời kêu gọi cứu nước của sứ giả. Chi tiết này được tác giả dân gian dụng công xây dựng nhằm biểu đạt ý nghĩa rằng, chính việc cứu nước cấp bách, lớn lao đã trở thành sức mạnh làm cho Gióng biết nói rồi vụt lớn. Bởi nếu không lớn lên, Gióng không thể cứu nước. Điều này cũng có nghĩa, để cứu lấy nước, dân tộc ta phải vươn mình phi thường như vậy.

Bài văn phân tích truyện thánh gióng cho thấy hình ảnh vươn vai của Gióng thực sự là một tượng đài bất hủ về hào khí, sức mạnh, sự trưởng thành và niềm tự hào dân tộc. Chúng ta là một dân tộc độc lập, khi lịch sử đặt ra vấn đề sống còn, chúng ta cần biết vương lên mạnh mẽ, trở thành một tầm vóc phi thường có thể tự thay đổi vận mệnh, khẳng định vị thế của mình. Chàng Gióng vươn vai một cái liền lớn nhanh như thổi chính là biểu tượng về sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Ý nghĩa của sự kiện Thánh Gióng bay về trời

Có thể nói, Thánh Gióng chính là nhân vật đại diện cho toàn dân. Những người dân chân chất, lặng lẽ lao động, sinh sống như hình ảnh Gióng lên ba không nói, không cười. Nhưng một khi nước nhà gặp gian nan, thì nhân dân luôn tự nguyện đứng lên chống giặc cứu nước. Và Gióng cũng vậy, chỉ cần nghe lời kêu gọi, cậu bé lên ba đã đáp lời trong lần mở miệng đầu tiên.

Khi giặc đã đến chân núi Trâu, mệnh nước đã lâm nguy, Gióng như chỉ chờ sứ giả mang đến nào ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để vươn lên và trở thành một tráng sĩ oai phong, đáng tự hào. Khi viết bài văn phân tích truyện thánh gióng ta hiểu đây là chi tiết được tác giả dân gian kế thừa hình tượng người anh hùng trong truyện cổ, nghĩa là phải khổng lồ, phải có sức mạnh như thần thánh. Như ta từng thấy Sơn Tinh cũng được hư cấu là một nhân vật khổng lồ. Và hành động vươn vai của Gióng đã thể hiện cho sự phi thường ấy. Vẻ oai phong của chàng dũng sĩ ngồi trên mình ngựa, ngựa thì phun lửa, cùng tiến ra chiến trường và hình ảnh Gióng quật giặc chết như rạ, soi sắt gãy chàng Gióng liền nhổ tre bên đườn tiếp tục đánh thể hiện rõ niềm tự hào về cuộc chiến chính nghĩa của nhân dân.

Với sức mạnh phi thường ấy, chàng Gióng đã đánh tan giặc Ân. Sau đó Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi sóc, chàng tráng sĩ cũng cởi bỏ lại áo sắp rồi cả người và ngựa bay lên trời. Qua bài văn phân tích truyện thánh gióng ta thấy, Gióng ra đời một cách kì lạ thì ra đi cũng mang yếu tố kì ảo. Bởi nhân dân muốn giữ lại và lưu truyền về người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử. Gióng không trở về để nhận bổng lộc của vua mà biến vào cõi hư không. Đuổi giặc cứu nước, cứu dân nhưng không màng phú quý, danh lợi. Và dù Gióng đã bay về trời, nhưng Gióng sẽ được khắc nhớ mãi trong lòng dân, hình ảnh, chiến công của Gióng còn lại mãi với dân tộc, với non sông. Gióng đã về trời, nhưng được vua phong là Phù Đổng Thiên Vương và được nhân dân tôn là Thánh. Đền thờ Thánh Gióng được lập ở quê hương của chàng để nhân dân muôn đời ghi nhớ công ơn.

Kết luận bài văn phân tích truyện thánh gióng

Trong truyền thuyết dân gian Thánh Gióng, Gióng là biểu tượng về người anh hùng có sức mạnh phi thường, đánh giặc cứu nước. Và Gióng cũng là hình tượng anh hùng đầu tiên đứng lên đánh giặc, đại diện tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. Gióng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng, của toàn dân tộc. Sự ra đời thần kì của Gióng chính là biểu hiện cho sức mạnh của tổ tiên ta trong buổi đầu dựng nước. Chính vì vậy, qua bài văn phân tích truyện thánh gióng có thể khẳng định, Thánh Gióng là hình tượng với vẻ đẹp rực sáng sẽ còn được nhắc với muôn đời con cháu.