Tú Xương sáng tác nên bài thơ Thương Vợ, nói về tình yêu gia đình, máu mủ. Tú Xương gây dựng hình ảnh người phụ nữ đảm đang, biết lo toan trong gia đình. Ông tôn vinh nét đẹp người phụ nữ truyền thống Việt Nam, giàu tình thương. Cùng phân tích Thương Vợ để thấy được tình yêu lớn lao, luôn chịu thương chịu khó của người vợ, người mẹ.
Phân tích chi tiết bài thơ Thương Vợ
Thương Vợ được tác giả Tú Xương viết theo hình thức thơ trữ tình. Trong thơ của ông, đều nói đến thực trạng xã hội, sự nghèo đói, và trách nhiệm con người. Sự nghiệp thơ văn của ông để lại nhiều giá trị cho đời. Giọng thơ của ông rất nhẹ nhàng nhưng mang ý nghĩa sâu sắc. Bài thơ Thương Vợ ca ngợi nét đẹp người phụ nữ, họ luôn mạnh mẽ, trách nhiệm, lo lắng cho gia đình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Phân tích Thương Vợ để thấy được sự hy sinh của người phụ nữ trong gia đình. Hai câu đầu giới thiệu về nhân vật Tú, bà quanh năm làm việc vất vả, buôn bán kiếm tiền lo cho chồng con. “Mom sông” là nơi nguy hiểm, dễ gây ra những tai nạn ngoài mong muốn. Cảnh buôn bán ở chợ, cửa sông, trôi nổi trên thúng, thuyền để kiếm sống. Bán ở bất cứ đâu, không giống như cửa hàng sang trọng, lớn như hiện nay. Vốn liếng bỏ ra chỉ có thể vài đồng, đủ để lo cho con cái, gia đình. Thế nhưng, một người phụ nữ chân yếu tay mềm, phải “nuôi đủ năm con với một chồng”. Năm người con được cộng thêm 1 người chồng, gánh nặng càng chồng chất.
Mặc dù chồng học hành, thi cử, đậu tú tài, nhưng chưa được việc lớn. Bà Tú phải làm để lo giày dép, ô Tây, mặc đẹp cho chồng nở mày nở mặt. Gánh nặng 5 người con được cân bằng 1 người chồng. Mở đầu bài thơ khá thu hút, nỗi cực khổ của phụ nữ càng lớn lao hơn. Bà Tú chỉ việc “quanh năm” làm việc, không có lấy 1 ngày nghỉ.
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Thân là phụ nữ, lặn lội, buôn bán, bon chen với đời thật cực khổ, đáng thương. Tuy nhiên, như vậy cũng chỉ mới đủ lo cho gia đình, không có của dư của để. Cuộc sống dù không thiếu thốn, nhưng để bà sống an nhàn thư giãn thì không cho phép. Tất cả gánh nặng trong gia đình đều một tay bà Tú lo toan, chăm sóc. Đáng ra, Tú Xương phải là người lo lắng, trụ cột gánh vác gia đình, nhưng ông lại không giỏi việc buôn bán như vợ. Bà Tú được ông ví là “thân cò” lặn lội cả đêm lẫn ngày, nơi sông nước lẫn trên bờ.
Thông qua việc phân tích Thương Vợ chúng ta mới hiểu được tấm lòng tác giả, và sự bất lực của ông. Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ, dùng hình ảnh người phụ nữ là thân cò. Dù mạnh mẽ đến mấy, bà Tú vẫn là phụ nữ, chắc hẳn bà từng tủi nhục, rơi nước mắt vì hoàn cảnh.
Một mình bà Tú thật tài giỏi, siêng năng, lúc mọi người nghĩ ngơi là bà vẫn làm việc. “Nơi quãng vắng” không một bóng người, chỉ có mình bà. Việc buôn bán thì kiếm được tiền nhưng vất vả vô cùng, đò đông hàng càng hiếm. Tú Xương tự cảm giác hổ thẹn, khi vợ lo toan mọi mặt, còn mình mãi vui chơi. Ông càng thương vợ hơn, thấu hiểu hơn những gì bà Tú trải qua. Thậm chí ông còn tự trách bản thân mình, đã không bảo vệ, lo lắng được cho vợ con:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công”
Tú Xương nói đến chữ duyên ở đây là duyên phận con người, ông ghi nhận vợ mình rất thiệt thòi. Duyên số đã đưa họ đến bên nhau, tuy nhiên nợ lại nhiều hơn gấp đôi “một duyên hai nợ”. Hạnh phúc, tình thương ông mang cho vợ không đủ bằng những gì bà đã hy sinh cho chồng con. Thế nhưng, bà Tú vẫn chấp nhận “âu đành phận”, không hề than vãn.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chồng hờ hững cũng như không”
Tú Xương tự trách mình “bạc” bẽo, ông nghiêm túc, chân thành tự nhận lỗi về mình. Ông nhấn mạnh hơn vai trò “bù nhìn” của mình trong gia đình, thật vô tích sự. Ông biết mình hờ hững, vô tâm, có chồng cũng như không, còn gánh nặng hơn. Thơ của ông thẳng thắn, chân thành nhưng cay độc. Ông nói đến đời, tự phản ánh chính mình, đường đời, danh phận, sự nghiệp đề lận đận.
Thơ Tú Xương trong tác phẩm “Thương Vợ” thể hiện nỗi xót xa, kính nể, tôn trọng. Ông dùng những vần thơ, ngôn ngữ giản dị, nhưng nội dung ý nghĩa, đậm chất ca dao. Độc đáo nhất và tác giả ví hình ảnh người đàn bà lam lũ như “thân cò” chăm chỉ kiếm ăn, gợi nên lòng thương, thấu hiểu của người đọc.
Kết bài
Phân tích Thương Vợ để thấy được hình ảnh đẹp nhất của người phụ nữ Việt Nam. Hình ảnh nhân vật được tác giả dùng nghệ thuật sáng tạo, mới lạ. Chính người phụ nữ, vợ ông trong chất thơ làm lay động người đọc. Tác phẩm truyền tải nội dung về trách nhiệm gia đình, cuộc sống của mỗi thành viên.