Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài Trang 184-193 Ngữ văn 11 Tập 1

HƯỚNG DẪN HỌC BÀI

Câu 1(Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài): Các mâu thuẫn cơ bản của kịch Vũ Như Tô được thể hiện như thế nào trong hồi V?

Trả lời:

Qua tấn bi kịch của Vũ Như Tô, tác giả đã đặt ra những vấn đề sâu sắc, có ý nghĩa muôn thuở giữa nghệ thuật với cuộc sống, giữa lý tưởng nghệ thuật cao siêu với lợi ích thiết thân và trực tiếp của nhân dân.

+ Mâu thuẫn cơ bản của kịch ở hồi V là hai mâu thuẫn:

– Mâu thuẫn trực trực tiếp đó là việc dân chúng đứng lên đấu tranh trống lại triều đình. Mâu thuẫn cơ bản là bắt nguồn từ việc vua quan sống sa đọa, ăn chơi thỏa thích mà đời sống người dân thì cùng cực, nghèo khổ. Mặc cho nhân dân phải chịu những cực khổ như thế nào vua vẫn trà đạp lên những công sức lao động của họ mà hưởng lạc.

– Mâu thuẫn thứ hai chính là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và về lợi ích thiết thực của việc xây Cửu Trùng Đài giữa mục đích của vua Lê Tương Dực và của Vũ Như Tô. Mâu thuẫn này đã đưa đến cái chết của Vũ Như Tô và Cửu Trùng Đài bị thiêu trụi.

Cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp I của hồi kịch cho thấy Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chỉ biết vì nghệ thuật, việc xây Cửu Trùng Đài ông coi đó là một sự cống hiến nghệ thuật cho dân chúng và ông không nghĩ rằng đằng sau là cả một tai họa dân chúng chịu cảnh lầm than. Mục đích nghệ thuật của ông mâu thuẫn gay gắt với quyền lợi thiết thực của dân chúng mà ông không nhận ra được. Ông quên đi mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống bởi vậy mà ông không thể hiểu điều Đan Thiềm nói. Còn đối với dân chúng sự vùng lên là tất lẽ bởi họ đấu tranh cho quyền lợi của họ, họ chỉ biết Cửu Trùng Đài là nguyên nhân, nguồn gốc dẫn đến việc cuộc sống của họ phải lầm than. Giữa Vũ Như Tô – một người nghệ sĩ có mục đích cao đẹp không có tiếng nói chung với nhân dân lao động.

→ Các mâu thuẫn cơ bản trên tác động qua lại, có quan hệ mật thiết với nhau

Câu 2(Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài): Phân tích tính cách, diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô và Đan Thiềm trong đoạn trích.

Trả lời:

*Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

– Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

– Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm.

*Tính cách và diễn biến tâm trạng của Đan Thiềm:

– Đan Thiềm là người mê cái đẹp.

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Câu 3(Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài): Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật cao siêu, thuần túy muôn đời và lợi ích thiết thân của nhân dân chưa được tác giả giải quyết dứt khoát. Điều đó, được thể hiện như thế nào ở hồi cuối cùng của vở kịch? Theo anh chị nên giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào?

Trả lời:

+ Mâu thuẫn giữa quan điểm nghệ thuật cao siêu, thuần túy của muôn đời và lợi ích của nhân dân trong đoạn trích vẫn chưa được giải quyết dứt khoát. Điều này được thể hiện ở phần cuối của vợ kịch. Quần chúng nổi dậy giết Vũ Như Tô, phá hủy Cửu Trùng Đài. Bản thân Vũ Như Tô bị giết nhưng vẫn chưa nhận ra sai lầm của mình. Vũ Như Tô không đứng về phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn hoàn thành công trình nghệ thuật. Chính tác giả cũng băn khoăn vì kết cục này.

+ Cần giải quyết mâu thuẫn đó như sau:

–  Giải quyết mâu thuẫn thứ nhất: Lê Tương Dực bị giết, Nguyễn Vũ – tự sát, đám cung nữ kẻ nổi loạn nhục mạ, bắt bớ

–  Giải quyết mâu thuẫn thứ hai: Nhà văn để cho Vũ Như Tô bị giết mà không hiểu tại sao. Đan Thiềm, Vũ Như Tô cùng Cửu trùng đài bị hủy diệt đã đặt ra một vấn đề lớn, vấn đề quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống.

=> Với đoạn trích này, Nguyễn Huy Tưởng đã giải quyết được phần nào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật vì con người. Người nghệ sĩ khi làm nghệ thuật phải chú ý đến điều đó.

Câu 4(Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài): Đặc sắc về nghệ thuật của kịch Vũ Như Tô được thể hiện qua đoạn trích?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện những đặc sắc về nghệ thuật kịch của Nguyễn Huy Tưởng:

– Thuộc thể loại bi kịch, tạo dựng được mâu thuẫn, nhưng không thể giải quyết được hết mâu thuẫn

– Nhân vật anh hùng có khao khát lớn lao

– Mâu thuẫn kịch tập trung dẫn đến cao trào, phát triển thành đỉnh điểm với những hành động kịch dồn dập đầy kịch tính.

– Ngôn ngữ kịch điêu luyện, có tính tổng hợp cao.

– Xây dựng nhân vật kịch đặc sắc, khắc họa rõ tính cách, miêu tả đúng tâm trạng qua ngôn ngữ và hành động.

– Lớp kịch trong hồi V được chuyển một cách linh hoạt, tự nhiên, logic, liền mạch tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.

LUYỆN TẬP

(Soạn Vĩnh biệt cửu trùng đài)

Trong lời đề tựa kịch Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”.

Bằng những hiểu biết về đoạn trích và về vở kịch, anh (chị) hãy phát biểu ý kiến của mình về lời tựa trên.

Trả lời:

+ Bài tham khảo

Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng là một vở bi kịch. Nhân vật chính là một người nghệ sĩ đầy tài năng và tâm huyết với khát vọng sáng tạo nghệ thuật mãnh liệt và chân chính. Trong lời đề tựa cho vở kịch, tác giả viết:

“Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết.

Cầm bút chẳng qua một vấn đề lớn, đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy của muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân. Vũ Như Tô là một tài năng nhưng chính vì không giải quyết được mâu thuẫn giữa nghệ thuật và cuộc sống, nên ông đã thất bại.

Phải chăng “bệnh Đan Thiềm” là bệnh đam mê nghệ thuật, phụng sự nghệ thuật? Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ chân chính, một người có tài và có tâm với nghệ thuật. Ông nghe theo lời khuyên của Đan Thiềm, nhận xây dựng Cửu Trùng Đài là vì mục đích nghệ thuật rất cao cả. Ông Vũ là người nghệ sĩ chỉ quan tâm đến nghệ thuật. Trong hồi kịch này, binh lính nổi dậy giết ông và phá hủy Cửu Trùng Đài. Vũ Như Tô chết đi nhưng ông vẫn không thể hiểu nổi tại sao lại như vậy. Ông không thể hiểu và không tin tâm huyết của mình đối với đất nước lại bị coi thường. Điều này được thể hiện ở cuộc đối thoại giữa Đan Thiềm và Vũ Như Tô ở lớp 1 của hồi kịch. Vũ không đứng về phía phe Lê Tương Dực nhưng vẫn muốn mượn uy quyền, tiền bạc của hắn để thực hiện hoài bão của mình.

Cuộc nổi loạn của binh lính, thợ thuyền là tất yếu. Bởi nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì dân chúng đâu đến nỗi lầm than cực khổ. Giữa Vũ Như Tô, người nghệ sĩ có mục đích nghệ thuật tốt đẹp và nhân dân lao động đã không có tiếng nói chung bởi người nghệ sĩ như ông Vũ không hiểu và không gì giải quyết được mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Chính Đan Thiên cũng nói “Khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng. Họ không phân biệt phải trái”.

Đan Thiềm và Vũ Như Tô là hai người tri âm tri kỉ, cùng có đam mê sáng tạo cái đẹp. Đan Thiềm là một người có tâm, bà kính trọng tài năng của Vũ Như Tô. Vì tấm lòng “biệt nhờn liên tài” ấy bà mới khuyên Vũ Như Tô mượn uy quyền và tiền bạc của Lê Tương Dực để xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật vĩnh cửu. Trước khi chết, bà đã nhận ra sai lầm của mình. Khi biết Cửu Trùng Đài không thành, bà đã thiết tha giục giã Vũ trốn đi, mong bảo vệ an toàn tính mạng cho Vũ. Nhưng Vũ lại quyết chết cùng Cửu Trùng Đài. Nhìn thấy Cửu Trùng Đài bị đốt, bà thốt lên đau đớn: “Đài lớn tan tành. Ông Cả ơi! Xin cùng ông vĩnh biệt!”

Cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều đáng thương, đáng trọng hơn là đáng trách. Họ là những người nghệ sĩ biết quý trọng tài năng và yêu nghệ thuật. Họ là những người có khát vọng cao quý, đó là xây dựng cho đất nước một công trình nghệ thuật lớn. Nhưng trong hoàn cảnh xã hội lúc đó, việc xây Cửu Trùng Đài là không đúng. Nghệ thuật không thể được xây dựng bởi máu và nước mắt của người lao động, không thể đứng trên sự sống của nhân dân. Nhà văn đã bộc lộ sự cảm thông và trân trọng của ông đối với hai con người tri âm tri kỉ và bất hạnh này.

Cao trào của mâu thuẫn thể hiện ở đoạn đối thoại giữa Vũ và Ngô Hạch cùng đám quân sĩ. Giữa họ không có tiếng nói chung. Đó là mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật thuần túy và lợi ích thiết thực của quần chúng nhân dân. Sự thất bại của Vũ Như Tô đã khẳng định chân lí, khi nghệ thuật mâu thuẫn với quy luật của cuộc sống, nghệ thuật khó tồn tại. Quần chúng nổi dậy giết Lê Tương Dực – tên hôn quân bạo chúa – là đúng, nhưng họ quên mất công sức của chính mình trong việc xây dựng Cửu Trùng Đài, quên mất ý nghĩa của công trình nghệ thuật nên đã phá hủy Cửu Trùng Đài và giết luôn cả người sáng tạo ra nó.

“Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải?”, Nguyễn Huy Tưởng vẫn băn khoăn về kết cục ấy. Bởi chân lí chỉ thuộc về Vũ Như Tô một nửa, còn nửa kia lại thuộc về quần chúng nhân dân. Nhưng với đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài, nhà văn đã giải quyết được phần nào mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống. Nghệ thuật đích thực phải thống nhất với quyền lợi của con người và vì con người. Đó là chân lí không bao giờ thay đổi.