Xuân Quỳnh là một trong số ít nhà thơ viết về tình yêu tuổi trẻ trong thời kỳ giặc xâm lược. Tình yêu của các cặp đôi thời bấy giờ thiêng liêng, cao cả, đáng trân trọng nhất. Trong thời điểm cả nước gồng mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Xuân Quỳnh viết nên bài ca về tình yêu thật đẹp. Cùng phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh để thấy tình yêu cháy bỏng, nồng nàn, lay động cả thiên nhiên.
Phân tích chi tiết bài Sóng của Xuân Quỳnh
Thơ của Xuân Quỳnh dùng những từ ngữ gợi hình, mang vẻ đẹp cuốn hút. Với những hình ảnh rất giản dị đời thường, chúng ta thấy tác phẩm có vần thơ thật đằm thắm. Hai hình tượng chủ chốt trong bài thơ là sóng và em. Chúng ta thường thấy sóng ở bờ biển, bờ sông, tuy nhiên trong tác phẩm còn có ý nghĩa bóng xa xôi. Sóng ở đây là nỗi lòng, tâm hồn, tình yêu trong trái tim nhân vật nữ. Xuân Quỳnh lấy hình ảnh sóng để miêu tả về các cấp độ của người con gái trong tình yêu. “Em” ở đây chính là tác giả, cô bày tỏ nỗi lòng vào bài thơ một cách chân thực nhất.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Mở đầu bài thơ, tác giả kể về hình ảnh sóng và em, luôn tồn tại song song, liên quan đến nhau. Có lúc sóng tách rời, nhưng cũng có thời điểm hòa nhập vào cùng nhân vật em. Bài thơ được tác giả mượn hình ảnh sóng biển và em để nói lên nỗi lòng mình. Hai câu thơ trên, tác giả nói về tốc độ đập vào bờ cửa sóng, vừa ồn ào nhưng cũng lặng lẽ. Sóng liên tục đập vào bờ không ngừng nghỉ, không cần một lý do nào. Đây cũng chính là tấm lòng, tình yêu của người con gái, luôn mãnh liệt, đắm đuối vào mối quan hệ đó. Họ mạnh mẽ nhưng cũng thẹn thùng, rụt rè, không dám mở một lời nào.
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Chỉ khi Phân tích bài Sóng, chúng ta mới thấu hiểu tâm trạng, khát khao của tác giả. Tiếp theo, Xuân Quỳnh gợi về sự chung tình của một người con gái, luôn trước sau như một. “Ôi con sóng ngày xưa” và mãi mãi như vậy về sau, không hề thay lòng đổi dạ. Trái tim của người con gái đang yêu luôn thổn thức, mang trong mình tâm trạng “bồi hồi”. Tình yêu tuổi trẻ luôn là thời điểm đẹp nhất, họ dành tất cả suy nghĩ, lý trí cho người mình yêu.
Đứng trước một không gian bao la của biển lớn, sóng cứ luôn vỗ vào bờ, người con gái cảm giác hoang mang. Cô nghĩ về bản thân, về chàng trai, thế giới bao la kia và lại càng rối bời hơn. Cô tự đặt cho mình một câu hỏi tu từ “từ nơi nào sóng lên?”, cũng chính là thắc mắc tại sao lại có tình yêu của hai người.
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Xuân Quỳnh lại tiếp tục tự mình trả lời “sóng bắt đầu từ gió”, thế nhưng cô lại không biết từ đâu gió đến. Gió và sóng vốn là quy luật, hiện tượng của thiên nhiên, cô thắc mắc và không thể tự trả lời được. Cô gái không lý giải được hiện tượng của thiên nhiên cũng như tình yêu đang rạo rực trong lòng, vốn từ đâu mà có? Tình yêu là một loại tình cảm thiêng liêng nhất, khó mà lý lải được lý do vì sao trái tim lại rung động. Bạn không thể ngăn được tình yêu bằng lý trí, hay bất cứ việc làm gì. Tác giả thốt lên “em cũng không biết nữa”, tình yêu là vậy, đến rất bất ngờ.
Phân tích bài Sóng để thấu hiểu nỗi lòng người con gái đang yêu. Tình yêu của người phụ nữ là xuất phát từ tận đáy tâm hồn, chân thực nhất. “Con sóng dưới lòng sâu” chính là nỗi đau quặn thắt trong lòng tác giả đang dậy sóng. “Con sóng trên mặt nước” là nỗi nhớ nhung trong tâm trí cô gái. Sóng cứ liên tục va vào bờ nhưng lại “nhớ bờ” vô cùng. Chưa có một giây phút nào sóng ngừng vỗ vào bờ cát, tương tự như tác giả không thôi nhớ về người yêu.
“Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Tác giả thốt lên “dẫu xuôi về phương Bắc” hay bất cứ chân trời nào, em vẫn luôn nhớ về anh. Cho dù là vì lý do gì, cũng không thể nào ngăn cản sóng vào bờ, cũng như em chạy về phía anh. Khó khăn không thể làm đôi chân em lùi bước, tình yêu luôn là thứ mạnh mẽ nhất.
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Chúng ta có cả một đời để sống, nhưng vì quá khao khát tình yêu, tác giả thấy còn quá ngắn. Cô khát khao có được, chiếm hữu trọn vẹn tình yêu trong tay mình. Một ước ao lớn nhất của tác giả là sóng luôn luôn vỗ vào bờ, cũng như tình yêu của cô vẫn mãi tồn tại. Bài thơ luôn chất chứa khát khao, mong muốn mãnh liệt về tình yêu của tác giả, một loại tình cảm nồng cháy nhất.
Kết bài
Phân tích bài Sóng của Xuân Quỳnh để thấy được tình yêu chung thủy, khát vọng chiếm hữu của tác giả. Hình tượng sóng và em được tác giả khắc họa thật sinh động, ý nghĩa. Chỉ với thể thơ 5 chữ, tác giả đã truyền đạt đủ nội dung đặc sắc, từ ngữ sống động đến người đọc. Ca ngợi tình yêu chung thủy, sắt son của người con gái cho người mình yêu.