Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 1 sách Cánh diều chi tiết. Từ đó giúp các bạn học sinh nắm bắt cụ thể hơn về những tác phẩm đã học trong kì I. 

NỘI DUNG ÔN TẬP

Câu 1: Thống kê tên các văn bản cụ thể đã học theo từng thể loại trong sách Ngữ Văn 6 tập một:

Trả lời:

Tên các thể loại văn bản đã học trong kì I:

  • Thể loại Truyền thuyết: Thánh Gióng, Thạch Sanh, sự tích Hồ Gươm.
  • Thơ: À ơi tay mẹ, về thăm mẹ, ca dao Việt nam.
  • Kí: Trong lòng mẹ, Đồng Tháp Mười mùa nước nổi, thơ ấu Honda.
  • Văn bản nghị luận: Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ, vẻ đẹp của một bài ca dao, Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước.
  • Văn bản thông tin: Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, “diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ”, giờ Trái Đất.

Câu 2: Dựa vào bảng sau nêu nội nội dung xuyên suốt của các văn bản đọc hiểu trong sách Ngữ văn 6, tập một:

  • Văn bản nghị luận: VD Thánh Gióng – Tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước (nêu nội dung, ý nghĩa truyện.
  • Văn bản văn học:….
  • Văn bản thông tin:….

Trả lời:

1) Văn bản văn học

  • Thánh Gióng:

– Câu chuyện kể về người anh hùng Thánh Gióng với sức mạnh phi thường.

– Thánh gióng là bản thần thoại đẹp đẽ, hào hùng, ca ngợi tình yêu nước, bất khuất chiến đấu chống giặc ngoại xâm vì độc lập, tự do của dân tộc.

  • Thạch Sanh

Câu chuyện cổ tích kể về người dũng sĩ diệt đại bàng, chằn tinh cứu công chúa, đồng thời vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa. Sự khoan dung trước tội ác của Lí Thông đã thể hiện sự nhân đạo, đồng thời nói lên niềm tin, mơ ước của nhân dân ta về một xã hội công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác.

  • Sự tích Hồ Gươm

– Truyện kể về việc Đức Long quân cho vua lê lợi mượn gươm thần để diệt quân giặc, bảo vệ non sông. Đề cao vai trò của Lê Lợi trong cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.

– Ca ngợi cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, thể hiện ý nguyện đoàn kết và khát vọng hòa bình của toàn dân tộc.

– Lý giải về tên gọi hồ Hoàn Kiếm.

  • À ơi tay mẹ

Là bài thơ thể hiện tình cảm mẫu tử thiêng liêng mà người mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Qua đó, bài thơ đã khắc họa về một người mẹ Việt Nam tần tảo, chịu thương chịu khó, hi sinh….

  • Về thăm mẹ

Thể hiện nỗi nhớ, tình cảm của người con xa nhà dành cho mẹ trong một lần về thăm nhà. Hình ảnh mẹ gắn liền với những sự vật đơn sơ, giản dị. mỗi hình ảnh ấy đều biểu hiện cho sự vất vả, nhọc nhằn của mẹ và đặc biệt là tình cảm chắt chiu của mẹ dành cho con.

  • Ca dao Việt Nam

Các bài ca dao ca ngợi về tình mẫu tử thiêng liêng, tình cảm cha mẹ, tình anh em và nỗi nhớ về cội nguồn dân tộc.

  • Trong lòng mẹ

Đoạn trích đã kể lại cảm động và chân thực về tuổi thơ thiếu thốn và bất hạnh của cậu bé Hồng. Những cay đắng, tủi hờn của nhà văn khi còn thơ ấu. qua đó thể hiện tình yêu thương sâu nặng với người mẹ bất hạnh. 

  • Đồng Tháp Mười mùa nước nổi

Viết về những cảm nhận của tác giả trong chuyến đi đến Đồng Tháp Mười và vẻ đẹp nơi đây. Qua đó tác giả đã được tìm hiểu nhiều hơn về cảnh vật, thiên nhiên, ẩm thực và đặc biệt là con người nơi đây.

  • Thời Thơ ấu của Honda

Là một đoạn hồi ký của chính tác giả Kể về những kỉ niệm thời thơ ấu và niềm đam mê của chính bản thân mình.

2) Văn bản nghị luận

  • Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ

Đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh nguyên hồng là nhà văn của những người cùng khổ

  • Vẻ đẹp của bài ca dao

Phân tích và làm rõ vẻ đẹp của bài ca dao. Qua đó thể hiện vẻ đẹp của người thiếu nữ trong khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

  • Thánh Gióng – tượng đài vĩnh cửu của lòng yêu nước

Phân tích, làm rõ mục đích của việc sử dụng những chi tiết kì ảo, bất thường trong truyện.

3) Văn bản thông tin

  • HCM và Tuyên ngôn Độc lập

Kể lại quá trình Bác chuẩn bị soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập.

  • Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ

Diễn biến lịch sử của chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

  • Giờ Trái Đất

Kêu gọi sự tham gia của tất cả mọi người trên trái đất. Với mong muốn cổ vũ hành động tiết kiệm năng lượng, tránh biến đổi khí hậu.

Câu 3: Khi đọc các thể loại truyện (truyền thuyết, cổ tích), thơ lục bát và kí (hồi ký, du ký ) cần chú ý những điểm gì?

Trả lời:

Những điểm cần chú ý:

  • Ngắt nhịp đúng chỗ. Thay đổi cách đọc sao cho phù hợp với từng thể loại truyện

VD: Đọc thơ cần đọc đúng nhịp của bài thơ, ngừng nghỉ đúng chỗ. Khi đọc các thể loại kí cần đặt mình vào nhân vật. Đồng thời giọng điệu sao cho phù hợp để hiểu được cảm xúc của nhân vật trong truyện.

Câu 4: Theo em, trong sách Ngữ Văn 6, tập 1 có những nội dung nào gần gũi tác động trực tiếp đời sống hiện nay và chính bản thân em? Hãy nêu cụ thể một văn bản và làm sáng tỏ điều này?

Trả lời:

  • Nội dung em thấy gần gũi và có tác dụng với đời sống hiện nay và với chính bản thân em là: Vấn đề bảo vệ môi trường.
  • Văn bản giúp làm sáng tỏ: Giờ Trái Đất. Văn bản này có nội dung rất quan trọng với đời sống hiện nay. Bởi Trái Đất đang chứng kiến quá trình biến đổi khí hậu, sử dụng quá nhiều điện năng, hiệu ứng nhà kính,… Việc tham gia hưởng ứng giờ Trái Đất đã góp phần không nhỏ vào việc tiết kiệm điện năng. Hỗ trợ giảm thiểu khí thải CO2, chống biến đổi khí hậu. Qua đó nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của mọi người dân trên thế giới.

Câu 5: Thống kê tên các kiểu văn bản quan trọng cần chú ý trong sách Ngữ Văn 6 tập 1 theo một mẫu dưới đây:

  • Văn bản tự sự:

+ Viết bài hoặc đoạn văn ngắn kể về kỉ niệm bản thân đã trải qua. 

+….

Trả lời:

1. Văn bản tự sự:

  • Viết bài văn kể về gia đình của mình
  • Kể về kỉ niệm khó quên của bản thân…

2. Văn bản biểu cảm:

  • Nêu cảm nghĩ của bản thân về chuyến đi dã ngoại 
  • Nêu cảm nghĩ về giáng sinh vừa qua

3. Văn bản nghị luận: 

  • Đưa ra ý kiến về một hiện tượng đời sống
  • Nghị luận về một tư tưởng đạo lý, những vấn đề nổi cộm của xã hội…

3. Văn bản thông tin:

  • Viết báo cáo tổng kết về hoạt động của lớp trong tháng vừa qua…

Câu 6: Hãy nêu các bước và chỉ ra nhiệm vụ của từng bước khi tiến hành viết một văn bản?

Trả lời:

Để viết được một văn bản, các em cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị – nhiệm vụ: Đọc kĩ và xác định yêu cầu đề bài cần viết( tránh việc lạc đề ). Lựa chọn tư liệu và thông tin về vấn đề sẽ viết

Bước 2: Lập dàn ý – nhiệm vụ: Lập dàn bài đầy đủ ba bước: mở bài, thân bài, kết bài. Sắp xếp các ý sao cho rành mạch, phù hợp, dễ hiểu…

Bước 3: Viết – nhiệm vụ: Diễn đạt các ý trong bước 2 thành câu, đoạn văn chính xác, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau, không rời rạc.

Bước 4: Kiểm tra và chỉnh sửa – nhiệm vụ: Đọc lại văn bản đã viết. soát lại tránh lỗi viết sai chính tả. Kết hợp đọc đề và yêu cầu của đề để tránh trường hợp viết lạc đề.

Câu 7: Làm thơ lục bát và viết bài văn tự sự kể về kỉ niệm của bản thân có ý nghĩa gì? 

Trả lời:

  •  Tác dụng của làm thơ lục bát: nắm được cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp. Đồng thời giúp ta hiểu rõ hơn về thể thơ dân gian truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Tác dụng của viết bài văn tự sự kể về kỉ niệm của bản thân: Rèn luyện kĩ năng viết một văn bản tự sự, rèn luyện vốn từ. Qua đó giúp các em tập cách diễn đạt sao cho phù hợp, mạch lạc. Đúc kết kỹ năng để làm tốt hơn trong khi viết các văn bản khác.

Câu 8: Nêu các nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe ở sách ngữ văn 6 tập một. Việc rèn luyện các kỹ năng nói và nghe liên quan gì đến đọc hiểu và viết?

Trả lời:

Nội dung chính được rèn luyện trong kỹ năng nói và nghe:

  • Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của bản thân, kể về một trải nghiệm…
  • Trình bày các vấn đề nổi cộm của xã hội, các sự kiện lịch sử, những vấn đề được quan tâm trong đời sống…
  • Học nói và học nghe sẽ giúp chúng ta rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Học nghe giúp ta rèn kĩ năng tiếp thu thông tin, học nói giúp cởi mở hơn trong giao tiếp. Từ đó vận dụng vào bài viết của mình và rút ra bài học khi đọc hiểu một vấn đề nào đó.

Câu 9: Liệt kê các nội dung tiếng Việt được học thành mục riêng trong sách Ngữ văn 6 tập 1:

  • Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ ghép, từ láy)

…..

Trả lời:

Các nội dung tiếng việt được học thành mục riêng:

  • Bài 1: Từ đơn và từ phức (từ phức và từ láy).
  • Bài 2: Các biện pháp tu từ (ẩn dụ).
  • Bài 3: Từ đa nghĩa, từ đồng âm, từ mượn.
  • Bài 4: Thành ngữ, dấu chấm phẩy.
  • Bài 5: Mở rộng vị ngữ.

Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì I trang 107.. Hy vọng với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em chuẩn bị bài tốt hơn trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt!