Phân tích bài Chiếu dời đô là một trong những cách để giúp các bạn học sinh hiểu hơn về một văn bản chính trị độc đáo và mang giá trị lịch sử to lớn. Mặc dù đây là một bản chiếu đã ra đời cách đây hàng nghìn năm nhưng những giá trị nó để lại vẫn sống mãi với muôn đời.

Mở bài

Tác giả bản Chiếu dời đô là vua Lí Công Uẩn tức Lí Thái Tổ. Ông sinh năm 974 và mất năm 1028. Theo sử sách ghi lại, ông là người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay thuộc Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh). Từ nhỏ ông đã sớm bộc lộ tư chất thông mình đức độ và có chí lớn. Ông được hai thiền sư Thích Khánh Văn và Vạn Hạnh nuôi dưỡng. Sau khi trưởng thành, ông vào cung và lập nhiều chiến công hiển hách bên vua Lê Đại Hành. Dưới thời Lê, Lý Công Uẩn làm chức Tả thân vệ Điện tiền chỉ huy sứ. Khi Vua Lê Đại Hành rồi Lê Ngọa Triều bang hà, ông được bá quan văn võ quần thần tôn lên làm vua, lấy hiệu là Thuận Thiên. Sự nghiệp sáng tác của ông khá nhiều, nhưng chủ yếu là ban bố sắc lệnh, thể hiện tư tưởng chính trị vĩ đại, có tầm ảnh hưởng lớn lao và là những quyết sách sáng suốt.

Phân tích bài “Chiếu dời đô” các bạn sẽ nhận ra đây không chỉ là một văn bản chính trị có tầm quan trọng to lớn đối với dân tộc lúc đó mà còn là một áng văn chính luận sắc bén vô cùng thâm sâu của Lý Thái Tổ, vị vua anh minh, có công khai sinh ra vương triều Lý thịn trị trong suốt nhiều năm trong chiều dài lịch sử đất nước.  Bản dịch tiếng Việt:

phan tich bai chieu doi do

“Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô, há phải các vua thời Tam Đại ấy theo ý riêng tự tiện dời đô. Làm như thế cốt để mưu nghiệp lớn, chọn ở chỗ giữa, làm kế cho con cháu muôn vạn đời, trên kính mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu có chỗ tiện thì dời đổi, cho nên vận nước lâu dài, phong tục giàu thịnh. Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp. Trẫm rất đau đớn, không thể không dời.

Huống chi thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước. Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt phồn thịnh. Xem khắp nước Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời.

Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”

Thân bài

Luận điểm 1: lí do dời đô, cụ thể những tiền đề, cơ sở để thực hiện việc đó

Dời đô là một việc hệ trọng, liên quan đến vận mệnh của đất nước. Do đó, trước khi ra quyết định, vua Lý Công Uẩn đã phải suy đi tính lại kỹ càng. Ông không chỉ ngẫm về việc dời đô của các vương triều trong nước mà còn ngẫm tới lịch sử dời đô của những triều đại hung thịnh ở Trung Quốc. Vì thế, tỏng bản chiếu, tác giả đã nhắc lại lịch sử dời đô của nhà Thương, nhà Chu: “Xưa nhà Thương đến đời Bàn Canh 5 lần dời đô, nhà Chu đến đời Thành Vương 3 lần dời đô”. Bên cạnh việc nhắc lại số lần dời đô, nhà vu còn nói tới lý do 2 nhà đó đưa ra quyết sách ấy. Đó là không phải tùy tiện làm theo ngẫu hứng, theo ý thích mà đó là do mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời. Họ cũng toàn chọn nơi trung tâm để đóng để, để thuận lợi phát triển giúp hung thịnh đất nước. Kết quả của những quá trình dời đô đó là vận nước bền vững dài lâu, muôn dân yên ấm, phong tục phồn thịnh, đất nước phồng vinh. Qua những tấm gương sáng về việc dời đô đó, nhà vu Lý Công Uẩn khẳng định và nhấn mạnh hơn việc nên làm khi dời đô, đó là cũng việc thường niên xảy ra trong lịch sử, chứ không phải là điều gì bất thường.

phan tich bai chieu doi do

Phân tích bài Chiếu dời đô, các bạn có thể nhận ra bên cạnh đưa ra những dẫn chứng thuyết phục về việc hữu ích khi dời đô, tác giả còn lên án và phê phán hai triều đại Đinh, Lê đã không dời đô, xem thường mệnh trời, không biết tính toán, noi gương tấm gương sáng của 2 nhà Thương Chu. “Thế mà 2 nhà Đinh, Lê lại theo ý riêng, coi thường mệnh trời, không noi theo việc cũ Thương Chu, cứ chịu yên đóng đô nơi đây, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ tổn hao, muôn vật không hợp”.

Và hậu quả dẫn đến là triệu đại tồn tại ngắn ngủi, cuộc sống nhân dân cũng không thể phát triển, đất nước không được thịnh mặc dù các nhà vua đều là những người tài cao đức trọng.

Dựa trên những cơ sở thuyết phục đó, một lần nữa tác gải muốn khẳng định việc dời đô là điều nên làm và không để trì hoãn. Việc này chắc chắn sẽ mang đến sự hung thịnh cho cả triều đại, đặc biệt với nhà Lý lúc bấy giờ, rất cần một nơi linh khí hội tụ, kết hợp sức mạnh của đất trời và con người thì mới có thể làm nên nghiệp lớn.

Luận điểm 2: thành Đại La và những lợi thế bậc nhất cần có

Đọc văn bản Chiếu dời đô của nhà vua Lý Công Uẩn cách đây hàng nghìn năm nhưng độc giả cảm nhận có nhiều điều giống với Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Mình. Cũng đều là những văn bản chính luận sắc bén, với những lí lẽ lập luận chặt chẽ và hết sức thuyết phục người nghe.

Sau khi đưa ra những lý lẽ của việc cần thiết phải dời đô, nhà vua Lý Công Uẩn tiếp tục viện dẫn nhưng lợi thế tuyệ vời để lí giải vì sao chọn Đại La làm nơi đóng đô. Tác giả cho thấy từ vị trí địa lý, Đại La đã là một nơi linh khí hội tụ, khi ở vào nơi trung tâm trời đất. Ở đó có sự hòa hợp cả 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc. Hơn nữa, phía trước thành là sông nước bao la, phía sau lưng lại được bao bọc bởi núi non trùng điệp. Đó là một vị trí địa lý mà theo phong thủy là rất đẹp và vững vàng. Không những vậy, thế đất ở đây còn như “rồng cuộn hổ ngồi”, được xem là một thế đất tốt và có sự phát triển hưng thịnh trong tương lai. Thành Đại La còn có địa thế bằng phẳng, rộng rãi và cao thoáng. Vì thế, cư dân có sinh sống thì cũng không sợ bị ảnh hưởng bởi thiên tai lụt lội, hay hạn hán. Đấy là chưa kể nơi đây còn có những phong cảnh tràn đầy sức sống và tốt tươi, rất hợp với lòng người.

phan tich bai chieu doi do

Qua những viện dẫn của nhà vua, thành Đại La thực sự là thánh địa của đất trời, xứng đáng và thích hợp để nơi đóng đô của muôn đời. Từ đây, cũng thể hiện niềm khao khát của nhà vua về một cuộc sống thái bình thịnh trị. Ông ý thức được sự tự lập, tự chủ, tự cường của một quốc gia thời kỳ phong kiến hiếm thấy.

Luận điểm 3: Lời tuyên bố của vua

Phân tích bài Chiếu dời đô, có thể khẳng định đây là một văn thể chính luận được nhà vua sử dụng để ban bố mệnh lệnh đến thiên hạ và quần thân. Thông thường, trong các bản chiếu, lời lẽ thường cứng nhắc, trang trọng và mang sắc thái bắt buộc. Thế nhưng trong lời tuyên bố của vua Lý Thái Tổ thì khác. Nhà vua nói: “Trẫm muốn nhân địa lợi ấy mà định nơi ở, các khanh nghĩ thế nào?”.

Đầu tiên nhà vua đưa ra mong muốn dời đô của mình. Sau đó, nhà vua lại trịnh trọng hỏi ý kiến quần thần. Điều này có thể thấy, sự gần gủi của vua với các bá quan văn võ. Câu hỏi này, giúp chúng ta nhớ tớ câu hỏi của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quảng trường Ba Đình. Bác hỏi: “Tôi nói đồng bào nghe rõ không?”. Chỉ là một câu hỏi, câu nói thôi nhưng đã xóa tan đi sự gò bó, xa cách, giữa người dân và vị lãnh đạo dân tộc. Qua câu nói, thể hiện sự tôn trọng dân chủ của người đứng đầu đất nước với quần thân, nhân dân. Đó chính là sự đặc biệt giữa những con người tài cao đức trọng, hết lòng yêu nước thương dân. Cũng như Chủ tịch Hồ Chí Minh, vua Lý Côn Uẩn hay Lý Thái Tổ là một vị lãnh đạo anh minh, một lòng một dạn cống hiến cho đất nước, khát khao và mong muốn được quốc thái dân an, đời đời được ấm no hạnh phúc.

Luận điểm 4: nghệ thuật đặc sắc của Chiếu dời đô

Phân tích bài Chiếu dời đô, không thể không nói tới những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của bản chiếu. Chỉ là một văn bản ngắn gọn, không quá dài dong nhưng đầy đủ lập luận logic, chặn chẽ cùng những minh chứng xác thực đầy sức thuyết phục người nghe. Mỗi câu, mỗi từ được viết ra dường như đã được sắp đặt vị trí và vai trò nên không hề tạo ra cảm giác thừa thãi. Các câu văn theo lối biền ngẫu đã tạo nhịp điều hùng tráng, thiêng liêng cho văn bản. Đồng thời, bản chiếu còn chứa đựng tâm trạng xúc cảm của tác giả nên đã đi vào lòng người nghe, để lại nỗi ám ảnh và sự khâm phục khôn nguôi. Đúng là một văn bản chính luận thấu tình đạt lý hiếm có trong lịch sử văn học Việt Nam.

Kết bài

Phân tích bài Chiếu dời đô, một lần nữa độc giả có thể khẳng định lại giá trị lịch sử to lớn của đáng phẩm. Đồng thời với những biện pháp nghệ thuật đặc sắc, “Chiếu dời đô” xứng đáng là tác phẩm chính luận mẫu mực mà người đời cần noi theo.

Qua Chiếu dời đô, chúng ta có thể thấy tài năng và đức độ của những con người lãnh đạo đất nước có tâm trong sáng và có tầm nhìn xa trông rộng như thế nào. Lý Thái Tổ, hay Chủ tịch Hồ Chí Minh xứng đáng là những vị anh hùng dân tộc đời kinh trọng và tôn thờ.