I- Chuẩn bị ở nhà kiến thức kiểm tra thơ và truyện hiện đại
Câu 2: ( Kiểm tra thơ và truyện hiện đại)Làm vào vở bài tập một bảng thống kê các tác phẩm thơ, truyện hiện đại vừa học từ bài 10 đến bài 15, theo các mục sau: tên tác phẩm (đoạn trích), thể loại, tác giả, tóm tắt nội dung (cốt truyện hoặc tình cảm, cảm xúc chính) nét nghệ thuật đặc sắc.
Gợi ý trả lời:
Ở phần này, các bạn chủ động đọc lại vở ghi giảng của mình để nắm vững kiến thức về các bài thơ và truyện hiện đại đã học từ bài 10- 15 nhé!
Câu 3: (Kiểm tra thơ và truyện hiện đại) Đọc lại phần lí thuyết về văn biểu cảm trong sách Ngữ văn 7, Ngữ văn 8 và cách làm bài văn kết hợp với tự sự với biểu cảm, nghị luận trong sách Ngữ văn 9?
Gợi ý trả lời:
- Luyết thuyết văn biểu cảm: là văn bản được viết ra để biểu đạt tình cảm, xúc cảm, sự đánh giá của con người với thế giới xung quanh. Và đồng thời khơi gợi lòng đồng cảm của người nghe, người đọc. Nội dung trong văn biểu cảm thường rất nhân văn như yêu con người, thiên nhiên, Tổ quốc, những thói hư tật xấu…
- Cách làm bài văn kết hợp với tự sự với biểu cảm, nghị luận: Vì yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm đem lại sự cụ thể, sinh động cho văn nghị luận nên khi làm văn các bạn cần kết hợp một cách hợp lý. Các yếu tố kể, tả, biểu cảm khi tham gia vào bài văn nghị luận không được làm mất, mờ đi đặc trưng của nghi luận mà cần phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận.
II- Làm bài Kiểm tra trên lớp
Câu 1: Sắp xếp lại cho đúng hoặc điền vào những chỗ trống trong bảng thống kê về từng tác phẩm (tên tác phẩm, thể loại, năm sáng tác, tác giả, nội dung chính)
Gợi ý trả lời:
Câu 2: Kiểm tra thơ và truyện hiện đại qua việc tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng (Kim Lân); Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)?
Gợi ý trả lời:
1. Làng (Kim Lân):
-Tóm tắt cốt truyện: kể về ông Hai quê ở làng Chợ Dầu với tình yêu làng tha thiết. Vì cuộc sống mưu sinh của gia đình, vì cuộc kháng chiến nên ông phải rời làng ra đi. Thế rồi một hôm, ông nghe tin làng theo giặc. Điều đó khiên ông bàng hoàng, vô cùng xấu hổ và tủi nhục. Ông rơi vào tình cảnh bế tắc, đau khổ. Và rồi một hôm ông Hai nhận được tin cải chính.Ông cảm thấy sung sướng tột độ. Mặc dù nhà ở quê của ông bị giặc đốt nhưng ông vẫn vui vì chứng tỏ làng ông không theo giặc.
-Tình huống chính: ông Hai đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc và xúc cảm vui sướng của ông Hai khi nghe cải chính làng không theo giặc.
-Chủ đề của truyện: Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước giản dị không vụ lợi của người dân Việt Nam
2.Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)
-Tóm tắt cốt truyện: chuyện xảy ra trên một chuyến xe đi từ Hà Nội lên Lào Cai. Tại đây, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Qua sự giới thiệu của bác lái xe, ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét. Anh thanh niên đã mời ông họa sĩ và cô kĩ sư lên thăm cơ quan của mình. Trong giây phút đó, người họa sĩ già và cô kĩ sư đã cảm nhận được vẻ đẹp của những người lao động lặng lẽ chân chính ở Sa Pa.
-Tình huống chính: xe chợt dừng lại đột ngột khi vừa qua Sa Pa.
-Chủ đề của truyện: ca ngợi và khẳng định vẻ đẹp bình dị của người lao động cũng như ý nghĩa của những công việc lặng thầm.
3.Chiếc lược ngà:
– Tóm tắt cốt truyện: Chuyện xoay quanh nhân vật ông Sáu và bé Thu. Ông Sáu là cán bộ kháng chiến. Sau nhiều năm xa nhà, ông về thăm nhà nhưng con gái ông, bé Thu không nhận ra cha vì thấy vết sẹo trên mặt ông. Để rồi, khi bé Thu nhận ra thì cũng đến lúc ông Sáu phải tiếp tục ra chiến trường. Khi ở chiến trường, để thõa nổi nhớ mong con gái, ông Sáu đã miệt mài làm tặn con chiếc lược ngà. Và rồi, trong một trần càn quét của địch, ông đã hi sinh. Nhưng may mắn, ông đã kịp đưa cây lược cho bạn tặng bé Thu.
– Tình huống chính: Ông Sáu về nhưng bé Thu không nhận ra cha. Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi và sau đó hi sinh.
– Chủ đề của truyện: Ca ngợi tình cảm gia đình, phụ tự sâu nặng trong cuộc kháng chiến khốc liệt.
Câu 3: Phân tích nét bổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai (truyện ngắn Làng của Kim Lân). Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.?
Gợi ý trả lời:
– Nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai: đó là ông có tính hay khoe làng. Ông tự hào về làng Chợ Dầu của mình. Nghĩa là ông vô cùng yêu làng, yêu quê hương, yêu nơi chôn rau cắt rốn. “Ông nói chuyện về cái làng ấy một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Bởi thế, khi nghe tin làng làm Việt gian, ông đã đau đớn, bị ám ảnh và day dứt khôn nguôi. “Ông Hai ngồi lặng trên một góc giường, bao nhiêu ý nghĩ đen tối, ghê rợn, nối tiếp bời bời trong đầu óc ông lão”; “Ông Hai nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ ông. Ông không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra ông chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật ở đây của tác giả vô cùng đặc sắc và độc đáo. Bởi nhà văn Kim Lân đã đặt ông Hai vào một tình huống thử thách khá gay cấn để nhân vật bộc lộ rõ hơn tâm trạng, nổi bật hơn sự day dứt, ám ảnh làng theo Việt gian của ông Hai. Cùng với đó là ngôn ngữ của nhân vật rất sinh động và giàu tính khẩu ngữ, giàu chất chông dã, bình dị, hợp với hoàn cảnh văn hóa đời sống trước Cách mạng tháng 8. Nhờ đó mà thể hiện được cá tính của từng nhân vật.
– Có thể thấy qua tác phẩm, với ông Hai, tình yêu làng quê và lòng yêu nước hòa là một. Ông tự hào về làng ông đẹp, làng ông giàu tình nghĩa nhưng khi làng theo Việt gian, bán nước thì ông phải thù.
Câu 4: Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long?
Gợi ý trả lời:
Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa đó là rất yêu quý con người và tận tụy với công việc. Anh sống với nhu cầu rất giản dị.Vì “sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, chưa quen, thèm người quá, anh ta kiếm kế dừng xe lại để gặp chúng tôi, nhìn trông và nói chuyện một lát”. Không chỉ vậy, anh thanh niên còn là một chàng trai rất lãng mạn, trong sáng, hồn hậu và chân thật. Khi có khách đến nhà, ai cũng nghĩ anh thanh niên về nhà quét dọn nhưng thực ra lại về hái hoa tặng cô gái: “Tôi cắt thêm mấy cành nữa. Rồi cô muốn lấy bao nhiêu nữa, tùy ý. Cô cứ cắt một bó rõ to vào. Có thể cắt hết, nếu cô thích. Tôi không biết kỷ niệm thế nào cho thật long trọng ngày hôm nay. Bác và cô là đoàn khách thứ hai đến thăm nhà tôi từ tết. Và cô là cô gái thứ nhất từ Hà Nội lên tới nhà tôi từ bốn năm nay”. Đặc biệt, anh thành niên còn có những suy nghĩ chứng tỏ bản thân là một người khiêm nhường, anh không chỉ quý trọng tinh thần lao động mà còn tràn đầy lòng tin yêu cuộc sống. “Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ”; “Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”;
Câu 5: Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Gợi ý trả lời:
Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng: Thu là nhân vật có cá tính khá bướng bỉnh, ương ngạnh. Nhưng cô bé cũng là người biết cư xử. Mặc dù có sự hồn nhiên của tuổi thơ, nhưng dường như chiến tranh đã phần nào khiến cô bé lớn hơn trước tuổi. Vì thế, cô bé đã không la hét khi bị bố đánh mà chỉ lẳng lặng bỏ đi. Đặc biệt, cô bé còn có một tình cảm sâu sắc với. Chính vì yêu ba, kính trọng ba, tôn thờ ba trong lòng nên khi thấy người đàn ông không giống ba mình như trong ảnh xưng là ba thì cô bé cương quyết không nhận. Qua nhân vật bé Thu, qua tác phẩm Chiếc lược ngà, chúng ta có thể thấy tình cảm cha con trong chiến tranh thật sâu nặng. Sự khốc liệt, sự thiếu thốn, sự chia xa dường như càng làm cho tình cảm ấy thêm sâu nặng, ấm áp. Điều đó không chỉ được thể hiện qua việc ông Sáu nôn nóng gặp Thu, tỉ mẩn mài từng cái răng lược để tặng con mà còn ở việc bé Thu hôn lên vết sẹo của ba, khóc nức nở khi ba sắp đi và ngậm ngùi khi chia tay…
Câu 6: Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Gợi ý trả lời:
– Trong bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), tác giả đã thể hiện vẻ đẹp của hình ảnh người lính bộ đội cụ Hồ thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp thật bình dị nhưng rất đỗi cao thượng. Đó là những anh bộ đội chân đất, có xuất thân từ nông dân. Họ sẵn sàng hy sinh tất cả, bỏ lại tất cả những gì quý giá nhất, thân thiết nhất của bản thân như gia đình, vợ con, ruộng nương nơi quê nhà để lên đường chiến đấu vì hòa bình đất nước, vì nghĩa lớn dân tộc.
– Còn trong tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), vẻ đẹp người lính lại hiện lên thật trẻ trung, ngang tàn. Đó là những chàng trai với sức trẻ cùng sự hóm hỉnh, hài hước đã hiện lên thật hiên ngang. Với tinh thần dũng cảm, họ không chỉ coi thường gian khổ, mà còn dùng tinh thần lạc quan, sự yêu đời của mình để gắn kết thêm tình đồng đội trên đường ra chiến trấn. Bởi trong những chàng ấy luôn mãnh liệt một tình yêu với đất nước, một lí tưởng sống cao đẹp vì sự nghiệp giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Chính vì thế, họ xem xe không kính không phải xe không có kính, mà chỉ vì bom nên kính đã rơi thôi. “Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”.
Câu 7: Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà- ôi biểu hiện trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm?
Gợi ý trả lời:
Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà-ôi được biểu hiện một cách nhuần nhuyễn và tinh tế, ngọt ngào trong những lời ru ở bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Chúng ta có thẻ thấy, trước hết, tình thường con của người mẹ gắn bó sâu sắc với tình thương yêu bộ đội, với buôn làng, với quê hương gian khổ; “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ/ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội”; “Mẹ thương a kay, mẹ thương bộ đội”. “Mẹ thương a kay, mẹ thương làng đói/ Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều”. Không chỉ vậy, tình yêu con của người mẹ còn gắn với tình yêu đất nước đang đêm ngày gian khổ chiến đấu để bảo vệ hòa bình. Do vậy, người mẹ ru con ngủ ngoan trên lưng để mong con lớn mau để trở thành người lính kiên cường, cùng dân làng bảo vệ đất nước. “Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ./ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng./ Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối/ Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,/ Mẹ địu em đi để dành trận cuối./ Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,/ Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn”.
Câu 8: Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận); Ánh trăng (Nguyên Duy)?
Gợi ý trả lời:
-Đồng chí(Chính Hữu): bút pháp xây dựng hình ảnh thơ, mang đậm tính hiện thực, lãng mạn và lí tưởng hóa. Cụ thể ở đây là hình tượng người lính được tác giải xây dựng theo phút pháp hiện thực. Người lính ở đây là người nông dân, chân lấm tay bùn; áo rách vai, quần có vài mảnh vá, chân không giày… Còn hình ảnh thơ được xây dựng theo bút pháp lãng mạn chính là hình ảnh “đầu súng trăng treo”. Đây không chỉ nói về bình dị nơi rừng thiêng nước độc qua cái nhìn của tác giả, của các người lính mà còn là biểu tượng cho khát vọng hòa bình. Vì ánh trắng tượng trưng cho hòa bình. Và ánh trăng nơi đầu súng còn là nỗi nhớ quê hương, xúc cảm bình yên của người lính trong những phút giây canh gác nơi rừng hoang sương giá.
-Đoàn thuyền đánh cá: ở đây, tác giả sử dụng bút pháp nghệ thuật xây dựng hình ảnh lãng mạn, nhằm nhấn mạnh cảm xúc dạt dào của nhà thơ cùng với làm nổi bật vẻ đẹp kì vĩ của thiên nhiên và cao quý trong lao động của con người. Bút pháp này được xây dựng qua việc quan sát và liên tưởng nhạy bén của tác giả, tạo nên hình ảnh thơ vừa ảo vừa thực. Hình ảnh đoàn thuyền được khoa trương, phóng đại, sánh tầm với vũ trụ, mang tới cho người đọc cảm giác thật rộn ràng, vừa tự hào vừa thú vị. “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”; “Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời”;…
-Ánh trăng: hình ảnh thơ trong tác phẩm này được xây dựng với bút pháp tự sự kết hợp trữ tình.Ở đây, vầng trăng mang ý nghĩa biểu tượng với nhiều tầng nghĩa. Vầng trăng không chỉ là hình ảnh của thiên nhiên, với ánh sáng dịu hiền tỏa khắp không gian. Mà trăng còn là người bạn tri âm, tri kỉ gắn bó với con người từ thủa ấu thơ, trong những lúc gian khó. “Hồi nhỏ sống với đồng/ với sông rồi với bể/ hồi chiến tranh ở rừng/ vầng trăng thành tri kỷ”. Đặc biệt trăng còn là biểu tượng của sự thuyer chung ân nghĩa, không bao giờ đổi thay. “Trăng cứ tròn vành vạnh/ kể chi người vô tình/ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình”.
Câu 9: Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (trong bài Đồng chí), trăng (trong bài Ánh trăng). Chọn bình một đoạn (hoặc khổ) thơ đặc sắc trong các bài thơ đã học.
Gợi ý trả lời:
– Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang tính biểu tượng lớn, khơi gợi nhiều liên tưởng phong phú. Bởi súng thì gần trên vai mà và trăng trên trời cao. Súng là hình ảnh của điều xấu, của chiến trang trong khi trăng là hình ảnh cho tình yêu, cho hòa bình, cho những điều tốt đẹp. Khi ánh trăng được treo ngay đầu ngọn súng khiến cho hình ảnh ấy trở nên vừa hiện thực và lãng mạn. Dường như dưới ánh trăng, mọi thứ kể cả cái ác như đầu súng cũng trở nên thật nên thơ. “Đầu súng trăng treo” còn là biểu tượng của những đẹp trong tâm hồn của lính. Đó là dù trong gian khổ, chiến đấu rất kiên hùng nhưng họ vẫn có những giây phút lãng mạn, trữ tình.
– Hình ảnh trăng trong tác phẩm Ánh trăng mang tính biểu tượng cho tình nghĩa thủy chung, truyền thống tốt đẹp về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam ta. Vì nhờ ánh trăng mà tác giả chợt nhận ra mình thật vô tình, đã mải mê đuổi theo cuộc sống tiện nghi, sung túc hiện tại mà quên đi quá khứ gian khổ, nghĩa tình. Và ở đây, ánh trăng còn mang tính biểu tượng là người bạn đồng hành với tác giả cùng những lời tâm tình từ lúc còn thơ trẻ, hồn nhiên cho đến khi đi vào chiến trường chiến đấu.
– Chọn bình khổ thơ cuối bài thơ Đồng chí (Chính hữu)
“Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
Khổ thơ chỉ gồm 3 câu nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc và độc đáo. Câu thơ đầu vẽ nên khung cảnh chiến đấu khốc liệt gian khổ của những người lính. Đó là nơi rừng thiêng nước độc, là nơi “rừng hoang” với “sương muối”, là những thứ rất độc hại, nguy hiểm với cơ thể con người. Thế nhưng những người lính vẫn ung dung, tự tại, hiên ngang đồng lòng đứng bên nhau, sẵn sàng chờ giặc, đối diện với quân giặc. Mặc dù họ là những người lính xa lạ, đến những miền quê khác nhau, xuất thân khác nhau nhưng sau những tháng ngày chiến đấu, tình cảm đã gắn kết keo sơn, họ trở thành những đồng chí, đồng đội thân thiết như anh em một nhà.
Đặc biệt, khi các anh đứng canh gác bên nhau, những “đầu súng” dường như treo ánh trăng bên trên. Một hình ảnh thật đẹp, vừa nên thơ vừa ám ảnh. Bởi súng vốn là biểu tượng cho chiến tranh, cho điều ác thế nhưng nó dường như bị ánh trăng, biểu tượng của hòa bình, của điều thiện của tình yêu khuất phục. Không chỉ vậy, ánh trăng giúp các anh soi tỏ thấy rõ trong đêm tối, vừa thể hiện nỗi nhớ quê nhà. Và đặc biệt là thể hiện khát khao về một cuộc sống hòa bình với đất nước của những người lính.