Mở bài
Chị em Thúy Kiều là đoạn trích sử dụng bút pháp đặc tả để làm nổi bật lên vẻ đẹp của hai chị em nhà họ Vương. Với nhiều hình ảnh ước lệ và câu từ tượng trưng, Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp khó ai sánh bằng của hai chị em. Từ đó, gợi lên câu chuyện về cuộc đời đầy sóng gió mà Thúy Kiều phải trải qua. Phân tích Chị em Thúy Kiều mới thấy được tài năng khó sánh của Nguyễn Du trong lâu đài văn học Việt Nam.
Thân bài
- Luận điểm 1: Nàng Vân với vẻ đẹp đon đả và cuộc đời bình lặng
Trong số những áng thơ cổ viết về các giai nhân tuyệt sắc thì Truyện Kiều tức Đoạn Trường Thanh Tân của tác giả Nguyễn Du được ví vào hàng kiệt tác. Chỉ thông qua hai mươi tư câu thơ lục bát, tác giả đã miêu tả được dáng vẻ, nét đẹp kiều diễm và dự báo cho số phận khác biệt của hai chị em nhà họ Vương.
Cả hai đều sở hữu nét đẹp kiều diễm, tuyệt thế mà hiếm ai sánh bằng:
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
Từ lâu, hoa mai đã được xem là loài hoa biểu tượng cho nét đẹp thanh tao, trang nhã. Loài hoa này dù vậy nhưng rất vững vàng và sự quyền quý. Tinh thần của hai người con gái được ví như “Tuyết”, trong sáng, dịu nhẹ và khoan thai. Đây đều là những thần sắc đáng ngưỡng mộ của các nàng liễu yếu đào tơ trong xã hội cũ.
Nhan sắc của hai người con gái cũng được Nguyễn Du ví là sánh ngang nhau, với mỗi cô đại diện cho một vẻ đẹp riêng.
Nàng Vân qua khắc họa của Nguyễn Du trở thành người con gái có bức chân dung quý phái, phúc hậu:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Những miêu tả của Nguyễn Du đối với nàng Vân thật phúc hậu, sang trọng biết bao. Nét khuôn trăng đầy đặn, đôi môi cười đoan trang, làn da trắng tựa tuyết, mái tóc mềm tựa mây. Tất cả đều tạo nên hình ảnh về một người con gái có tướng số quý nhân, cuộc sống êm đềm, vương giả.
Nét tả của Nguyễn Du dành cho Nàng Vân không sử dụng các câu từ quá cường điệu, nàng đẹp, tựa như những vẻ đẹp của một người con gái gần gũi, đoan trang. Việc mô tả vẻ đẹp của Nàng Vân cũng thể hiện phần nào tính cách của con người nàng. Một thái độ rất điềm đạm, chuẩn mực nhưng cũng có phần nhút nhát.
- Luận điểm 2: Nàng Kiều sắc sảo mặn mà nhưng lại Cung đàn bạc mệnh
Khác với những vẻ gần gũi và bình dị của Vân, Nguyễn Du đã khắc họa nhân vật Nàng Kiều với những từ ngữ diễm lệ. Biến nàng trở thành giai nhân tuyệt sắc bậc nhất trong lịch sử văn học Việt Nam.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Khi phân tích về Kiều, tác giả không chỉ sử dụng những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của nàng, mà hơn hết đó còn là tài năng xuất chúng và sự sắc sảo của một người con gái. Đôi mắt của nàng thất tinh anh, thật mượt mà, tựa như “Làn thu thủy nét xuân sơn”. Đôi mắt ấy có cả làn nước trong vắt mà bình lặng của mùa thu, đôi lông mày tựa như dáng núi mùa xuân. Ai nấy khi nhìn vào đôi mắt ấy đều bị mê đắm bởi cái cốt cách mà hoa cũng phải ghen thua thắm, liễu cũng phải hờn kém xanh.
Người con gái đẹp thời xưa được cho là có thể đem đến những chuyển biến về cục diện chính trị, tựa hồ như Tây Thi, Dương Quý Phi,.. và vẻ đẹp của nàng Kiều cũng thoát tục như thế.
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm,
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương
Nàng Kiều không chỉ xinh đẹp e lệ, mà còn có tài năng Cầm – Kỳ – Thi – Họa nức tiếng. Để cực tả những ưu điểm của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ cường điệu và phóng đại như Vốn sẵn, làu bậc, ăn đứt,.. Thiên tài của Nàng Kiều không chỉ là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp của nàng, mà còn khắc họa những dự báo về một tương lai bạc mệnh.
- Luận điểm 3: Cuộc sống khuôn phép, mẫu mực của chị em nhà Kiều
Hai chị em Nàng Kiều đều có vẻ đẹp chim sa cá lặn, so sánh với thiên nhiên vẫn còn hơi vài phần. Thế nhưng, cuộc sống của hai chị em vẫn được người đời tôn trọng bởi lối sống mẫu mực, nhẹ nhàng.
Phong lưu rất mực hồng quần,
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che,
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Cả hai chị em đều đến tuổi được nam nhân để ý, dù vậy, hai người cũng thể hiện được đức hạnh và thái độ chuẩn mực của người con gái thời kì ấy. Chiếc Trướng rủ màn che thể hiện sự thanh bạch, gạt ra những vấn đục của hai chị em. Qua đó, làm nổi bật lên đức hạnh của Nàng Vân, nàng Kiều.
Kết lại
Bút pháp ước lệ, so sánh vẻ đẹp người con gái với thiên nhiên giúp bài phân tích Chị em Thúy Kiều trở nên đầy tinh tế. Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du đã rất tài năng trong việc đặc tả vẻ đẹp và ẩn dụ về mối liên hệ giữa tướng hình và cuộc sống của người con gái trong xã hội cũ.