Bài mẫu phân tích ca dao than thân yêu thương nghĩa tình

Mở Bài

Trong kho tàng ca dao của Việt Nam, chủ đề về phụ nữ vô cùng phong phú. Rất nhiều câu ca dao xoay quanh cuộc đời người phụ nữ và chủ  yếu theo mô típ “Thần em…” hoặc “ Em như…”. Nó mang rất nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc nói về sự bất công của xã hội và thân phận người phụ nữ nhỏ bé trong xã hội cũ. Mỗi câu ca dao là mỗi lời tâm tình, là khát khao được hạnh phúc. Càng đi sâu vào phân tích chúng ta sẽ càng hiểu hơn cuộc đời người phụ nữ và khát khao chính đáng nhưng lại khó có được. Đặc biệt, dù theo một mô típ nhưng mỗi câu ca dao lại có nội dung phong phú và phản ánh khác nhau, không hề trùng lặp về nội dung cũng như nghệ thuật.

Phân tích ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai

Phân tích ca dao than thân yêu thương tình nghĩa – Tấm lụa đào là một trong những chất liệu vải vô cùng đẹp và quý thường được các tiểu thư quý tộc sử dụng. Trong câu ca dao, cô gái ví tấm thân mình như tấm lụa đào cho thấy cô đang ở thời kỳ xuân sắc, xinh đẹp và ở độ tuổi phải gả đi. Điều đáng nói là thay vì tấm lụa được nằm trong khay ngọc ngà thì nó lại “phất phơ” giữa chơ cho thấy sự hoang mang về tương lai. Phụ nữ xã hội cũ khi lấy chồng là do cha mẹ mai mốt, không có quyền lựa chọn. May mắn thì gặp được người tâm đầu ý hợp cả đời sống trong an nhàn. Còn nếu không thì cuộc đời ba chìm bảy nổi, long đong lận đận. Người con gái trong câu ca dao đã hiểu được giá trị của mình nhưng lại không thể quyết định được số phận của bạn. Cô chỉ biết băn khoăn rằng, cuộc đờimình rồi sẽ ra sao, sẽ đến với ai cũng như tấm lụa “biết vào tay ai”? Một câu hỏi tu từ, câu hỏi mở. Hỏi nhưng cũng như trả lời. Đây cũng là tiếng lòng kêu than của phụ nữ xã hội cũ, họ bị coi thường, rẻ rúng và không được tự quyết định cuộc sống của mình. Nhưng họ vẫn khao khát hạnh phúc.

Thân em như củ ấu gai

Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen

Ai ơi nếm thử mà xem

Nếm ra mới biết là em ngọt bùi”

Ở xã hội cũ trọng nam khinh nữ thì việc người phụ nữ hiểu được giá trị của mình là một bước tiến mới. Đây chính là nền tảng cho đấu tranh quyền bình đẳng sau này. Khác với câu ca dao đầu, câu ca dao này mang màu sắc khác. Người phụ nữ so sánh mình với củ ấu gai, đây là hình ảnh ẩn dụ cho thấy vẻ đẹp bên ngoài khá xấu xí, không được xinh đẹp. Cũng giống như của ấu gai vỏ ngoài sần sùi đen. Tuy nhiên, nó lại là hình ảnh liên tưởng đến vẻ đẹp bên trong. Người phụ nữ đã ý thức và tự khẳng định giá trị bề sâu bên trong. Dù bề ngoài lem luốc, lam lũ nhưng bên trong vẫn trắng trong. Đặc biệt, hai câu cuối vô cùng táo bạo khi mời mọc tha thiết. Điều này cho thấy khát vọng tự do, khao khát yêu đương và giao cảm của người phụ nữ.

Toàn bộ câu ca dao chính là ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ, cổ vũ cho khát vọng yêu đương và mong cầu  hạnh phúc. Dù là đẹp như tấm lụa đào hay lam lũ, vất vả sần sùi đen đúa như củ ấu gai thì họ đều xứng đáng được hạnh phúc và giá trị bản thân rất cao.

Bên cạnh hai bài ca dao than thân trên thì hầu hết còn lại là ca dao nghĩa tình.

Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi

Mặt trăng sánh với mặt trời

Sao hôm sánh với sao mai chẳng bằng

Mình ơi có nhớ ta chăng

Ta như sao vợt chờ trăng giữa trời

Phân tích ca dao than thân yêu thương tình nghĩa – Hầu hết các bài ca dao nghĩa tình thời xưa đều theo mô tip “trèo lên…”. Điều này thể hiện sự khó khăn, trái với tự nhiên cho thấy khó khăn chồng chất khó khăn. TÌnh yêu của đôi trẻ bị ngăn cản bởi các hủ tục phong kiến xã hội. Họ không khác gì sao mai – sao hôm, mặt trăng – mặt trời không thể đến với nhau. Nguyên nhân cũng do xã hội phong kiến, những hủ tục lạc hậu, hà khắc đã ngăn cản tình yêu thực sự của đôi lứa. Bên cạnh về lên án xã hội cũ đây cũng là tiếng lòng của chàng trai với người mình yêu. Dù chúng ta như sao mai – sao hôm, mặt trăng – mặt trời nhưng chàng vẫn một lòng sắt son : “Ta như sao vợt chờ trăng giữa trời”.  Cả câu thơ chính là lên án xã hội phong kiến đã chia rẻ tình yêu lứa đôi và ca ngợi tấm lòng thủy chung son sắt của chàng trai, cô gái.

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

Đêm qua em những lo phiền,

Lo vì một nỗi không yên một bề…

Trong ca dao nghĩa tình tác giả thường sử dụng những hình ảnh rất đỗi quen thuộc để thể hiện tình cảm nhớ nhung, yêu thương, sắt son của mình. Đó có thể là chiếc khăn thương, ngọn đèn dầu. Chúng đều là những hình ảnh ẩn dụ thể hiện tâm tư nhớ mong của một người con gái. Nỗi nhớ của người con gái được thể hiện qua những vật quen thuộc mà cô ấy hay mang theo, trạng thái của vật cũng không hề tĩnh mà thường xuyên động như: rơi xuống, vắt lên, chùi nươc mắt… cho thấy tâm trạng ngổn ngang, rối bời, khắc khoải của người đang yêu. Nỗi nhớ mỗi lúc lại nhiều hơn đến nỗi, đèn không tắt vì nhớ thương, mắt không ngủ vì thương nhớ ai. Dù đều dùng hình ảnh ẩn dụ nhưng chúng ta cũng hiểu rằng đây chính là nỗi lòng của cô gái nhớ nhưng người yêu đến cháy lòng. Để rồi câu kết chính là dự cảm bất an của cô gái về cuộc đời của mình. Cô không thể tự quyết định được tương lai, hạnh phúc nhưng cô vẫn chứng tỏ tình yêu chân thành của mình.

“Ước gì sông rộng một gang

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi”

Tiếp sang câu ca dao thứ 3. Hình ảnh ẩn dụ cây cầu, dải yếm thật gần gũi nhưng mang ý nghĩa sâu sa. Dòng sông chính là thể hiện sự trắc trở, ngăn cách của đôi tình nhân. Đó có thể là những hủ tục phong kiến của xã hội cũ đã ngăn cản khiến co họ khó có thể đến được với nhau. Vậy mà cô gái chỉ ước dòng sông một gang thôi, thật ngắn thôi để đôi lứa có thể “bắc cầu dải yếm” sang chơi hay chính xác hơn là đến được với nhau. Cây cầu dải yếm trong tưởng tượng chính là hạnh phúc, khát khao hạnh phúc. Cô ước gì những khó khăn sẽ rút ngắn lại được để đôi ta dù có trắc trở cũng có thể vượt qua.

Muối ba năm muối vẫn còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta nghĩa nặng tình này

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa

Hình ảnh muối và gừng là hình ảnh quá đỗi thân thuộc với người dân Việt Nam. Trước đây, muối chính là gia vị quý. Người Nga đón khách thường đem bánh mì và muối ra để đãi khách quý. Cho thấy, muối là gia vị quý, dậm đà thể hiện cho tình cảm đôi lứa đậm đà, thủy chung, son sắt. Kết hợp với hình ảnh gừng cay, đắng cay ngọt bùi ở đời. Như vậy, đôi ta đã cùng nhau trả qua đắng cay ngọt bùi, thủy chung son sắc như muối ba năm, gừng 9 năm. Chúng ta đã được tôi luyện trong gian khổ đến rồi nghĩa nặng tình sâu và dù thế nào đi nữa cũng phải bên nhau “bách niên giai lão”; “trăm năm đầu bạc răng long” như hình ảnh ba vạn sáu nghìn ngày mới xa. Hình ảnh thật đỗi quen thuộc mà có ý nghĩa vô cùng sâu sa nói về lòng thủy chung son sắc, bền lâu.

Ca dao yêu thương, than thân của Việt Nam thật phong phú và đa dạng. Chỉ với một vài bài ca dao ở trên đã có thể lột tả được đầy đủ hoàn cảnh, tâm trạng của người phụ nữ, của các cặp tình nhân,của chàng trai cô gái. Mỗi câu ca dao là mỗi khát vọng được hạnh phúc, được làm chủ cuộc đời mình. Đồng thời cũng lên án sự hà khắc, những hủ tục phong kiến đã ngăn cách, chia rẻ tình yêu và hạnh phúc lứa đôi. Bằng các biện pháp ẩn dụ, so sánh tài tình, câu ca dao nào cũng phong phú, đa nghĩa, càng đọc càng thấm và càng thêm yêu, trân trọng sự sáng tao vô bờ của nhân dân ta trong thời kỳ cuộc sống “miếng đói, miếng lo” và chịu biết bao nhiêu sự hà khắc của xã hội phong kiến.

>> Xem thêm: Bài mẫu phân tích ca dao than thân cực hay – Văn mẫu lớp 10