Đọc và tìm hiểu bố cục tác phẩm Tức cảnh Pắc Bó

Tác phẩm được chia thành 2 phần

– Phần 1 gồm 3 câu thơ đầu, có nội dung miêu tả lại cảnh sinh hoạt và làm việc của Bác trong những ngày ở hang Pắc Bó.

– Phần 2  gồm phần còn lại, có nội dung xoay quanh cảm nghĩ của Bác về cuộc đời hoạt động cách mạng.

tuc canh pac bo

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Câu 1: Bài thơ thuộc thể thơ gì? Hãy kể tên một số bài thơ cùng thể thơ này mà em đã học?

Gợi ý trả lời:

– Bài thơ thuộc thể thất ngôn tứ tuyệt ( tức là thể thở mỗi bài có bốn câu, mỗi câu có bảy chữ).

– Thể thơ này chúng ta cũng đã được học như: Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu), Cảnh khuya, Bánh trôi nước…

Câu 2: Nhận xét về giọng điệu chung của bài thơ. Tâm trạng của Bác Hồ ở Pác Bó được biểu hiện như thế nào qua bài thơ? Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”?

Gợi ý trả lời:

  • Giọng điệu bài thơ

– Qua bài thơ chúng ta thấy, bài thơ tuân thủ chặt chẽ quy tắc và cấu trúc bài thơ tứ tuyệt nhưng vẫn toát lên một cảm giác phóng khoáng, sảng khoái. Giọng điệu bài thơ cảm giác tự tại, ung dung, thoải mái, hóm hỉnh, vui đùa với cảnh vật xung quanh.

  • Tâm trạng Bác Hồ

– Hang Pắc Bó là một hàng núi nhỏ sát biên giới Việt – Trung ( Thuộc huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng). Không gian chặt hẹp, phải ăn ngô, ăn măng thay cơm với bàn làm việc là phiến đã nhỏ bên suối cạnh hang chông chênh.

Câu thơ đầu có hai vế sóng đôi( Sáng ra – Tối vào) tạo nên cảm giác nhịp nhàng, có nề nếp, thể hiện lên hình ảnh Bác Hồ ung dung.  Câu thơ thứ hai thể hiện dù hoàn cảnh thế nào Bác vẫn lạc quan, vẫn luôn sẵn sàng để sống và làm việc, dù ăn cháo bẹ, hay măng đi nữa.

Dù bên bàn đá chông chênh bác vẫn luôn có tinh thần trách nhiệm với công việc của mình, điều đó được thể hiện rõ nét trong câu thơ thứ ba của bài thơ.

  • Vì sao Bác lại cảm thấy cuộc sống gian khổ đó “thật là sang”

–  Khi đọc những câu thơ trên ta cảm thấy niềm vui, sự sảng khoái của bác là rất thật và không hề có chút gượng gạo nào.

– “Cuộc đời cách mạng thật là sang” qua câu thơ này bác chúng ta thấy cảm nhận khi làm việc trong hoàn cảnh này” thật là sang”. Bởi hoàn cảnh sống ở Pắc Pó rất phù hợp với cái niềm vui với rừng, với suối. Và hơn nữa, lúc này Bác rất vui vì bác tin vào thời cơ giải phóng dân tộc đang đến gần. Cho nên những gian khổ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày chẳng có nghĩa lý gì, thậm chí còn trở nên rất sang.

Câu 3: Qua bài thơ, có thể thấy rõ Bác Hồ cảm thấy vui thích, thoải mái khi sống giữa thiên nhiên. Nguyễn Trãi cũng từng ca ngợi “Thú lâm tuyền” (niềm vui thú khi được sống với rừng, suối) trong bài Côn Sơn Ca. Hãy cho biết “ Thú lâm tuyền” ở Nguyễn Trãi và ở Bác Hồ có gì giống và khác nhau?

Gợi ý trả lời:

– Bài Côn Sơn Ca và Tức cảnh Pắc Bó đều thể hiện được niềm vui thú  khi được sống với rừng, suối của hai tác giả.

– Nhưng Nguyễn Trải tìm đến thú lâm tuyền khi cảm thấy bất lực trước đời sống thực tế, và muốn “lánh đục về trong”, an ủi mình bằng lối sống “An bần lạc đạo”. Còn ở Bác Hồ thì sống hòa nhập với núi rừng, với sông suối, nhưng vẫn giữ được cốt cách của người chiến sỹ cách mạng. Trong bài Tức Cảnh Pắc Bó, nhân vật trữ tích mang dáng dấp của một ẩn sĩ nhưng thực chất lại là một chiến sỹ kiên cường.

Phần kết đọc hiểu tác phẩm “Tức cảnh Pác Bó”

Qua ba phần phân tích chi tiết trên, chúng ta có thể ghi nhớ nội dung bài thơ Tức cảnh Pắc Bó: Đây là bài thơ tứ tuyệt bình dị pha giọng vui đùa, chúng ta thấy được tinh thần lạc quan, phong thái ung dung trong cuộc sống cách mạng đầy gian khổ ở Pác Bó. Với Bác thì làm cách mạng và sống hòa nhập với thiên nhiên là một niềm vui lớn, là sự may mắn.