Mục lục

Soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn Trang 180-183 Ngữ văn 11 Tập 1

(Soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn)

I. MỤC ĐÍCH, TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHỎNG VẤN VÀ TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

Câu 1: Kể lại một vài hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống (khi xem truyền hình, nghe đài phát thanh, khi đọc sách báo, xin việc làm, đăng kí du học…)

Trên cơ sở đó, cho biết: Người ta phỏng vấn và trả lời phỏng vấn để làm gì? (Để chuyện trò, để biết rõ hơn về một người nổi tiếng, để biết quan điểm của người được hỏi về một chủ đề có ý nghĩa xã hội, đang được dư luận quan tâm; hay còn nhằm mục đích nào nữa?

Trả lời:

+ Một số hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn thường gặp trong đời sống là:

  • Phỏng vấn xin việc: Nhà tuyển dụng sẽ hỏi ứng cử viên những câu hỏi để lấy thông tin của họ, hỏi về trình độ hay những điều kiện của người ứng cử viên để xem học có đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng hay không? Trong khi đó, ứng cử viên là người phải trả lời phỏng vấn phải trả lời khéo léo, thể hiện được khả năng của mình có thể đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
  • Phỏng vấn du học: Đại sứ quán sẽ hỏi học sinh, sinh viên muốn đi du học một số câu hỏi về bản thân, gia đình, các giấy tờ, thủ tục cần thiết, khả năng tài chính hoặc trình độ ngoại ngữ để xem học sinh, sinh viên đó có đủ điều kiện được đi du học hay không? Học sinh sinh viên muốn đi du học là người trả lời phỏng vấn cần phải khéo léo trả lời đấp ứng đầy đủ thông tin yêu cầu để đạt được vía đi du học.

+ Trên cơ sở đó ta có thể thấy: Người ta phỏng vấn để người phỏng vấn khai thác thông tin mà mình muốn một cách trực tiếp từ người được phỏng vấn.

Câu 2: Một xã hội thực sự dân chủ, văn minh không thể không đề cao vai trò quan trọng của các hoạt động phỏng vấn. Nói như thế đúng hay không? Vì sao?

Trả lời:

+ Tôn trọng hoạt động phỏng vấn và trả lời phỏng vấn là tôn trọng sự thật, tôn trọng quyền được bày tỏ ý kiến của công chúng, và vì thế, nó là một biểu hiện của tinh thần dân chủ trong một xã hội văn minh. Như vậy nói như trên là đúng.

II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG PHỎNG VẤN.

(Soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn)

1. Chuẩn bị phỏng vấn

a) Nhiều người vẫn nghĩ rằng, có thể tiến hành ngay một cuộc phỏng vấn khi đã xác định rõ chủ đề phỏng vấn (phỏng vấn về điều gì), mục đích phỏng vấn (phỏng vấn để làm gì) và đối tượng phỏng vấn (phỏng vấn ai, một hay nhiều người).

Nhưng trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì đã đủ chưa? Vì sao có thể coi là đã (hoặc chưa) đủ?

Trả lời:

+ Nhiều người vẫn nghĩ rằng, có thể tiến hành ngay một cuộc phỏng vấn khi đã xác định rõ chủ đề phỏng vấn (phỏng vấn về điều gì), mục đích phỏng vấn (phỏng vấn để làm gì) và đối tượng phỏng vấn (phỏng vấn ai, một hay nhiều người).

Nhưng trong khâu chuẩn bị phỏng vấn, nếu chỉ xác định được sẽ hỏi cái gì, để làm gì và hỏi ai thì chưa đủ. Vì trước khi phỏng vấn, cần xác định rõ tất cả các yếu tố: nội dung, mục đích, đối tượng, phương pháp phỏng vấn.

Ta còn phải tính đến thời gian, địa điểm phỏng vấn. Sở dĩ phải quan tâm đên tất cả các yếu tố chi phối trên là vì, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phỏng vấn. Cho nên, nếu xác định được chủ đề (nội dung), mục đích và đối tưởng thì chưa đủ.

Ngoài ra còn thiếu một khâu cũng rất quan trọng đó là phương tiện phỏng vấn (máy quay phim, máy ghi âm, giấy bút, sổ ghi chép…)

b) Ai cũng biết, đã phỏng vấn thì phải nêu câu hỏi. Song phải hỏi thế nào để đạt được mục đích phỏng vấn? Để hiểu rõ điều này, anh (chị) hãy:

– Xác định mục đích của những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên như:

+ Bạn có thể giới thiệu về bản thân mình không?

+ Vì sao bạn muốn nhận công diệc này? (hoặc: Vì sao bạn muốn làm diệc ở công ti chúng tôi?)

+ Bạn biết gì về công ti chúng tôi?

+ Bạn sẽ làm gì để cống hiến cho công ti?

+ Bạn nghĩ gì về vị trí công tác mà bạn sẽ nhận?

+ Bạn có tin vào sở trường của mình không?

(Theo Tuổi trẻ Online, ngày 30 – 11 – 2006)

Trả lời:

Trong phỏng vấn, câu hỏi là vô cùng quan trọng. Để đạt được mục đích phỏng vấn, câu hỏi cần đảm bảo các yêu cầu sau:

  • Ngắn gọn, rõ ràng.
  • Phù hợp với mục đích và đối tượng phỏng vấn.
  • Làm rõ chủ đề.
  • Liên kết với nhau và được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

+ Mục đích của những câu phỏng vấn mà những người tuyển dụng thường nêu ra cho các ứng viên là: đánh giá nhận thức, thái độ của người xin việc làm là đối tượng công ty để quyết định có nhận người được phỏng vấn làm việc tại công ty hay không?

  • Chủ đề của cuộc phỏng vấn là những câu hỏi về nhận thức đối với công ty, đối với công việc mà công ty đang cần tuyển dụng nhân sự, về khả năng cống hiến cho công ty của đương sự…
  • Đối tượng phỏng vấn là người đến xin việc làm tại công ty.
  • Ngoài ra, có thể xác định thêm các yếu tố: phương pháp phỏng vấn (các câu hỏi tự luận), thời gian, địa điểm phỏng vấn… 

c) Cho biết để thu thập được nhiều thông tin cần thiết, người phỏng vấn nên chọn câu nào trong hai câu hỏi sau:

A – Trong tình hình giao thông như hiện nay, chị thấy đi lại ngoài đường có an toàn không?

B – Đi lại ngoài đường trong tình hình giao thông như hiện nay, chị có cảm giác thế nào?

Trả lời:

+ Để thu thập được nhiều thông tin, người phỏng vấn nên chọn câu hỏi B, vì người trả lời phỏng vấn buộc phải trình bày đầy đủ cảm giác của mình về an toàn giao thông mà không cần giải thích gì thêm.

2. Tiến hành phỏng vấn

a) Khi phỏng vấn, có phải bao giờ người phỏng vấn cũng chỉ sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn không? Tại sao?

Trả lời:

+ Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ứng đối” bởi trong quá trình lắng nghe lời đáp của người được phỏng vấn để đưa ra những câu hỏi phù hợp làm cho câu chuyện thêm sinh động, dẫn dắt câu chuyện phù hợp với nội dung mà mình muốn hướng đến.

– Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.

– Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu “lạc đề” hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.

– Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.

b) Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe, người phỏng vấn cần có thái độ thế nào?

Trả lời:

+ Trong quá trình phỏng vấn, ngoài sự khiêm tốn, nhã nhặn và chăm chú lắng nghe người phỏng vấn cần có thái độ: tôn trọng ý kiến của người phỏng vấn bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.

Và để cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhiên. Người phỏng vấn ngoài lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện phải biết cách gợi mở, tạo không khí cởi mở thoải mái cho người được phỏng vấn.

c) Kết thúc phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ làm việc gì để bày tỏ sự trân trọng đối với người trả lời phỏng vấn?

Trả lời:

+ Kết thúc buổi phỏng vấn, người phỏng vấn cần nhớ cám ơn người trả lời phỏng vấn vì đã dành thời gian cho buổi nói chuyện.

3. Biên tập sau khi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn có thể được phát trực tiếp trên truyền hình hay trên sóng phát thanh, nhưng cũng có thể chỉ được công bố sau khi đã biên tập. Theo anh (chị) khi biên tập, người phỏng vấn có được phép:

a) Sửa lại lời nói của người trả lời phỏng vấn cho hay hơn và đúng ý của mình hơn không? Vì sao?

Trả lời:

+ Người phỏng vấn không được tự ý sửa chữa những câu trả lời phỏng vấn vì kết quả phỏng vấn phải được ghi lại một cách trung thực.

b) Ghi lại nét mặt, ánh mắt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn không hay chỉ được ghi lời nói của họ? Vì sao?

Trả lời:

+ Nếu là buổi phỏng vấn trực tiếp thì chúng ta ghi lại được nét mặt, cử chỉ của người trả lời phỏng vấn. Vì buổi phỏng vấn trực tiếp tức là được ghi hình vì vậy tất cả nét mặt cử chỉ lời nói, ánh mắt của người được phỏng vấn sẽ được ghi lại một cách chân thực nhất.

– Khi không phải bài phỏng vấn trực tiếp thì bài phỏng vấn phải được trình bày rõ ràng, trong sáng và hấp dẫn. Có thể thêm những miêu tả hoặc kể chuyện ngắn gọn về nét mặt, cử chỉ, ánh mắt của người được phỏng vấn nếu cần.

III. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI TRẢ LỜI PHỎNG VẤN

(Soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn)

Người trả lời phỏng vấn phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về điều được hỏi với thái độ thẳng thắn, chân thành.

Nhưng còn yêu cầu nào mà người trả lời phỏng vấn cần cố gắng để đạt tới nữa không? Hãy trả lời câu hỏi đó sau khi xét ví dụ dưới đây:

Khi được các nhà báo nước ngoài đề nghị cho biết về tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đáp:

“Đây là Điện Biên Phủ, – Người nói và lật ngược chiếc mũ cát trên bàn, – đây là núi, – Người dùng những ngón tay mảnh dẻ, rắn rỏi đưa theo vành mũ. – Chúng tôi đang ở đây. Còn phía dưới, – tay Người đặt xuống đáy mũ, – là thung lũng Điện Biên Phủ. Quân Pháp ở đây. Chúng không thể thoát ra khỏi đây được. Có thể chúng sẽ còn ở đấy lâu, nhưng dứt khoát không thế thoát ra được.”

(E. Cô–bê–lép, Đồng chí Hồ Chí Minh, bản dịch tiếng Việt của NXB Tiến bộ và NXB Thanh niên, 1985)

Trả lời:

+ Người trả lời phỏng vấn cần phải nêu thật trung thực, rõ ràng ý kiến của mình về những điều được hỏi với thái độ thẳng thắn chân thành. Tuy nhiên, người trả lời phỏng vấn phải biết cách tạo được ấn tượng mạnh, sự hấp dẫn trong câu trả lời của mình cho người phỏng vấn nghe.

+ Câu trả lời của Bác trong ví dụ trên rất hay bởi vì nội dung trả lời rõ ràng, thú vị, thông minh nhưng rất dễ hiểu.

LUYỆN TẬP

(Soạn Phỏng vấn và trả lời phỏng vấn)

Câu 1: Hãy theo dõi một buổi phỏng vấn trên truyền hình (hoặc đài phát thanh, báo chí) và nhận xét xem:

Ví dụ: Trong cuộc phỏng vấn của VTV1 với T.S Lê Thẩm Dương ngày 1/1/2020 về việc có nên hạ lãi suất vay cho doanh nghiệp.

a) Về phía người phỏng vấn:

– Phóng viên hay người dẫn chương trình có chuẩn bị kỹ không?

Trả lời:

Ta có thể thấy người dẫn chương trình đã chuẩn bị khá kĩ càng về máy quay, âm thanh, các câu hỏi soạn trước.

– Câu hỏi hợp lý, có nhiều khả năng khai thác thông tin không?

Trả lời:

– Các câu hỏi của phóng viên hợp lý, đúng nội dung và chủ đề cần bàn luận và khai thác được thêm nhiều thông tin xoay quanh chủ đề.

– Cách dẫn dắt tự nhiên, có khéo léo không?

Trả lời:

– Cách dẫn dắt vấn đề của phóng viên khá tự nhiên linh hoạt và khéo léo, tạo được môi trường phỏng vấn thoải mái, trò chuyện tự nhiên.

b) Về phía người trả lời phỏng vấn:

– Người trả lời phỏng vấn có trả lời thẳn thắn, trung thực không?

Trả lời:

– TS. Lê Thẩm Dương trả lời các câu hỏi một cách trung thực thẳng thắn dựa trên những hiểu biết và kinh nghiệm của bản thân.

– Câu trả lời có rõ ràng thú vị không?

Trả lời:

– TS. Lê Thẩm Dương là người nổi tiếng với cách xưng hô gần gũi trong giao tiếp và phong cách trả lời hóm hỉnh thú vị.

– Thái độ giao tiếp có thiện chí, chân thành và lịch thiệp không?

Trả lời:

– Thái độ của TS chân thành, trả lời các câu hỏi với thiện chí giúp cho người nghe hiểu rõ chủ đề và cách giao tiếp lịch thiệp hóm hỉnh tạo nên một cuộc phỏng vấn thú vị và thoải mái.

Câu 2: Giả sử anh (chị) muốn được vào làm việc ở một nơi mà mình yêu thích. Nhà tuyển dụng tiến hành phỏng vấn có nêu ra câu hỏi:

Bạn có thể nói cho tôi nghe về nhược điểm lớn nhất của mình không?

Anh (chị) sẽ trả lời thế nào để ai cũng phải thừa nhận mình trung thực; nhưng không vì thế mà gây trở ngại cho cơ hội tìm kiếm việc làm?

Trả lời:

Nên nêu lên những nhược điểm của bản thân mình, mà những nhược điểm đó dễ được cảm thông nhất. Đó là những nhược điểm phổ biến như: hay tin người, khó từ chối sự nhờ vả của người khác… Tuy nhiên, đối với đặc thù từng công việc có thể nói thêm nhược điểm của mình như sau: vấn đề tự tin

Đối với việc xin thực tập tại công ty luật hay những công việc chăm sóc khách hàng, phải gặp gỡ đối tác nhiều thi không nên nói mình không tự tin. Bởi tự tin là yếu tố quan trọng đầu tiên của những công việc này.

Ngược lại với những công việc chỉ ngồi tại văn phòng hay làm việc chủ yếu trên máy tính có thể nói được tính không tự tin.

Câu 3: Để thu thập dư luận của các bạn trong lớp về thị hiếu thưởng thức ca nhạc (hoặc xem phim, chụp ảnh, …) anh chị hãy:

– Đóng vai người phỏng vấn

– Đóng vai người trả lời phỏng vấn

Trả lời:

Người phỏng vấn (NPV): Dạo này trong lớp chúng ta các bạn đang bàn tán khá sôi động vì sắp có một nhóm nhạc KPOP ra mắt. Bạn có quan tâm đến nhóm nhạc này không?

Người trả lời phỏng vấn (NTLPV): Ồ có chứ! tất nhiên rồi tôi là thần tượnng của nhóm BTS mà.

NPV: Vậy có bao giờ bạn đã hỏi âm nhạc là gì? Và tại sao giới trẻ ngày này lại thích nhạc KPOP không?

NTLPV: ôi câu hỏi khó quá. Mình thích nghe nhạc vì thấy thoải mái thôi chứ chưa bao giờ hỏi nó là gì (cười lớn). Mà theo mình nghĩ thì âm nhạc nó thuộc về nghệ thuật, dùng âm thanh để diễn đạt tâm tư tình cảm. Đại khái là như thế. Còn các bạn trẻ ngày nay thích nhạc KPOP có lẽ vì chúng có giai điệu vui tươi sôi động, các ca sĩ ngoài giọng hát hay còn có vũ đạo tốt và cũng rất đẹp trai xinh gái nữa (cười)

NPV: Vậy bạn thích nghe thể loại nhạc nào?

NTLPV: mình thì thuộc loại dễ nghe, nhạc nào mình cũng có thể nghe được. Từ cổ điển đến hiện đại nhất là nhạc KPOP

NPV: Vậy bạn nghĩ sao về âm nhạc Việt Nam? Bjan có thích nghe nhạc Việt không?

NTLPV: Ồ tất nhiên nhạc Việt Nam cũng rất hay và chất lượng, thi thoảng cũng có nghe nhưng về cơ bản là không thường xuyên cho lắm, mình chỉ nghe những bài hát mưới ra mắt của những ca sĩ mới nổi thôi.

NPV: Vậy theo bạn giới trẻ ngày nay hay đa số mọi người trong lớp mình thường thích nghe thể loại nhạc nào?

NTLPV: Mình không dám chắc chắn vì cái này thuộc về gu thưởng thức âm nhạc của mỗi người thôi. Nhưng mình thấy đa số giới trẻ thích nghe nhạc trẻ, nhạc điện tử, nhạc KPOP…vì nó sôi động ý

NPV: Theo cậu thì như thế nào là một tác phẩm âm nhạc hay?

NTLPV: Mình chỉ nghĩ rằng có lẽ là một tác phẩm mà được nhiều người nghe và sống được theo năm tháng…

NPV: Cảm ơn vì những chia sẻ của bạn.