Phần 1 soạn Mạch lạc trong văn bản
Định nghĩa Mạch lạc trong văn bản là gì?
Theo Đông y, “mạch lạc” có nghĩa là mạch máu trong thân thể. Vì thế, có thể hiểu nôm na trong văn bản, mạch lạc giống như mạch máu, giúp cho các phần của văn bản thống nhất lại, được thông suốt.
Câu hỏi tìm hiểu 1a:Dựa vào hiểu biết trên, em hãy xác định mạch lạc trong văn bản có những tính chất gì trong số các tính chất kể dưới đây?
Gợi ý trả lời:
Mạch lạc trong văn bản sẽ có những tính chất cụ thể là:
- Trôi chảy thành dòng, thành mạch;
- Tuần tự đi qua khắp các phần, các đoạn trong văn bản;
- Thông suốt, liên tục, không đứt đoạn.
Câu hỏi tìm hiểu 1b: Có người cho rằng: trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý. Em có tán thành ý kiến đó không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
Em tán thành với ý kiến đó, trong văn bản, mạch lạc là sự tiếp nối của các câu, các ý theo một trình tự hợp lý.
Bởi vì, theo định nghĩa, mạch lạc sẽ giống như mạch máu trong cơ thể, vì thế, trong đoạn văn, mạch lạc chính là sự tiếp nối các câu theo trình tự hợp lí và các câu luôn xoay quanh một chủ đề chung.
Phần 2: Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc
Câu hỏi tìm hiểu a: Hãy cho biết toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính nào? “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò gì trong truyện? Hai anh em Thành và Thủy có vai trò gì trong truyện?
Gợi ý trả lời:
- Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính đó là hai anh em phải xa nhau về địa lí. Tuy nhiên, hai anh đã không để điều đó làm trwro ngại khiến tình cảm anh em bị ngăn cách, chia lìa.
- “Sự chia tay” và “những con búp bê” đóng vai trò là sự kiện của truyện. Trong khi đó, hai anh em Thành, Thủy đóng vai trò là nhân vật chính trong truyện.
Câu hỏi tìm hiểu b: Các từ ngữ: chia tay, chia đồ chơi, chia ra, chia đi, chia rẽ, xa nhau, khóc,… cứ lặp đi lặp lại trong bài. Một loại từ ngữ và chi tiết khác biểu thị ý không muốn phân chia cũng lặp đi lặp lại: anh cho em tất ca, chẳng muốn chia bôi, chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau, không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhay,… Theo em, đó có phải là chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất không? Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không?
Gợi ý trả lời:
- Theo em, các từ ngữ chi tiết được lặp đi lặp lại đó chính là chủ đề (vấn đề chủ yếu) liên kết các sự việc nêu trên thành một thể thống nhất trong văn bản.
- Vì chúng đã giúp văn bản thành một thể thống nhất nên điều đó được xem là mạch lạc của văn bản.
Câu hỏi tìm hiểu c: Trong văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê, có đoạn kể về việc hiện tại, có đoạn kể về việc quá khứ, có đoạn kể việc ở nhà, có đoạn kể việc ở trường, có đoạn kể chuyện hôm qua, có đoạn kể chuyện sáng nay,…
Hãy cho biết các đoạn ấy được nối với nhau theo mối liên hệ nào trong các mối liên hệ dưới đây:
- Liên hệ thời gian;
- Liên hệ không gian;
- Liên hệ tâm lí (nhớ lại);
- Liên hệ ý nghĩa (tương đồng, tương phản)
Những mối liên hệ giữa các đoạn ấy có tự nhiên và hợp lý không?
Gợi ý trả lời:
Các đoạn văn trên được nối với nhau bằng tất cả các mối liên hệ trên. Cụ thể là liên hệ về thời gian chuyện đã xảy ra và hiện tại, không gian ở nhà ở trường, tâm lí nhớ nhung khi xa cách, ý nghĩa.
Qua văn bản, có thể thấy những mối liên hệ giữa các đoạn rất tự nhiên và hợp lí. Giúp người đọc dễ dàng theo dõi tác phẩm, dễ hiểu câu chuyện xảy ra như thế nào. Đặc biệt, giúp tác phẩm được mạch lạc thông suốt theo mạch cảm xúc, theo sự kiện theo đúng ý đồ của tác giả.