XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

I – TỪ NGỮ XƯNG HÔ VÀ VIỆC SỬ DỤNG TỪ NGỮ XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1: Hãy nêu một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ ngữ đó? Gợi ý trả lời:

Một số từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt

+ Ngôi thứ nhất: Tôi, tao tớ (số ít); chúng tôi, chúng tao… (số nhiều).

+ Ngôi thứ hai: bạn, mi, mày (số ít); chúng mày, chúng bạn (số nhiều).

– Cách dùng xưng hô bằng từ chỉ quan hệ gia đình: ông, bà, bố, mẹ, bác,…

– Cách dùng xưng hô bằng từ chỉ nghề nghiệp: cô giáo, thầy giáo, bác sĩ,…

Câu 2: Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích trên? Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choắt trong đoạn trích (a) và đoạn trích (b). Giải thích sự thay đổi đó.
Gợi ý trả lời:

– Từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích :

+ Đoạn a: Anh (Dế Mèn) – em (Dế Choắt), Ta (Dế mèn) – chú mày (Dế Choắt)
+ Đoạn b: Tôi (Dế Choắt) – Anh (Dế Mèn)

– Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế Mèn và Dế Choát trong hai đoạn trích

+ Đoạn a: Dế Choắt gọi Dế Mèn là “anh”, xưng “em; Dế Mèn gọi Dế Choắt là “chú mày”, xưng “ta”. Dế Choắt ở vị thế của một kẻ yếu, muốn nhờ vả người khác, còn Dế Mèn thì ở vị thế của một kẻ mạnh, kiêu căng hách dịch. Cách xưng hô không bình đẳng

+ Đoạn b: Cả hai đều gọi đối phương là “anh” và xưng “tôi”. Đây là khi Dế Mèn nhận ra lỗi lầm là mình đã làm hại Dế Choắt. Cách xưng hô bình đẳng.

– Có sự thay đổi như là vì: tình huống giao tiếp thay đổi, vị thế của hai nhân vật không còn như trong đoạn trích thứ nhất nữa. Dế Choắt không còn coi mình là đàn em, cần nhờ vả, nương tựa Dế Mèn nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn.

II – LUYỆN TẬP XƯNG HÔ TRONG HỘI THOẠI

Câu 1: Có lần, một giáo sư Việt Nam nhận được thư mời dự đám cưới của một nữ học viên châu Âu đang học tiếng Việt. Trong thư có dòng chữ:

“Ngày mai, chúng ta làm lễ thành hôn, mời thầy đến dự.”

Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ như thế nào? Vì sao có sự nhầm lẫn đó?

Gợi ý trả lời:

– Lời mời trên có sự nhầm lẫn trong cách dùng từ xưng hô “ Chúng ta” đây là từ dùng chỉ số nhiều, thường bao gồm cả người nói và người nghe . Dùng từ chúng ta ở đây ý là nói nữ học viên và giáo sư.

– Có sự nhầm lẫn như vậy là vì: Nữ học viên là một người Châu Âu, mà trong ngôn ngữ của Châu Âu chỉ hay dùng 1 từ chỉ số phưc như We và dịch sang tiếng việt là chúng tôi, chung ta tùy vào từng hoàn hội thoại. Sự nhầm lẫn của nữ học viên là do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ trong việc sử dụng tiếng Việt.

Câu 2: Trong các văn bản khoa học, nhiều khi tác giả của văn bản chỉ là một người nhưng vẫn xưng chúng tôi chứ không xưng tôi. Giải thích vì sao?

Gợi ý trả lời:

–  Vì một văn bản khóa học yêu cầu nội dung phải chân thực, khách quan. Do đó dùng từ “chúng tôi” thay cho từ “tôi” là để  tăng thêm tính khách quan cho những luận điểm khoa học trong văn bản. Ngoài ra, việc xưng hô này còn thể hiện sự khiêm tốn của tác giả.

Câu 3: Đọc đoạn trích trong SGK và trả lời câu hỏi.

Đứa bé nghe tiếng rao, bổng dưng cất tiếng nói: “ Mẹ ra mời sứ giả vào đây.” Sứ giả vào, đứa bé bảo: “ Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và  một tấm áo giáp sắt , ta sẽ phá tan lũ giặc này.”

( Thánh gióng)

Phân tích từ xưng hô mà cậu bé dùng để nói với mẹ mình và nói với sứ giả. Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện điều gì?

Gợi ý trả lời:

– Cách dùng từ xưng hô của cậu bé với mẹ mình theo một cách thông thường bằng từ “ Mẹ”, còn cậu xưng một cách khác với sửa giả thì gọi là “Ông”, xưng “Ta”.

– Cách xưng hô như vậy nhằm thể hiện: Đối với mẹ Thánh Gióng vẫn chỉ là một đứa trẻ như bao đứa trẻ khác, nhưng đối với việc của quốc gia, đất nước thì Thánh Gióng lại sẽ là một người anh hùng được người đời ngưỡng mộ.

Câu 4: Phân tích cách dùng từ xưng hô và thái độ của người nói trong câu chuyện sau:

Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:

  • Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là ….

Người thầy giáo già hoảng hốt:

  • Thưa ngài, ngày là…
  • Thưa thầy, với thầy con là đứa học trò cũ. Con có được thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…

Trả lời

– Cách dùng từ xưng hô của nhân vật trong đoạn trích trên:

+ Cách xưng hô của danh tướng: gọi “thầy”.

+ Cách xưng hô của người thầy: gọi “ngài”.

– Cách dùng từ xưng hô của danh tướng thể hiện thái độ niềm kính trọng và lòng biết ơn của một học trò cũ đối với người thầy giáo của mình. Dù bây giờ mình đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy và xưng là em. Ngay khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô. Đó quả là bài học sâu sắc về tinh thần “tôn sư trọng đạo”, rất đáng đế chúng ta noi theo.

Câu 5: Đọc đoạn trích sau:

Đọc bản Tuyển ngôn Độc lập” đến nữa chừng, Bác dừng lại và bổng dưng hỏi:

  • Tôi nói, đồng bào nghe rõ không?

Một triệu người con cùng đáp, tiếng dậy vang như sấm:

  • Co…o..ó…!

Từ giây phút đó , Bác cùng với cả biển người hòa cùng làm một…

( Võ Nguyên Giáp kể, Hữu Mai ghi, những năm tháng không quên)

Phân tích tác động của việc dùng từ xưng hô trong câu nói của Bác. ( Chú ý so sánh: Trước năm 1945, người đứng đầu nhà nước có xưng hô với người dân của mình như vậy không).

Gợi ý trả lời:

– Câu nói dùng từ xưng hô của Bác trong đoạn trích trên: Gọi “ Đồng bào”, xưng “ Tôi”

– Qua cái cách mà Bác xưng tôi và gọi nhân dân là đồng bào cho thấy sự gần gủi, thân tình của bác với nhân dân ( Thể hiện sự gần gửi, thân tình giữa người nói và người nghe). Mặc dù trước năm 1945, đất nước ta vẫn còn thuộc chế độ thực dân nửa phong kiến, người đứng đầu nhà nước là vua. Vua thường xưng hô một cách trang trọng là “trẫm” với người dân.

Câu 6: Đọc đoạn trích trong SGK và chú ý những từ ngữ in đậm:

Các em đọc đoạn trích trong SGK  lớp 9 tập 1 trang 42-43

Câu hỏi

Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được ai dùng và dùng với ai? Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ. Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Gợi ý trả lời:

– Các từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên được chị Dậu dùng với tên Cai lệ

  • Phân tích vị thế xã hội, thái độ, tính cách của từng nhân vật qua cách xưng hô của họ

a. Đối với nhân vật chị dậu

+ Trong đoạn văn thứ đầu: Chị Dậu xưng cháu, nhà cháu và gọi tên cai lệ bằng ông (Nhà cháu đã túng…. chứ cháu… hai ông làm phúc …cho cháu khất). Thể hiện sự nhún nhường, van xin, hạ mình của chị Dậu trước tên cai lệ. > Tính cách hiền lành, chất phác, nhún nhường.

+ Trong đoạn văn sau: Chị Dậu chuyển sang xưng hô; Tôi – Ông, Bà – Mày ( Chồng tôi … ông không được phép…mày trói ngay chồng bà đi…bà cho mày xem…). Thể hiện thái độ vùng dậy, không thể nhún nhường được nữa để bảo vệ người chồng của mình. >> Trong đoạn này tính cách mạnh mẽ, cương quyết.

b. Đối với nhân vật cai lệ

+ Cách xưng hô của tên Cai lệ thể hiện thái độ cạy quyền hống hách xưng mày, ông – thằng kia ( …Thằng kia, Ổng tưởng mày…mày định nói cho cha mày nghe đấy à?….) >> Tính cách hống hách, cửa quyền.

  • Nhận xét sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu và giải thích lí do của sự thay đổi đó.

Sự thay đổi cách xưng hô trong  hội thoại trên từ việc nhún nhường, có phần sợ hãi đến mạnh mẽ, quyết liệt, không sợ.

Nguyên nhân của sự thay đổi tính cách do chị dậu bị dồn đến bước đường cùng. Có câu “tức nước vỡ bờ”, bản chất con người chị dậu là hiền lành, chất phác nhưng khi bị dồn đến đường cùng thì buộc phải vùng lên, chống cự “con giun xéo mãi cũng quằn”.  Đây là sự thay đổi tính cách phù hợp với nhân vật trong những tình huống thực tế.