Soạn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I Trang 235-236 Ngữ văn 9 Tập 1

Bài kiểm tra tổng hợp có hình thức kết hợp giữa tắc nghiệm và tự luận. nội dung kiểm tra theo hướng tích hợp và toàn diện hơn. Những kiến thức và kĩ năng của cả ba phần Văn, Tiếng Việt và Tập làm văn đều được kiểm tra và có liên quan đến nhau. Để giờ trả bài kiểm tra này được tốt, học sinh cần chú ý những điểm sau đây:

Câu 1(Soạn TRẢ BÀI KIỂM TRA TỔNG HỢP CUỐI HỌC KÌ I): Xem lại bài hướng dẫn ôn tập và kiểm tra tổng hợp cuối học kì trong sách giáo khoa để nắm vững nội dung, yêu cầu, và cách thức làm kiểu bài tổng hợp đó.

Trả lời:

Các em học sinh tự xem lại bài hướng dẫn ôn tập và kiểm tra tổng hợp cuối học kì trong sách giáo khoa để nắm vững về:

  • Nội dung
  • Yêu cầu
  • Cách thức làm bài tổng hợp đó.

Câu 2: Từ bài viết của mình, suy nghĩ, đối chiếu với các yêu cầu về kiểu bài này, từ đó phân tích và tự đánh giá những gì làm được và chưa làm được:

Trả lời:

Từ bài viết của mình, suy nghĩ, đối chiếu với các yêu cầu về kiểu bài này, từ đó phân tích và tự đánh giá bài làm của bản thân về:

* Những điểm đã làm được:

+ Về phần trắc nghiệm:

– Các câu trắc nghiệm chủ yếu kiểm tra nội dung, kiến thức phần văn học trung đại, văn học hiện đại, thơ hiện đại, văn bản nhật dụng. và các kĩ năng sử dụng từ ngữ địa phương, từ ngữ xưng hô, kỹ năng sử dụng các loại câu như câu trần thuật, câu nghi vấn…

– Để trả lời được phần trắc nghiệm cần phải nắm vững kiến thức phần văn bản văn xuôi hiện đại, kiến thức phần độc thoại, đối thoại, các kiểu câu.

– Bài làm của em trả lời đúng tất cả các câu trừ câu 10. Đây là một câu hỏi về các từ ngữ địa phương, em chọn sai câu này vì em chưa có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với những người ở địa phương đó cũng như chưa chú trọng tìm hiểu phương ngữ ở vùng này.

+ Về phần tự luận:

– Đề bài yêu cầu viết theo hình thức thuyết minh, có yêu cầu sử dụng các phương thức biểu đạt khác bao gồm miêu tả, nghị luận, biểu cảm

– Bố cục bài viết của em đầy đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.

– Nội dung còn thiếu dẫn chứng và phải đảm bảo thông tin chính xác, ngắn gọn. Bài viết của em đã vận dụng được yếu tố tự sự và miêu tả.

Câu 3: Xem lại bài viết đã được trả, đọc kĩ và suy nghĩ về nhận xét của thầy cô giáo. Thống kê các lỗi mà bài viết của mình đã mắc phải (lỗi về bố cục, về diễn đạt, cách dùng từ, về chính tả, ngữ pháp, lỗi thừa ý, thiếu ý)

Trả lời:

+ Các lỗi mà bài viết của em mắc phải là lỗi diễn đạt, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp, lỗi thiếu ý.

Câu 4: Tìm hiểu nguyên nhân và sửa các lỗi trong bài làm của mình:

Trả lời:

+ Lỗi diễn đạt (lỗi lặp từ) nguyên nhân do vốn từ ngữ nghèo nàn, ít, không phong phú dẫn đến việc dùng đi dùng lại một từ gây cảm giác lủng củng nhàm chán cho câu văn.

– Cách sửa đọc và tra từ điển nhiều hơn để làm phong phú vốn từ ngữu của bản thân biết thêm nhiều từ ngữ đồng nghĩa để có thể thay thé những từ lặp thành các từ khác đồng nghĩa với nó để bài viết trở nên linh hoạt đa dạng.

+ Lỗi chính tả là do thói quen viết sai từ nhỏ (Chữ y dài hay viết thành i ngắn), lỗi do ảnh hưởng của phương ngữ (n viết thành l), do thiếu hiểu biết thấu đáo về từ, và ý thức sử dụng tiếng Việt chưa cao (Cẩu thả)…Trong đó em sai nhiều nhất là lỗi dấu hỏi và ngã.

– Cách sửa là em phải chú ý hơn, khi nghi ngờ có từ viết chưa đúng thì phải nghiền ngẫm, tham khảo ý của các bạn thầy cô và sửa lại cho đúng. Viết bài xong cần đọc lại và sửa lỗi chính tả (nếu có). Thường xuyên đọc và tra từ điển để tránh lỗi sai chính tả

+ Lỗi ngữ pháp, dùng từ sai không rõ nghĩa và viết câu không đúng ngữ pháp, thiếu các thành phần chính, thiếu vế trong một câu ghép, viết câu không rõ nghĩa là do chưa nắm vững cách thức tổ chức câu, cụ thể là chưa có ý thức về tính hoàn chỉnh tương đối của câu.

– Cách sửa là em cần tích lũy vốn từ phong phú, khi viết phải có ý thức lựa chọn từ ngữ phù hợp: Dùng đúng lúc, đúng chỗ, lột tả được thần thái của sự vật sự việc sẽ đem đến cho người đọc sự dễ hiểu. Cần lưu ý là khi không nắm chắc nghĩa của từ, tốt nhất không nên dùng. Đọc và soát lại từng câu xem đã đủ chủ ngữ vị ngữ hay chưa và sửa nếu thiếu.

+ Lỗi thiếu ý là do em viết như nói nên câu văn không rành mạch, kỹ năng viết câu vào tình trạng kể lan man, thiếu ý.

– Cách sửa em cần lập dàn bài/ dàn ý hoặc ghi ra nháp những ý chính trước khi viết bài để tránh thừa thiếu và lặp ý. Và cần đọc và soát lại ý sau khi đã viết xong bài xem đã đủ chưa bổ sung nếu phát hiện thiếu ý.