CÂU HỎI ÔN TẬP TỔNG KẾT PHẦN VĂN HỌC (TIẾP THEO)
PHẦN LÝ THUYẾT TRANG 194 -199
Trong phần này các em tham khảo nội dung trong Sách giáo khoa văn 9 tập 2
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI
Câu 1: Kể tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ văn THCS, nêu định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại.
Trả lời:
– Bài Tổng kết phần Văn học 9 (tiếp theo) liệt kê đầy đủ tên các thể loại chính của văn học dân gian được học trong chương trình Ngữ văn THCS là: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, ca dao dân ca, tục ngữ.
– Định nghĩa ngắn gọn về từng thể loại:
+ Truyền thuyết: câu chuyện thể hiện thái độ, đánh giá của người viết về một sự kiện lịch sử.
+ Truyện cổ tích: kể về cuộc đời của những nhân vật dũng sĩ, công chúa, người có tài năng đặc biệt, phù thủy,… với những yếu tố hoang đường kì ảo và niềm tin về cái thiện sẽ thắng cái ác.
+ Truyện cười: kể về những chuyện buồn cười trong cuộc sống từ đó phê phán những thói quen, hiệu tượng xấu.
+ Truyện ngụ ngôn: mượn lời kể của vật hoặc con người để nói bóng gió về truyện con người, sau đó đưa ra lời khuyên răn.
+ Ca dao, dân ca: thể loại trữ tình dân gian miêu tả tâm tư, tình cảm của con người.
+ Tục ngữ: câu nói ngắn gọn nêu lên những kinh nghiệm sống của nhân dân về mọi lĩnh vực: đời sống, ruộng đất, chăn nuôi, thời tiết,…
Câu 2: Tìm các truyện cổ tích mà em được học (hoặc đã học) những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch.
Trả lời:
– Các truyện cổ tích mà em được học (hoặc đã học) những nhân vật thuộc các loại sau: nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng đặc biệt, nhân vật xấu xí, nhân vật ngốc nghếch là:
+ Nhân vật dũng sĩ: Thạch Sanh.
+ Nhân vật có tài năng đặc biệt: Em bé thông minh, cây bút thần.
+ Nhân vật xấu xí: Sọ dừa.
+ Nhân vật ngốc nghếch: Con chim ánh sáng, Chàng ngốc.
Câu 3: Lấy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối; niêm giữa các câu).
Trả lời:
– Lấy bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan để minh họa các quy tắc niêm luật của thơ thất ngôn bát cú Đường luật (vần, thanh bằng trắc trong từng câu; đối; niêm giữa các câu), ta có bảng sau:
– Các vần được gieo ở cuối những câu 1, 2, 4, 6, 8.
– Câu 1 và 2 đối nhau về thanh điệu.
– Câu 3 và 4; câu 5 và 6 đối nhau về không gian và hình ảnh.
Câu 4: Em đã học những truyện thơ Nôm nào? Tóm tắt thật ngắn gọn cốt truyện của những truyện thơ ấy và nhận xét xem có gì giống nhau trong các cốt truyện đó.
Trả lời:
-
Tóm tắt cốt truyện các tác phẩm truyện Nôm
– Em đã học những truyện thơ Nôm là Truyện Kiều.
– Tóm tắt thật ngắn gọn cốt truyện của tác phẩm:
Thúy Kiều là trưởng nữ trong một gia đình trung lưu thời phong kiến. Trong cuộc du xuân tiết Thanh Minh, Kiều gặp được Kim Trọng. Hai người nảy sinh tình ý và kết giao dưới ánh trăng vàng. Một thời gian sau, Kiều phải bán mình để chuộc cha, còn Kim Trọng phải về Liêu Dương để tang chú ruột.
Cuộc đời Kiều sóng gió bủa vây bắt đầu từ đây. Nàng bị Mã Giám Sinh và Tú Bà bán vào nơi lầu xanh. Tại đây, Thúy Kiều lại nảy sinh tình cảm với Thúc Sinh. Thúc Sinh chuộc Kiều về nhà nhưng ai ngờ chàng đã có vợ là Hoạn Thư. Xưa nay, Hoạn Thư nổi tiếng với máu ghen tuông đã bắt Kiều về làm nha hoàn. Kiều chạy trốn thì gặp kẻ đầu đội trời, chân đạp đất Từ Hải. Ngỡ tưởng đến đây người con gái xinh như cành liễu đã được yên phận. Nhưng không, Thúy Kiều nghe theo lời xúi giục của Hồ Tôn Hiến giết chết Từ Hải.
Sau khi bị ép hầu rượu và gả cho thổ quan, Kiều quá đau lòng mà tự sát xuống sông Tiền Đường. May thay sư Giác Duyên cứu giúp, Kim Trọng và Thúy Kiều gặp lại nhau.
- Điểm giống nhau trong cốt truyện trên
Các tác phẩm trên đều có chung điểm giống nhau trong cốt truyện là bao gồm các phần:
– Mở đầu: Gặp gỡ và đính ước
– Diễn biến: Biến cố
– Kết thúc: Đoàn tụ
Có thể độ dài các phần giữa các tác phẩm khác nhau. Thế nhưng các phần này đều làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.
Câu 5: Hãy lấy một số câu ca dao và vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc.
Trả lời:
– Vài đoạn thơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du để minh họa cho khả năng phong phú của thể thơ lục bát trong việc biểu hiện tâm trạng và kể chuyện, thuật việc là:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Câu 6: Đọc lại một truyện ngắn hiện đại (ví dụ: Lão Hạc của Nam Cao, Bến quê của Nguyễn Minh Châu) và một truyện thời trung đại (ví dụ: Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ), rồi nhận xét về sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật.
Trả lời:
So sánh và nhận xét sự khác nhau trong cách trần thuật, xây dựng nhân vật giữa Lão Hạc của Nam Cao và Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng của Hồ Nguyên Trừng là:
– Cách trần thuật:
* Lão Hạc: biến hóa đa dạng, chỉ cần ngồi hút một điếu thuốc là câu chuyện cũng được bắt đầu.
* Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: kể theo thứ tự hành trạng, tên tuổi, việc làm, con cháu.
+ Lời văn:
* Lão Hạc: đối thoại trực tiếp giữa lão Hạc và ông giáo.
* Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: kết hợp giữa đối thoại và thuật lại câu chuyện.
– Cách xây dựng nhân vật:
* Cách miêu tả nhân vật:
* Lão Hạc: Tác giả xây dựng nhân vật nghèo, khắc khổ nhưng giàu lòng nhân ái, tình người. Hình ảnh nhân vật được Nam Cao miêu tả chi tiết từ hành động, cử chỉ, lời nói, nét mặt của từng nhân vật.
* Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: Xây dựng nhân vật lương thiện, đơn giản. Tác giả tập trung vào miêu tả nhân vật một cách giản lược, tập trung vào kể sự việc.
+ Điểm nhìn trần thuật:
* Lão Hạc: điểm nhìn trần thuật từ ông giáo, ngôi kể thứ nhất. Nhờ vậy mà tạo ra các đoạn gay cấn, bỏ ngỏ. Và bí mật về nhân vật chính được giải đáp đến tận cuối truyện (chi tiết về cái chết của Lão Hạc).
* Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: điểm nhìn trần thuật ở tác giả, ngôi kể thứ ba. Nhờ vậy mà có cái nhìn khách quan về nhân vật.
+ Mối quan hệ giữa các nhân vật:
* Lão Hạc: Nhân vật trong mối quan hệ với các nhân vật khác, được thể hiện bằng các hành động, thái độ, cách biểu lộ tình cảm của các nhân vật.
* Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng: Mối quan hệ giữa các nhân vật được tác giả tạo lập trên cơ sở giải quyết các tình huống truyện.
Trên đây là toàn bộ phần soạn Tổng kết phần Văn học (tiếp theo) trang 194-201. Em có thể tham khảo để có một kì thi tốt trong tương lai.
Tham khảo thêm: Soạn Tổng kết phần văn học (tiếp theo) Trang 186-194