Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm

Để hiểu và phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường tốt nhất, ta cần biết về hành trình thi cử của Tế Xương mà sau này đổi tên thành Tú Xương do thi hỏng nhiều kỳ thi. Tú Xương sinh năm 1870, tên thật là Trần Tế Xương. Năm ông 15 tuổi đã bắt đầu thi khoa bảng. Nhưng cái duyên với thi cử luôn từ chối ông. Khoa Ất Dậu năm 1885, ông không đỗ. Đến khoa Mậu Tí 1888, rồi Tân Mão 1891 cũng trượt. Đến năm 1894, ông thi nhưng chỉ đỗ tú tài. Lúc này ông 24 tuổi và cũng từ đó có tên là Tú Xương. Nhưng chưa dừng lại ở đó, Tú Xương còn vác lều chõng đi thi thêm 4 khoa liên tiếp:  Khoa Đinh Dậu năm 1897, khoa Canh Tí năm 1900, Khoa Quý Mão năm 1903 và khoa Bính Ngọ năm 1906.

Về câu chuyện đi thi của Tú Xương, Nguyễn từng nói hài hước rằng: “Thế rồi Tú Xương mất vào đầu năm sau (1907). Tức là Tú Xương thi chết thôi, thi cho đến chết mới thôi”. Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” ta thấy Tú Xương phản ánh sự “biến dạng” của việc thi cử, trường thi mất đi sự tôn nghiêm vốn có, sĩ tử lẫn quan trường không còn giữ được cái phong thái nho nhã, trịnh trọng. Hay có thể nói, qua nỗi buồn, bi cực thi cử của cá nhân, Tú Xương đã tái hiện cái cảnh hoang tàn của chế độ phong kiến và qua đó thể hiện nỗi nhục giữa cảnh mất nước.

phan-tich-hinh-anh-si-tu-va-quan-truong

Thân bài

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường chi tiết

Bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” của Tú Xương có 3 phần. Phần 1 là hai câu thơ đề, giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu. Phần 2 gồm 4 câu thơ thực và luận, tác giả miêu tả về cảnh trường thi bấy giờ. Và hai câu kết, Tú Xương thể hiện thái độ phê phán đối với chế độ thi cử.

Đối với Tú Xương, ông mang nhiều hăm hở và hi vọng đặt vào khoa thi Đinh Dậu. Vì khoa Giáp Ngọ kế trước ông đã đỗ tú tại, nên ông tham gia khoa thi này với hi vọng sẽ đổ cử nhân để bước trên con đường danh vọng.

“Vịnh khoa thi Hương” còn có tên gọi khác là “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu”. Nội dung của bài thơ không chỉ là miêu tả lễ xướng danh khoa thi Hương tại trường Nam năm 1897, mà quan trọng qua đó, thể hiện niềm chua xót của kẻ đương thời trước cảnh mất nước.

Hai câu đề của bài thơ, giới thiệu nét chính của khoa thi Đinh Dậu:

“Nhà nước ba năm mở một khoa,

Trường Nam thi lẫn với trường Hà”.

Xưa kia, việc thi cử là việc của vua chúa, triều đình nhằm chọn ra những nhân tài ra làm quan, giúp vua, giúp nước. Bấy giờ nước ta bị thực dân Pháp đô hộ, thi cử vẫn như trước, ba năm thì mở một khoa. Khoa thi này là chủ xướng của là chính phủ bảo hộ. Trong câu thơ thứ hai, Tú Xương nếu lên sự hỗn tạp, không nghiêm túc của kỳ thi này, đó “Trường Nam thi lẫn với trường Hà”. Ở đời Nguyễn, miền Bắc Kỳ có hai trường thi Hương: trường thi Hà Nội và trường thi Nam Định. Nhưng khi quân Pháp xâm lược đô hộ nước ta, chúng chiếm trường thi Hà Nội, nên lúc này các sĩ tử Hà Nội phải thi vẫn với sĩ tử trường Hà.

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường ta thấy, hai câu thực tiếp theo của bài thơ, Tú Xương miêu tả cảnh nhập trường và xướng danh với hai nét vẽ không thể nào đặc sắc hơn:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ,

Ậm ọe quan trường miệng thét loa.

Tú Xương là cũng là một sĩ tử trong kỳ thi nên mới có thể quan sát để miêu tả, làm bật lên cái thần của quanh cảnh trường thi lúc bấy giờ. Một kỳ thi dành cho kẻ trí thức, người có tài nhưng không ngờ rằng lại trông thật nhếch nhác, “vai đeo lọ”, “lôi thôi”. Trong những kẻ sĩ tử “lôi thôi” này rồi sẽ có những ông tiến tiến sĩ, ông tú tại. Nhưng “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” là một cảnh hài hước một cách chua chát. Tú Xương dùng biện pháo đảo ngữ, đặt hai chữ “lôi thôi” lên đầu câu thơ càng nhấn mạnh thêm vẻ nhếch nhác chán chường. Và lọ ở đây, là lọ mực hay là lọ nước uống.

Rồi tới nét vẽ thứ hai, Tú Xương vẫn thật tài tình làm sao.

“Ậm oẹ quan trường miệng thét loa”.

Từ “ậm oẹ” này có nghĩa là tiếng nạt nộ, hăm dọa. Trong câu thơ thực thứ hai này, nhà thơ cũng dùng phép đảo ngữ, để từ “ậm ọe” lên đầu câu thơ, làm nổi bật hình ảnh các quan trường đang thể hiện uy quyền mà “miệng thét loa”. Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường đến đây ta thấy, trường thi vốn là chốn tôn nghiêm có nền nếp, thì giờ không khác nào cảnh họp chợ, lộn xộn, ồn ào đến nỗi quan trường phải “thét loa”. Và lúc này ta thấy, hai hình ảnh mà Tú Xương đặt ở trung tâm hiện lên đối xứng nhau. Sĩ tử thì trông nhếch nhác, không còn cái vẻ nho nhã thư sinh như hình dung. Còn giám thị, quan trọng cũng có được phong thái nghiêm trang, trịnh trọng. Cảnh trường thi như một bức tranh biếm họa và nó gợi ra cảnh “chiều tàn” của chế độ phong kiến nước ta thời bấy giờ.

phan-tich-hinh-anh-si-tu-va-quan-truong1

Tiếp theo bài thơ là hai câu luận, bức tranh biếm họa về khoa thi Đinh Dậu có thêm sự xuất hiện của hình ảnh ông Tây và mụ đầm. Theo một số tài liệu cũ, thì năm thi Đinh Dậu này, vien toàn quyền Paul Doumer cùng vợ chồng tên công sứ Nam Định Le Normand có đến dự. Lúc này các sĩ tử, các ông tú, quan giám thị phải cúi rạp mình, lạy ông Tây, mụ đầm. Và không sao kể hết cái nhục nhã của hàng vạn sĩ tử Bắc Hà ngày ấy:

“Lọng cắm rợp trời, quan sứ đến,

Váy lê quét đất, mụ đầm ra”.

Bọn thực dân pháp bầy giờ đang đàu đọa dân ta. Vậy mà lũ cướp nước này lại được đón tiếp với “lọng cắm rợp trời. Đó là nỗi đau, nỗi chua chát khi mất nước. Xưa nay, trường thi vốn là chốn tôn nghiêm, lại vốn trọng nam khinh nữ, đàn bà con gái không được đến những nơi này. Nhưng bây giờ, lại xuất hiện mụ đầm “váy lê quét đất”, chưa kể lại còn làm ra cái cảnh nhục nhã vô chừng:

“Trên ghế, bà đầm ngoi đít vịt

Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng”.

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường có thể thấy, hình ảnh ông Tây mụ đầm chính là một trong những điểm nhấn quan trọng của bức tranh biếm họa. Ở đây, Tú Xương sử dụng nghệ thuật đối để miêu tả hiện thực nổi bật nhất. Câu thơ của Tú Xương là sự kế thừa của cái cười châm biếm trong nghệ thuật chèo, tuồng, ca dao dân gian xưa, đó là những vế đối “lọng” với “váy”, “quan” với “mụ”. Qua sự đối lập giữa lọng, một nghi trượng cao sang trong nghi lễ đón rước và váy thể hiện hàm ý đồ dơ, thấp kém; ta thấy Tú Xương đã thể hiện nghệ thuật trào phúng một cách tài tình.

Chứng kiến cảnh ấy, thấy rõ cái nhố nhăng, lôi thôi, lộn xộn, không còn phép tắc quy củ nơi trường thi năm Đinh Dậu; Tú Xương thể hiện nỗi niềm của mình:

“Nhân tài đất Bắc nào ai đó,

Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà”

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường ta hiểu, câu thơ trên như một lời than, tiếng kêu gọi nhưng cũng như là như đang nói với chính mình với bao nỗi xót xa, cay đắng với cảnh nước nhà.

Nhân tài đất Bắc là ai? Chính là những ông nghè, ông cống, nhưng con người là kẻ sĩ tài cao, có lòng tự tôn dân tộc ở chốn Thăng Long kinh kì, nơi ngàn năm văn hiến của dân tộc. “Nào ai đó” là tiếng than, như là chẳng biết kêu ai, nhưng cũng như là một lời thức tỉnh. Còn từ “ngoảnh cổ” trong câu thơ cuối khiến người đọc nghĩ đến một thái độ, một tâm thế bất lực nên cam chịu cảnh nhục nhã, cam tam chịu đời nô lệ. Bởi “cảnh nước nhà” lúc này này, là cái cảnh nhục nhã vô chừng, mà như trong “Á tế Á ca”, Tăng Bạt Hổ có viết “Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu…”

Kết luận khi Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường

Trong kỳ thi Hương năm Đinh Dậu, Tú Xương là một trong hàng vạn sĩ tử sự thi. Nỗi đau thi hỏng của ông gợi đến nõi nhục của hàng vạn sĩ tử, trí thức đất Bắc thời bấy giờ. Mà nỗi nhục nhã, chua xót ấy chỉ có thể kết thành lời than, tiếng thở dài.

Phân tích hình ảnh sĩ tử và quan trường ta thấy, trong bài thơ “Vịnh khoa thi Hương”, Tú Xương tả cảnh nhập trường lẫn cảnh lễ xướng và qua đó thể hiện tâm trang đau xót của ông trước hiện thực nhốn nháo, đau buồn của buổi hoàng hôn chế độ phong kiến nước ta.