Mở bài
Ca ngợi những điều tốt đẹp, trân trọng những giá trị sâu sắc của con người luôn là đề tài bất tận với văn chương. Ngay cả trong những hoàn cảnh éo le nhất, con người và tài năng, nhân cách của họ vẫn ngời sáng lên giữa nghịch cảnh. “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là một tác phẩm như thế. Thông qua phân tích Chữ người tử tù lớp 11, ta sẽ thấy được nhân vật Huấn Cao hiện lên với những vẻ đẹp đáng trân trọng. Đồng thời qua đó cũng thể hiện tình yêu nước thầm kín mà mãnh liệt của tác giả.
Thân bài phân tích Chữ người tử tù lớp 11
- Khái quát tác giả, tác phẩm
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh ra trong một gia đình nhà Nho tại Hà Nội. Cuộc đời Nguyễn Tuân có nhiều thăng trầm, biến đổi liên tục. Chính điều này đã khiến cho văn chương của ông có vốn kiến thức rộng lớn, tài hoa, uyên bác. Trước Cách mạng tháng Tám, phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có thể thâu tóm vỏn vẹn trong một chữ “ngông”. Mỗi trang viết của ông đều muốn chứng tỏ cái tài hoa, uyên bác của bản thân. Ông luôn miêu tả mọi sự vật hoàn hảo đến tận cùng ở phương diện thẩm mỹ. Ông khát khao đi tìm cái đẹp của thời xưa còn vương sót lại ở hiện tại và gọi đó là “Vang bóng một thời’. Nguyễn Tuân là người theo “chủ nghĩa xê dịch”, luôn “cựa quậy trong từng câu chữ. Tính cách này đã tạo ra cho văn chương của ông luôn yêu thích những tính cách phi thường, của những tình cảm, cảm xúc vô cùng mãnh liệt, những tài năng độc đáo và những phong cảnh tuyệt mĩ hiếm có trong cuộc đời.
“Chữ người tử tù” ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối cùng”, được in năm 1939 trên tạp chí Tao đàn. Sau đó được tuyển in trong tập “Vang bóng một thời” thì đổi tên như hiện tại. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách văn chương tài hoa, nghệ sĩ của ông. Đồng thời cũng ẩn chứa nhiều ý nghĩa về quan niệm của sự hoàn mĩ.
- Luận điểm 1: Tình huống truyện
Có thể nói, “Chữ người tử tù” được đặt trong một tình huống truyện độc đáo. Nhân vật Huấn Cao và người cai ngục đã gặp nhau nơi ngục tù tối tăm, ảm đạm. Họ mang hai số phận khác nhau, thậm chí là hoàn toàn trái ngược nhau. Thế nhưng vượt qua những khác biệt về địa vị, thân phận, họ lại có được sự đồng điệu rất đáng trân trọng. Ngoài xã hội, họ có thể là kẻ thù, thế nhưng trong nghệ thuật, họ lại là tri âm, tri kỉ của nhau.
Thông qua xây dựng tình huống truyện éo le, độc đáo ấy, tác giả đã khiến cho tác phẩm có sức ám ảnh lớn. Họ gặp gỡ nhau trong hoàn cảnh khác thường nơi ngục tù, rồi lại trân trọng và cảm phục lẫn nhau. Đồng thời, không gian và thời gian góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống truyện vốn đã khác lạ này.
- Luận điểm 2: Nhân vật Huấn Cao
Trong “Chữ người tử tù”, Huấn Cao đã khắc hoạ lên các nhân vật với nhiều nét chấm phá độc đáo. Trước tiên, tác giả xây dựng lên hình tượng nhân vật Huấn Cao với tài năng hiếm có trong việc viết thư pháp. Ông được miêu tả là người có tài viết chữ “rất nhanh và rất đẹp”. “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm” và nếu mà có “được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”. Những câu văn ấy đã làm nổi bật tài năng thiên phú, không ai sánh bằng của Huấn Cao.
Không những vậy, ông Huấn còn là người có tâm hồn trong sáng và yêu nghệ thuật. Điều đó được thể hiện ở việc ông “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”. Đó là một tâm hồn trọng nghĩa, khinh thường vật chất. Ông chỉ cho chữ những người tri kỉ, thấu cảm được cái đẹp của nghệ thuật. Lúc đầu, khi chưa biết tấm lòng của quản ngục, ông chỉ xem xem y là kẻ tiểu nhân, làm công việc không hề tử tế gì. Thế nhưng khi đã thấu hiểu tấm lòng”biệt nhỡn liên tài” của quản ngục, Huấn Cao đã nhận lời cho chữ mà không chút đắn đo. Ông nói với quản ngục suy nghĩ và trăn trở của mình: “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Ông yêu thương và trân trọng những người có sở thích thanh cao, có một nhân cách và phẩm chất cao đẹp, đáng ngợi ca.
Huấn Cao còn được miêu tả là người nghệ sĩ – anh hùng có thiên lương trong sáng. Dù phải nhốt vào chốn ngục tù tối tăm, tù túng, thế nhưng ông vẫn luôn giữ tâm thế hiên ngang, một nhân cách chính trực. Hành động thản nhiên rũ rệp trên thanh gông thể hiện cái ngạo nghễ, không chịu khuất phục của một người làm cách mạng. Đó chính là phẩm chất quý báu, mà khi lâm vào nghịch cảnh mới có thể thấy rõ được bản chất con người.
- Luận điểm 3: Nhân vật viên quản ngục
Không chỉ khắc họa hình tượng Huấn Cao trong sạch, thanh cao, Nguyễn Tuân còn miêu tả và trân trọng nhân vật viên quản ngục. Qua ngòi bút của tác giả, y hiện lên là một người say mê cái đẹp, khát khao và trân trọng cái đẹp. Mong ước của viên quản ngục ấy chỉ là “được treo ở nhà riêng một đôi câu đối” do chính tay ông Huấn viết. Nó ám ảnh ông đến độ lo lắng sẽ “ân hận suốt đời” nếu như không xin được chữ ông Huấn trước khi bị hành hình. Viên quản ngục hiện lên là một người biết quý trọng người tài, trân trọng cái đẹp.
Trong khoảng thời gian Huấn Cao bị giam trong tù, quản ngục luôn bày tỏ thái độ kính trọng. Ông đã bỏ qua luật lệ mà dũng cảm biệt đãi Huấn Cao, cảm thấy nuối tiếc khi biết Huấn Cao sắp phải từ giã cõi đời. Trong con mắt của y, việc cuộc đời mất đi người tài họ Huấn ấy cũng như “Bấy nhiêu thanh âm phức tạp bay cao lần lên khỏi mặt đất tối, nâng đỡ lấy một ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ.” Ông yêu nghệ thuật, trân trọng nghệ thuật. Giữa cái chốn lao tù nhiều cạm bẫy và đầy rẫy những xấu xa, tâm hồn và nhân cách của viên quản ngục ấy vẫn sáng, trong sạch và đầy sự đẹp đẽ.
- Luận điểm 4: Cảnh cho chữ
Có thể nói, cảnh cho chữ trong tác phẩm là một “cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Khi đã biết tấm lòng người quản ngục, Huấn Cao đồng ý cho chữ ngay đêm trước khi phải ra pháp trường chịu án chém. Trại ttaij giam tỉnh Sơn, khi chỉ còn “vẳng có tiếng mõ trên vọng canh”, trong buồng tối chật hẹp, u ám, ẩm ướt, cảnh tượng cho chữ hiện lên độc đáo lạ thường.
Lúc này, người cho chữ và kẻ nhận chữ có thân phận và hành động đặc biệt. Qua ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, hai nhân vật hiện lên trái ngược, đối lập nhưng lại rất hợp lý trong hoàn cảnh này. Viên quản ngục “vái đầu lạy” người tử tù Huấn Cao như cái gật đầu của sự thức tỉnh. Đối mặt với cái đẹp, y đã thoát ra khỏi sự tầm thường, ràng buộc của vị thế xã hội để vươn tới cái đẹp hoàn hảo. Toàn bộ cảnh tượng độc đáo ấy chính là bài ca tôn vinh cái đẹp, cái thiện, cái thiên lương của con người. Trong hoàn cảnh tối tăm ngục tù, trong cái nghịch cảnh đè nén, nhân cách cao đẹp vẫn hiện lên, xua tan mọi sự u ám, nâng đỡ con người tìm lại con đường hoàn lương.
Kết bài Phân tích Chữ người tử tù lớp 11
Thông quan tình huống truyện độc đáo, xây dựng các nhân vật đặc biệt, Nguyễn Tuân đã viết lên một áng văn tài hoa, chất chứa đầy những ẩn ý sâu xa. Đó là quan niệm về cái đẹp và sự trân trọng cái đẹp. Đồng thời cũng bộc lộ cái nhìn bao dung, yêu thương và trân trọng con người, là tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” của nhà văn.