Soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121-123, sách giáo khoa Ngữ Văn 7, tập 2

I – DẤU CHẤM LỬNG

Câu 1 (Soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121-123): Trong các câu sau đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Trả lời:

Trong các câu trên dấu chấm lửng được dùng để:

a, Dấu chấm lửng mang ý nghĩa liệt kê, ý nói còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa kể hết.

b, Dấu chấm lửng thể hiện sự ngắt quãng do quá hoảng loạn và lo sợ.

c, Dấu chấm lửng làm giãn nhịp điệu câu văn chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ “bưu thiếp” biểu thị sự bất ngờ.

Câu 2 (Soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121-123): Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng.

Trả lời:

Công dụng của dấu chấm lửng đó là

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa được liệt kê hết

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

– Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, hài hước, châm biếm.

II – DẤU CHẤM PHẨY

Câu 1 (Soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121-123): Trong các câu sau đây, dấu chấm phẩy được dùng để làm gì? Có thể thay thế bằng dấu phẩy được không? Vì sao?

Trả lời:

a, Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép. Trong câu này chúng ta có thể thay bằng dấu phẩy, bởi trong câu ghép các vế có thể thay thế bằng dấu chấm, dấu phẩy.

b, Dấu chấm phẩy dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong câu liệt kê phức tạp. Trong câu này chúng ta không thể thay bằng dấu phẩy, vì sử dụng dấu phẩy làm cho người đọc không thể hiểu hết được các bộ phận, các tầng bậc ý nghĩa trong câu bị lẫn lộn, xáo trộn.

Câu 2 (Soạn Dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy trang 121-123): Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu phẩy.

Trả lời:

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

III – LUYỆN TẬP

Câu 1: Trong mỗi câu có dấu chấm lửng dưới đây, dấu chấm lửng được dùng để làm gì?

Trả lời:

a, Dấu chấm lửng được dùng để thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng do lúng túng, sợ hãi.

b, Dấu chấm lửng biểu thị câu nói bị bỏ lửng

c, Dấu chấm lửng thể hiện sự liệt kê chưa đầy đủ.

Câu 2: Nêu công dụng của dấu chấm phẩy trong mỗi câu dưới đây:

Trả lời:

a, Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách các vế trong câu ghép đẳng lập

  • Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai vế câu trong câu ghép
  • Dấu chấm phẩy được dùng ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song và đều làm phụ ngữ cho động từ “nói”.

Câu 3: Viết một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương trong đó:

a) Có câu dùng dấu chấm lửng.

b) Có câu dùng dấu chấm phẩy.

Trả lời: “Ca Huế trên sông Hương là một trong những nét đẹp văn hóa phi vật thể độc đáo của Huế nói riêng và của Việt nam nói chung. Ca Huế có nguồn gốc từ dòng nhạc cung đình; nhạc dân ca kết hợp với nhau tạo thành một bản nhạc độc đáo. Biểu diễn các làn điệu Huế còn có sự góp mặt của các ca công, họ đều là những người còn rất trẻ, nam mặc quần thụng, áo the, đầu đội khăn xếp, nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Các nhạc công sử dụng những ngón đàn trau chuốt như: nhấn, mổ, vỗ, ngón bấm…