Mở bài
Là một trong những nhà văn lớn của văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời là điển hình của tấm gương sáng tạo của con người. Các tác phẩm của Tô Hoài để được ông kể theo một lối kể hóm hỉnh, giản dị tinh tế nhưng lại giàu chất thơ. Vợ chồng A Phủ – Một tác phẩm nổi bật được in trong tập Truyện Tây Bắc, kể về cuộc sống cơ cực của người dân Tây Bắc thời kỳ thực dân Pháp thống trị, bên cạnh đó tác giả đã không quên cả ngợi vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của con người nơi đây. Phân tích bài Vợ chồng A Phủ sẽ giúp ta hiểu rõ hơn điều này.
Thân bài
- Luận điểm 1: Sự xuất hiện của nhân vật Mị và A Phủ
Tác phẩm mở đầu là xuất thân của Mị, làm nô lệ trong nhà Thống lí Pá tra. Một cô gái ở tuổi thanh xuân có tâm hồn mơ mộng và khao khát tự do, là niềm ao ước của nhiều chàng trai ở bản. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, cô phải chấp nhận lấy con Thống lí Pá tra và trở thành dâu nhà Thống Lý. Ở đây, Mị đã phải trải qua một cuộc sống không giống một con người, bị giam cầm về cả thể xác lẫn tinh thần.
Mị xuất hiện ở những đoạn văn đầu tiên với sự đối lập giữa tâm trạng buồn rười rượi và khung cảnh đông vui, giàu sang của nhà Thống lí Pá tra. Dưới dọng kể chân thực, hoàn cảnh của Mị khiến cho người đọc xót thương cho người con gái không thể tự nắm lấy hạnh phúc của chính mình. Đây cũng là số phận chung của người lao động dưới ách thống trị thực dân. Còn A Phủ, anh có nhiều phẩm chất tốt của một chàng trai Mông, giỏi đủ nghề và không chịu khuất phục hà cường ác bá. Hai nhân vật tuy cùng chung số phận những đều có những nét đẹp riêng. Phân tích bài Vợ chồng A Phủ qua những luận điểm tiếp theo để thấy được sự khác biệt này.
- Luận điểm 2: Nhân vật Mị với những nét đẹp tâm hồn cùng sức sống tiềm tàng
Ngay từ những đoạn đầu của tác phẩm, tác giả đã để Mị xuất hiện một cách rất tự nhiên nhưng lại đem đến ấn tượng sâu sắc cho người đọc. “Ai đi xa về, có việc ghé qua nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Đối lập với khung cảnh vui tươi, giàu có là nét mặt “lúc nào cũng buồn rười rượi của Mị”. Thông qua đó, tác giả giúp người đọc dự đoán phần nào cuộc sống làm dâu gạt nợ của Mị trong những tháng ngày tiếp theo.
Trước khi vì gia đình mà làm con dâu gạt nợ, Mi là cô gái đẹp, có tài thổi sáo, hiểu thảo và trẻ trung. Tô Hoài đã miêu tả một cách sống động nhất về ngoại hình và tài năng của người con gái này qua giống văn miêu tả đầy chân thực. Mị xinh đẹp đến mức “trai làng đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị” “có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Không chỉ là người con gái xinh đẹp, mị còn thổi sáo hay, cực kì có hiếu với cha, sẵn sàng làm nương, làm rẫy, trả nợ thay cho bố mình. Những tưởng, cô gái như vậy sẽ có được một cuộc sống hạnh phúc, nhưng chế độ phong kiến thời bấy giờ đã đẩy cô một hoàn cảnh trái ngược hoàn toàn – Làm dâu gạt nợ.
Phân tích bài Vợ chồng A Phủ để thấy rằng cũng như bao người dân Tây Bắc thời bấy giờ, Mị chính là nạn nhân của hình thức cho vay lấy lãi nặng. Muốn xóa nợ phải về làm dâu, làm nô lệ cho chủ nợ. Và, Mị đã trả nợ thay cha bằng việc chấp nhận về làm dâu gạt nợ nhà Thống lí Pá tra, đánh đổi cả thành xuân, hạnh phúc của mình.
Như một cỗ máy suốt ngày đêm hoạt động không biết mệt mỏi, từ ngày này sang ngày khác, năm này sang năm khá “Mị như một cỗ máy làm việc suốt ngày, suốt tháng, suốt năm”, “Mị tưởng mình là con trâu con ngựa. Mị nghĩ mình cũng không bằng con trâu, con ngựa…”. Không những thế, Mị còn bị chồng mình là A Sử đối xử tệ bạc, đánh đập thô bao. Những trận đòn roi có thể sẽ là chi tiết không thể nào quên đối với những ai đọc tác phẩm này. Bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần, làm dâu, sống trong nhà Thống lí, Mị không nghĩ mình còn là con người. Mị trở nên vô cảm và không còn thiết tha đến sự sống.
Và rồi, mùa xuân năm đó ở Hồng Ngài, trong một đêm Tết, sức sống đã trỗi dậy lần nữa trong Mị. Tây Bắc nơi Mị sống những ngày tết ngập tràn âm thanh, tiếng sáo, tiếng cười nói, tiếng gọi bạn đi chơi vang khắp mọi nẻo đường. Tiếng sáo được xem là âm thanh đặc trưng nhất của ngày tết vùng Tây Bắc, nghe tiếng sáo là thấy tết. Tiếng sáo là tiếng gọi của hạnh phúc, tình yêu, xuyên qua tâm hồn Mị và thức dậy khát vọng được sống trong con người cô.
Mùa xuân dường như chính là động lực, là điểm tựa để Mị bước sang một cuộc đời mới. Mị đã uống rượu “uống ừng ực từng bát” để quên đi những nỗi tủi nhục, thống khổ mà suốt thời gian qua Mị đã chịu đựng. Mị nhớ lại tuổi trẻ và nhận thức được cuộc sống hiện tại của mình. Mị nhận ra mình còn trẻ “Mị thấy mình phơi phới trở lại, Mị vẫn còn trẻ lắm, Mị muốn đi chơi”. Nhưng rồi, chính A Sử đã dập tắt tất cả những khát khao đang hiện hữu bằng cách trói đứng cô. Nhưng Mị giờ đây đã vượt qua nỗi đau về thể xác, sợi dây trói không thể nào trói buộc được tâm hồn cô.
Cho đến khi Mị nhìn thấy A Phủ khóc, sự sức sống trong con người Mị càng trở nên mãnh liệt hơn. Mị nảy sinh ý định sẽ cứu và giải thoát cho A Phủ, cô cắt dây trói và cùng A Phủ trốn khỏi nhà Thống lí, trốn khỏi Hồng Ngài. Hành động này của Mị đã khẳng định rằng, cô thực sự đã hồi sinh, vô cùng tha thiết tìm lại khát vọng sống tiềm tàng trong con người mình.
- Luận điểm 3: Nhân vật A Phủ giàu tình cảm, sức sống nhưng số phận lại đau thương
Khi phân tích bài Vợ chồng A Phủ ta thấy bên cạnh nhân vật Mị, Tô Hoài đã xây dựng A Phủ, một chàng trai mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Là một chàng trai khỏe mạnh, chăm chỉ, cầu tiến, ham học hỏi. Nhưng cuộc đời đã xô đẩy những người dân nghèo vào cùng một số phận làm nô lệ cho kẻ cầm quyền. A Phủ đi ở cho nhà Thống lí Pá Tra “đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bò tót, bẫy hổ, chăn bò, chăn ngựa, quanh năm một thân một mình bôn ba rong ruổi ngoài gò nương gò rừng”. Tô Hoài còn khắc họa nhân vật này với tính cách mạnh mẽ, không cam chịu áp bức. Đây chính là hình ảnh của những người dân lao động chân chính khát khao tự do thời bấy giờ.
Tuy không hoàn toàn giống Mị, nhưng số phận của A Phủ cũng là một người gạt nợ. Gạt nợ vì lỡ đánh phải con quan và thua kiện một cách bất công. Thêm vào đó, những tội trạng mà A Phủ gây ra khi làm người ở ở nhà Thống lí như làm mất bò. A Phủ cũng bị trói đánh, hành hạ không thương tiếc. Qua sự khắc họa của nhân vật, Tô Hoài thể hiện sâu sắc sự bất công của xã hội thời bấy giờ, khi con người còn không quan trọng bằng con bò. A Phủ còn không có giá trị bằng một con bò. Và rồi, chính A Phủ đã thức tỉnh khát khao được sống trong con người Mị. Để Mị đủ can đảm cắt dây trói cho A Phủ và cùng anh trốn khỏi Hồng Ngài.
Kết bài
Qua phân tích bài Vợ chồng A Phủ, có thể thấy bằng ngòi bút sắc sảo, vốn từ phong Phú, Tô Hoài đã xây dựng hình ảnh 2 nhân vật Mị và A Phủ một cách vô cùng chân thực. Đồng thời, thông qua số phận 2 nhân vật ta hình dung được phần nào số phận bi thương của người dân lao động nghèo vùng Tây Bắc và sự tàn ác của chế độ thực dân phong kiến thời bấy giờ. Bên cạnh đó, tác phẩm còn ca ngợi nét đẹp của người lao động, khát khao sống mãnh liệt cho dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khổ đau nào.