Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 trang 167-172 SGK Ngữ văn lớp 8 tập 1

I – NHỮNG NỘI DUNG CỞ BẢN CẦN CHÚ Ý

1. Về phần đọc hiểu văn bản

– Trọng tâm trương trình:

+ Đọc hiểu tác phẩm tự sự

+ Văn bản nhật dụng

+ Một số tác phẩm trữ tình

– Một số nội dung cơ bản:

+ Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm tự sự đã học trong chương trình.

+ Nắm được nội dung cụ thể và vẻ đẹp của tác phẩm trữ tình đã học trong chương trình.

+ Nắm được nội dung và ý nghĩa của một số văn bản nhật dụng.

2. Về phần Tiếng Việt

a) Lý thuyết

– Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ;

– Trường từ vựng;

– Từ tượng hình, từ tượng thanh; từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội; trợ từ, thán từ; tình thái từ;

– Các biện pháp tu từ từ vựng: đặc điểm và tác dụng của các biện pháp nói quá, nói giảm, nói tránh;

– Câu ghép;

– Hệ thống dấu câu.

b) Thực hành:

Biết vận dụng những kiến thức trên vào thực tế.

3. Về phần Tập làm văn

a) – Nắm được đặc điểm văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểm cảm.

– Biết cách làm bài văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểm cảm.

b) – Nắm được đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm văn bản thuyết minh.

– Biết cách làm một bài văn thuyết minh.

II, Hướng kiểm tra đánh giá

– Những điểm cần chú ý:

+ Khi ôn tập phần kiến thức về Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn cần liên hệ và gắn các kiến thức của mỗi phần với các văn bản chung có trong Sách giáo khoa

+ Bài kiểm tra sẽ kết hợp hình thức thi trắc nghiệm và tự luận. Vì thế không nên học “tủ”, học lệch mà phải ôn luyện toàn diện, đầy đủ.

+ Cấu trúc bài kiểm tra:

  • Phần trắc nghiệm: chiếm 30-40% số điểm (khoảng 12 đến 16 câu); gồm các câu kiểm tra kiến thức về đọc – hiểu văn bản, về Tiếng Việt.
  • Phần tự luận: chiếm 60-70% số điểm, kiểm tra kiến thức và kĩ năng tập làm văn qua một bài văn ngắn.

Đề Kiểm tra cuối học kì 1 – Kiểm tra tổng hợp cuối học kì 1 trang 167

Phần 1: Trắc nghiệm

Đọc kĩ đoạn văn sau và trà lời các câu hòi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất.

Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lào báo ngay:

– Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!

– Cụ bán rồi?

– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.

   Lão cố làm ra vẻ vui vè. Nhưng trông lào cười như niêu và đôi măt lão ầng ậng nước, tôi muôn ôm choàng lấy lão mà òa lẽn khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách cùa tôi quá như trước nữa. Tôi chí ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:

– Thế nó cho bắt à?

  Mặt lão dột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mát cháy ra. Cái đầu lào ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lào hu hu khóc…

                                                                                         (Ngữ văn 8, tập 1)

1. Tác giả đoạn văn trên là ai?

A. Nguyên Hồng   B. Thanh Tịnh  C. Ngô Tất Tố    D. Nam Cao

=> Đáp án: D

2. Trong đoạn văn trên, tác giả đã kết hợp các phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả + biểu cảm       B. Tự sự + miêu tả

c. Biểu cảm + tự sự           D. Nghị luận + biểu cảm

=> Đáp án: C

3. Người xưng “tôi” trong đoạn trích là ai?

A. Binh Tư    B. Vợ ông giáo   C. Ông giáo    D. Lão Hạc

=> Đáp án: C

4. Dòng nào thế hiện rõ nhất nội dung chính của đoạn vàn?

A. Tái hiện lại tâm trạng đau khố và ân hận của lão Hạc.

B. Lão Hạc kê lại chuyện bán chó.

C. Lòng xót xa thông cảm của ông giáo đối với lão Hạc.

D. Cả ba nội dung trên.

=> Đáp án: D

5. Điền vào mục D từ có phạm vi nghĩa bao hàm được nghĩa của các từ ở A, B và C

A. Miệng      B. Mắt   C. Mũi    D………

=> Đáp án: Mặt

6. Từ lão trong đoạn văn trên tương đương với từ lão nào trong các dòng sau:

A- Ông lão                         B. Lão thầy bói

C. Lão nghệ nhân               D. Bệnh lão hóa

=> Đáp án: A

7. Tư nào thay thế dược từ đi đời trong câu “Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ” ?

A- Bỏ mạng      B. Hi sinh        C. Chết        D. Hết đời

=> Đáp án: D

8.  Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng thanh?

A. Vui vẻ       B. Hu hu         c. Ầng ậng              D. Móm mém

=> Đáp án: B

9. Trong các từ sau đây, từ nào là từ tượng hình?

A. Xót xa    B. Ái ngại     C. Móm mém      D. Vui vẻ

=> Đáp án: C

10. Trong đoạn văn trên, có mây tình thái từ?

A. Một         B. Ba           c. Hai            D. Bốn

=> Đáp án: C

11. Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

A. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra.

B. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa.

C. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít.

D. Mặt lão đột nhiên co rúm lại.

=> Đáp án: C

12. Trong các văn bản sau, văn bán nào là văn bản nhật dụng?

A. Lào Hạc                           B. Chiếc lá cuối cùng

c. Muốn làm thằng Cuội          D. Ôn dịch, thuôc lá

=> Đáp án: D

Phần 2: Tự luận

Học sinh chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Câu chuyện về con vật nuôi có nghĩa, có tình

Đề 2; Thuyết minh về một loại hoa mà em yêu thích

Bài làm:

Đề 2; Thuyết minh về một loại hoa mà em yêu thích

Mở bài:

Giới thiệu về loại hoa mà em yêu thích: Hoa giấy.

Bố em là người yêu thích hoa và cây cảnh nên trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa khác nhau. Trong đó em thích nhất là loài hoa giấy

Thân bài:

– Miêu tả về cây hoa giấy nhà em

+ Có rất nhiều loại hoa giấy khác nhau, cây hoa giấy nhà em có màu trắng và Hồng

+ Thân cây cao, có gai, cánh hoa mỏng, mịn

– Cảm nhận về cây hoa giấy

+ Mỏng manh, dịu nhẹ, màu sắc hài hòa

+ Cây hoa giấy mọc lâu năm, kết thành vòm lớn, làm đẹp cho ngôi nhà, tạo bóng mát cho mùa hè

– Kể về việc em thường giúp bố mẹ chăm sóc cây hoa giấy như thế nào: Thường giúp bố tỉa lá khô trên cây, tưới nước mỗi chiều đi học về

Kết bài:

– Tình cảm của em dành cho giàn hoa giấy nói riêng và các loài hoa nói chung

BÀI MẪU THAM KHẢO

Bố em là người yêu thích hoa và cây cảnh nên trong vườn nhà em trồng rất nhiều loài hoa khác nhau. Trong đó em thích nhất là cây hoa giấy. Nhờ bàn tay chăm sóc khéo léo cũng như những tình cảm mà bố gửi gắm, cây hoa giấy đã tô điểm thêm sự mộc mạc, giản dị nhưng yên bình cho ngôi nhà của gia đình.

Cây hoa giấy là loại cây cảnh phổ biến, được trồng ở rất nhiều nơi, đây là loại cây dây leo dạng gỗ, cây bụi hay cây thân gỗ có gai. Hoa giấy thường mọc cao từ 1 – 12m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Cây hoa giấy thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng và lượng mưa dồi dào quanh năm.

Theo như lời bố kể, cây Hoa giấy được đích thân bố trồng và chăm sóc. Vậy nên bố tự hào về cây Hoa giấy này lắm, mỗi lần có khách đến chơi, dành lời khen thì khuôn mặt bố lại hiện lên niềm hạnh phúc giản dị.

Cây Hoa giấy nhà em có hai màu trắng và tím, tán cây cao, leo giàn trước cổng tạo thành một cổng hoa vô cùng bắt mắt và trở thành nơi tạo bóng mát mùa hè cho cả ngôi nhà. Dưới giàn hoa giấy ấy, tôi và các bạn đã cùng chơi biết bao nhiêu trò, cùng nhau ngồi hóng mát, trú mưa. Biết bao câu chuyện tuổi thơ gắn bó với nó.

Cây hoa giấy là loài cây có vẻ ngoài tươi tắn nhưng cũng rất mộc mạc. Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa cả trong phong thủy cũng như đời sống. Hoa giấy có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng thân cây lại xù xì, gai góc, cánh hoa mỏng manh, không quá lộng lẫy nên nó thường tượng trưng cho một tình yêu mộc mạc, đơn sơ.

Thân cây hoa giấy nhiều gai, thuộc dạng thân gỗ leo nhưng rất cứng chắc, trái ngược với vẻ đẹp mong manh của những bông hoa, vậy nên người ta còn hay nói hoa giấy là tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp. Những cánh hoa giấy luôn đan khít vào nhau như anh em ruột thịt khăng khít với nhau để cùng bảo vệ gia đình, nơi mà bố mẹ làm nhụy, chính vì thế hoa giấy còn thể hiện cho tình cảm gia đình sâu sắc, gắn bó mang đến cho căn nhà bạn không gian bình yên.

Cây Hoa giấy đã trở thành một kí ức tuổi thơ khó quên đối với em, nó không chỉ có giá trị về mặt thẩm mĩ, mà còn mang giá trị tinh thần lớn lao với cả gia đình.

Tìm hiểu thêm các bài soạn văn lớp 7, tại đây:

Từ láy trang 41-43

Soạn Đại từ