Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính được Phạm Tiến Duật viết vào những năm kháng chiến chống Mỹ. Đây là một bài thơ ca ngợi hình ảnh người lính anh hùng, như bài ca bất diệt. Thời điểm bấy giờ, Miền Nam đang bị đô hộ, người dân Miền Bắc sẵn sàng xẻ dọc Trường Sơn cứu nước, kéo từng đoàn quân chi viện. Cùng phân tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính để ghi nhận công lao, tinh thần đoàn kết, một lòng yêu nước của dân ta.
Phân tích chi tiết Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính
Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính của tác giả Phạm Tiến Duật được giải nhất khi tham gia cuộc thi thơ, do Báo Văn Nghệ tổ chức. Phạm Tiến Duật có một lối thơ riêng, thu hút người đọc bằng những câu từ lãng mạn. Người đọc yêu thích thơ của Phạm Tiến Duật bợi sự độc đáo, chân thực, táo bạo rất riêng.
Bài thơ gợi đến hình ảnh những chiếc xe hoạt động trong chiến tranh, thật độc đáo khi ce không có kính, vẫn hoạt động tốt trên mọi nẻo đường. Vẻ bề ngoài xe có thể không sang chảnh, xinh đẹp, nhưng lại lập nên những thành tích bất ngờ.
“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Phân tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính để hiểu nơi chiến trường khắc nghiệt. Phạm Tiến Duật giải thích rất rõ, “không có kính không phải vì xe không có kính”. Khi thiết kế một chiếc ô tô, đều được bao trùm bởi lớp kính cách gió, nắng, mưa. Tuy nhiên, trên chiến trường, bom đạn làm rung đất, tàn phá làm kính trên xe bị bể tất cả. Bom đạn của giặc Mỹ, tàn phá từ con người đến thiên nhiên, xe cộ. Chỉ là câu giải thích đơn giản của tác giả nhưng gợi lên hình ảnh thực nhất trong chiến tranh. Những chiếc xe liên tục xung trận trong chiến tranh, bị tàn phá đến tận cùng.
“Ung dung buồng lái ta ngồi,
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.”
Câu tiếp theo, tác giả đi sâu hơn vào hình ảnh chiến sĩ bên trong chiếc xe không kính. Họ là những nhân vật chính, đóng vai trò quan trọng nhất. Chiếc xe không kính làm cho hình ảnh các chiến sĩ bên trong thêm nổi bật, đẹp đẽ hơn. Chiếc xe lăn bánh đi sâu hơn vào mặt trận chiến trường, con người bên trong cũng chiến đấu cùng. Họ chỉ quan tâm địa hình và “nhìn thẳng” tiến về phía trước. Lái xe có kính người ta đã cảm giác mệt mỏi, chiến sĩ Việt lái xe không kính vẫn tràn ngập niềm tin. Tác giả sử dụng bút pháp tả thực kèm câu thơ lãng mạn thêm hấp dẫn, cuốn hút:
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
Đoàn xe không kính chạy nối tiếp nhau, bụi khói bay nghi ngút nhưng không có một xe nào ngừng lại. Cũng vì xe không kính nên gió, bụi lùa vào làm các chiến sĩ như cảm nhận hết được thiên nhiên. Chiến sĩ “nhìn thấy gió”, thực tế là gió vô hình, bằng mắt không thể nào thấy được. Các chàng chiến sĩ tự tin, ngạo nghễ trước khó khăn về địa hình và thời tiết nơi núi Trường Sơn. Lớp kính không còn, người chiến sĩ thấy xuyên cả sao trời, “cánh chim” như trước mắt. Xe lao nhanh, tiến về điểm đến, ở sau là con đường dài thăm thẳm, tưởng tượng như dẫn vào tim ta.
Không có kính, ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.
Phân tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính để hiểu sự khó khăn của chiến sĩ nơi mặt trận. Đoạn thơ tiếp đậm chất văn xuôi, quen thuộc với đời sống hàng ngày. Xe không kính, “ừ thì” sẽ có bụi, đây là sự thật hiển nhiên, chiến sĩ thoải mái với điều đó. Kể cả mưa, nắng thì cũng không bảo vệ được chiến sĩ bên trong, tuôn xối xả vào. Tuy nhiên, chiến sĩ chúng ta luôn giữ tâm hồn tươi vui, bụi dính tóc trắng như người già họ không cần rửa, cười thoải mái. Áo ướt vì mưa họ cũng thốt lê “ừ thì” ướt áo, nhưng không kính, gió bay vào khô ngay, không cần thay. Họ luôn giữ một tinh thần lạc quan, đối diện nhẹ nhàng với mọi vấn đề, anh hùng dũng cảm. Tình đồng đội họ luôn gắn bó, đồng hành cùng nhau:
Những chiếc xe từ trong bom rơi
Ðã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm.
Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:
Chỉ cần trong xe có một trái tim.
Những chiếc xe không kính gặp nhau sau khi đấu tranh hết sức mình tại chiến trường. Họ là những con người không máu mủ nhưng chung một dân tộc. “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi” để chúc mừng, động viên nhau sau bao khó khăn. Không một ngôn từ nào đủ ý nghĩa để miêu tả hết tình đồng đội mà họ trao cho nhau. Một bữa cơm đơn giản giữa núi rừng Trường Sơn bao la, tựa như ăn bữa cơm gia đình. Chiến sĩ bốn bể là nhà, trời đất đều là nơi ăn chốn ở. Họ sát cánh bên nhau một khoảnh khắc rồi lại tiếp tục sứ mệnh độc lập đất nước.
Chiếc xe không chỉ không có kính mà còn không đèn, mui xe cũng mất, tổng quan không hề hoàn hảo. Tác giả nhấn mạnh “chỉ cần trong xe có một trái tim”, đủ mạnh để điều khiển, chế ngự tất cả. Trái tim ở đây là nghệ thuật hoán dụ, tác giả sử dụng thật ý nghĩa, người chiến sĩ đóng vai trò quan trọng. Hình ảnh chiếc xe không kính cùng người chiến sĩ anh hùng luôn lạc quan, tạo nên vẻ đẹp rất riêng Việt Nam. Bài thơ thể hiện tình đoàn kết, chịu khó, tương thân tương ái của người dân Việt.
Kết bài
Phân tích Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính để thấy hình ảnh các chiến sĩ anh hùng trên mặt trận. Bài thơ là một tác phẩm đặc sắc, đậm chất trữ tình cách mạng. Chiến sĩ bên trong xe được tác giả dừng những từ ngữ mỹ miều, ca ngợi vẻ đẹp rất anh hùng.