Soạn Sông núi nước Nam đạt nhất cần có 2 phần. Trước tiên các em cần hệ thống các kiến thức cần ghi nhớ, sau đó mới đi vào phần đọc – hiểu văn bản với việc trả lời các câu hỏi trong SGK Ngữ Văn 7 trang 62-65.

I. Soạn Sông núi nước Nam – Kiến thức cần ghi nhớ

   1. Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm

Bài thơ Sông núi nước Nam chưa rõ tác giả là ai. Nhưng có nhiều lời kể truyền miệng về sự ra đời của bài thơ, mà được lưu truyền rộng rãi nhất là câu chuyện dưới đây:

Vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Lúc này, vua Lý Nhân Tông sai Lý Thường Kiệt mang quân chặn giặc ở phòng tuyến trên sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ nghe tiếng ngâm bài thơ này của hai an hem Trương Hống và Trương Hát từ trong đền thờ.

soan-song-nui-nuoc-nam-trang-62-65-1

    2. Bố cục bài thơ

“Sông núi nước Nam” gồm có hai phần:

– Phần 1: Hai câu thơ đầu – Là lời khẳng định chủ quyền nước Nam ta

– Phần 2: Hai câu thơ còn lạ – Thể hiện lòng quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc của người viết và lòng dân nói chung.

     3. Nội dung tác phẩm

Bài thơ là lời khẳng định chủ quyền của dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ấy của quân dân ta trước mọi kẻ thù xâm lược.

     4. Nghệ thuật

Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, có giọng thơ hùng hồn, đanh thép, thể hiện ý chí quyết tâm của người viết.

II. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1 trang 64: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.

Trả lời:

Nguyên văn bài “Nam quốc sơn hà” hay “Sông núi nước Nam” là bài thơ chữ Hán được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, có các đặc điểm như sau:

– Bài thơ có tổng bốn câu, mỗi câu bảy chữ.

– Vần được gieo ở chữ cuối câu 1, câu 2 và câu 3.

Câu 2 trang 64: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

Trả lời:

– Tuyên ngôn Độc lập chính là lời tuyên bố về chủ quyền, nền độc lập của một đất nước và khẳng định không một thế lực ngoại bang nào có thể xâm phạm.

– Nội dung Tuyên ngôn Độc lập trong bài thơ “Sông núi nước Nam” có hai ý chính:

+ Sự khẳng định chủ quyền nước Nam ở hai câu thơ đầu: Ở đây tác giả khẳng định rằng, nước Nam là của người Nam. Điều này đã được ghi lại tại “thiên thư” tức là “sách trời”. Ở đây tác giả viện đến thiên thư, là vì thời kỳ này coi trời là đấng tối cao. Trong tâm thức người Trung Quốc bấy giờ, họ là trung tâm của vũ trụ, xem mình là “đế”, còn các nước chư hầu nhỏ, vua bị coi là “vương”. Khi sử dụng từ “Nam đế” tức vua nước Nam, ý muốn nhấn mạnh hàm ý rằng nước Nam sánh ngang với Trung Hoa rộng lớn.

+ Lời tuyên bố kẻ thù không được xâm phạm nước Nam ở hai câu thơ còn lại: Bản tuyên ngôn trong bài thơ còn khẳng định rằng, nếu bất cứ kẻ thù nào xâm phạm nền độc lập, nền tự chủ của nước Nam thì chỉ có con đường bại vong.

soan-song-nui-nuoc-nam-trang-62-65

Câu 3 trang 46: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bố cục và cách biểu ý đó?

Trả lời:

– Phân tích hai câu thơ đầu: Lời khẳng định về chủ quyền dân tộc.

+ “Sông núi nước Nam, vua Nam ở”, nghĩa là đất phương Bắc là của vua Bắc. Điều đó nghĩa là, đất nào vua ấy. Đây lẽ tất nhiên tất yếu, là chân lí cuộc đời, không ai có quyền xâm phạm, làm trái đạo lí cuộc đời

+ Xưa nay, trong đời sống tinh thần của người Phươgn Đông, mà điển hình là Việt Nam và Trung Quốc, thì Trời là đấng tối thượng, có khả định đoạt mọi việc. Và khi lãnh thổ của người Nam, vua Nam đã được sách trời phân rõ, thì không có ai được phép làm trái với đạo trời. Đây chính là chân lí của trời đất.

Soạn Sông núi nước Nam qua hai câu thơ đầu ta có thể thấy, người viết tuyên bố chủ quyền của nước Nam dựa trên chân lí cuộc đời và chân lí đất trời, tất cả đều dựa trên lẽ phải. Vì vậy mà chủ quyền của dân nước Nam là không thể phủ nhận.

– Phân tích hai câu thơ cuối: Ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, độc lập dân tộc.

+ Câu hỏi đanh thép “Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm” chính là lời hỏi tội dành cho những kẻ đã làm trái đạo lí làm người, đạo lí của trời. Chúng đang làm những điều phi nghĩa, đáng lên án.

+ Vì vậy, mà kết cục của chúng chỉ có con đường bại vong mà thôi.

*Nhận xét bố cục: Bài thơ có bố cục hết sức chặt chẽ, bài thơ như một bài nghị luận hợp lý, thuyết phục. Ở hai câu đầu ta thấy tác giả nêu lên chân lý khách quan, còn ở hai câu sau nêu ra hệ quả của chân lý nếu không thực thi chân lý ấy.

Câu hỏi 4 trang 64: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?

Trả lời:

– “Sông núi nước Nam” là một bài thơ, vì vậy mặc dù sự biểu ý được thể hiện nổi bật hơn cả, nhưng vẫn có tính chất biểu cảm (bày tỏ cảm xúc”. Và cảm xúc ở đây ở trạng thái ẩn kín, được giấu sau lời lẽ đanh thép, chặt chẽ. Trạng thái ẩn kín là bởi tác giả không trực tiếp bộc lộ cảm xúc, mà qua giọng văn của bài thơ, độc giả phải ngẫm ra lòng yêu nước mãnh liệt của người viết sau những câu từ nêu ra chân lý.

Câu 5 trang 64: Qua các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, hãy nhận xét về giọng điệu bài thơ.

Trả lời:

Các cụm từ “tiệt nhiên”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”, đã thể hiện giọng điệu hùng hồn, khí phách anh hung, tinh thần bất khuất trước bất cứ kẻ thù bạo ngược của dân tộc ta.

III. Sông núi nước Nam trang 62-65: Luyện tập

Nếu có bạn thắc mắc sao không nói là ”Nam nhân cư” (người Nam ở) mà lại nói “Nam đế cư” (vua Nam ở) thì em sẽ giải thích thế nào?

Trả lời:

Theo em, tác giả không nói “Nam nhân cư” mà nói “Nam đế cư” là vì, nói “Nam đế” là để khẳng định chủ quyền lãnh thỗ, bờ cõi, chủ quyền của một đất nước có vua cai trị. Nếu không có chủ quyền thì không thể có “đế” (vua) được. Xưa kia, các vua của nước Tàu luôn xưng “để” và xem các nước chư hầu là các nước nhỏ, gọi vua các nước này là “vương”. Vì vậy, cách nói “Nam đế” mang ý nghĩa đặt nước ta ngang hàng như nước Tàu, có chủ quyền, có bờ cõi riêng của mình.

Hy vọng rằng bài soạn Sông núi nước Nam chi tiết trên đây sẽ giúp các em dễ dàng tiếp cận nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.