Câu 1: (Luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu): Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?
Trả lời:
a) Trật tự từ trong câu cho chúng ta thấy thứ tự trước sau của công việc cần phải làm. Trong đó bao gồm: giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo,…. Đồng thời thể hiện tầm quan trọng của những việc ấy ảnh hưởng đến kháng chiến như thế nào.
b) Trật tự từ trong câu tác giả sử dụng thể hiện thứ tự việc làm thường xuyên (việc chính) và việc không thường xuyên (việc phụ) theo thứ tự trước sau. Cụ thể: Bán bóng đèn và bán cả vàng hương.
Câu 2: Vì sao các cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?
a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.
(Nam Cao, Chí Phèo)
b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích lũy. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)
c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:
– Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.
(Em bé thông minh)
d) Một thời đại vừa chẵn mười năm
Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Cuộc tranh đấu kéo dài cho đến ngày thơ mới toàn thắng. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.
(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)
Trả lời:
a) Cụm từ in đậm “ở tù” đặt ở đầu câu thể hiện sự bất cần, thờ ơ của Chí Phèo đối với việc này. Dường như anh ta coi đó và việc hiển nhiên giống như ăn cơm hàng ngày vậy.
b) Cụm “Vốn từ vựng ấy” có tác dụng là từ nối, tạo liên kết chặt chẽ giữa câu trước và câu sau.
c) Cụm “Còn một trâu và một thúng gạo” mang tính lặp đi lặp lại đóng vai trò liên kết câu trong đoạn văn.
d) Cụm “Trong mười năm ấy” và “trong sự thắng lợi ấy” giữ nhiệt vụ liên kết câu.
Bài 3: Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây:
Trả lời:
a) Trong bài Qua Đèo Ngang, tác giả bà Huyện Thanh Quan đã sử dụng cấu trúc đảo ngữ nhằm làm nổi bật lên cảnh vật, con người. Đồng thời nhấn mạnh tâm tư, tình cảm của nữ thi sĩ khi đứng ở Đèo Ngang.
b) Trong khổ thơ này Tố Hữu bằng ngòi bút xuất sắc của mình đã tái hiện và nhấn mạnh hình tượng rực rỡ của anh bộ đội Cụ Hồ trong nắng chiều núi rừng Tây Bắc.
Bài 4: Các câu (a) và (b) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn bên dưới.
a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.
b) Tôi thấy trịnh trọng tiến vào một anh Bọ Ngựa.
Trả lời:
Câu (a) mang yếu tố kể chuyện về một sự việc nhân vật được chứng kiến, không nhấn mạnh hay làm nổi bật vào bất kỳ một từ ngữ hay sự kiện nào.
Câu (b) đã đảo từ “trịnh trọng” lên trước chủ ngữ nhằm mục đích nhấn mạnh. Vậy nên câu này gây được sự chú ý đến việc được kể. Đồng thời nhấn mạnh thái độ và hình tượng xuất hiện của đối tượng thông qua lời kể.
=> Câu (b) phù hợp điền vào chỗ trống.
Bài 5: Dưới đây là đoạn kết bài Cây tre Việt Nam của Thép Mới (Ngữ văn 6, tập hai, tr.95). Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây.
Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
Trả lời:
- Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm
Trật tự trong bài được sắp xếp khá hoàn chỉnh nên khó có thể sắp xếp lại mà hay hơn phiên bản ban đầu
- Đối chiếu đoạn kết với dàn ý của bài văn và cho biết vì sao tác giả lựa chọn trật tự từ như ở đây
Không phải bỗng nhiên tác giả lại sắp xếp trật tự từ theo trình tự: Xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đam. Đó là bởi:
- Trật tự từ ấy phản ánh đúng phẩm chất đáng quý của cây tre Việt Nam mà tác giả đang khai thác trong văn bản của mình.
- Tác giả đã đi từ bên ngoài – hình thức dễ thấy nhất vào sâu bên trong – những phẩm chất tiềm tàng.
Bài 6: Viết một đoạn văn ngắn về một trong các đề tài sau đây:
a) Lợi ích của đi bộ đối với sức khỏe.
b) Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế.
Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu trong đoạn văn đã viết
Trả lời:
a) Cuộc sống bận rộn cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin khiến con người ta trở nên lười vận động. Theo một số nghiên cứu, lối sống ít vận động chính là nguyên nhân dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm như: Béo phù, đái tháo đường, ung thư, tim mạch. Chính vì thế, dành thời gian đi bộ 30 phút mỗi ngày là giải pháp tối ưu cho cuộc sống cân bằng. Đi bộ mang đến rất nhiều lợi ích, chẳng hạn: Hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, ngừa lão hóa, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường chức năng miễn dịch,…. Vậy nên hãy bắt đầu một cuộc sống khoa học bằng cách đi bộ mỗi ngày.
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu “Đi bộ mang đến rất nhiều lợi ích, chẳng hạn: Hỗ trợ giảm cân, cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ mắc tiểu đường, ngăn ngừa ung thư, ngừa lão hóa, giảm nguy cơ đột quỵ, tăng cường chức năng miễn dịch,….”: Thể hiện tầm quan trọng của việc đi bộ, đồng thời nhấn mạnh những ích lợi mà hoạt động thể chất này mang đến cho mọi người.
b) Đi bộ là một trong những hoạt động mang đến cho chúng ta nhiều trải nghiệm thực tế. Nhờ đó, nhân sinh quan của mỗi người về sự vật, hiện tượng xung quanh được mở rộng. Đi bộ chẳng chịu ảnh hưởng bởi bất cứ phương tiện nào, bạn và tôi có thể lựa chọn bất cứ con đường nào muốn khám phá. Đó có thể là con hẻm nhỏ ít người biết đến, hay những ngọn đồi với đầy thử thách. Dường như, việc đi bộ không chỉ mang đến thể lực mà còn bồi đắp trí lực, tạo ra những con người linh hoạt, dễ thích nghi với cuộc sống hơn.
- Cách sắp xếp trật tự từ trong câu: “Đó có thể là con hẻm nhỏ ít người biết đến, hay những ngọn đồi với đầy thử thách”: Được miêu tả từ nhỏ tới lớn thể hiện quy mô ngày càng mở ra trước mắt người trải nghiệm.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết luyện tập lựa chọn trật tự từ trong câu. Hy vọng các em sẽ áp dụng hiệu quả trong bài học và nắm vững kiến thức nền.