Nếu như tác giả Nguyễn Du nổi tiếng với tác phẩm truyện Kiều cùng câu chuyện nghĩa tình của người anh hùng Từ Hải, thì nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu lại gắn liền với truyện Lục Vân Tiên. Chúng ta cùng phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga để hiểu hơn về nhân vật anh hùng thú vị này nhé!

Mở bài chi tiết phân tích đoạn trích Vân Tiên cứu Nguyệt Nga

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu sinh năm 1822  và mất năm 1888. Ông là một trong những nhà thơ lớn trong nền thi ca văn học Việt Nam vào nửa cuối thế kỷ 19.

Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu được sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho hiếu học. Từ nhỏ ông đã tỏ ra là một người chăm chỉ và thông mình. Trong thời gian kháng chiến chống Pháp, mặc dù không cầm súng trực tiếp ra chiến trường chiến đấu, nhưng ông vẫn tích cực và nhiệt tình tham gia vào các phong trào yêu nước. Ông cùng nhiều chí sĩ yêu nước vẫn thường xuyên họp bàn mưu tính kế chống giặc. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đình Chiểu còn tích cực sáng tác nên những áng thơ bất hủ để phục vụ cho kháng chiến, giúp khích lệ, động viên tinh thần chiến của nhân dân.

Sinh ra vào thời loạn lạc, lại gặp nhiều đau khổ trong cuộc đời nên nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng nhuốm màu đạo đức, nhân nghĩa sâu sắc. Những sáng tác của ông đều nhằm nâng cao giá trị làm người trong cuộc sống, từ đó đã khích lệ ý chí yêu nước cùng lòng căm thù giặc sục sôi. Đồng thời, thơ văn ông cũng ca ngợi những tấm gương sáng hy sinh thân mình vì việc nghĩa, vì nước vì dân. Hầu hết những sáng tác chính của Nguyễn Đình Chiểu đều được viết bằng chữ Nôm. Một số bài thơ đã phản ánh một cách chân thực về thời kỳ đầy đau thương mất mát của đất nước và tố cáo những tội ác manh rợ của kẻ thù như: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp,…

phan tich doan trich luc van tien cuu kieu nguyet nga

Đặc biệt, trong đó tập truyện thơ “Lục Vân Tiên” là sáng tác đầu tiên và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất của Nguyễn Đình Chiểu. Bài thơ mang nội dung đặc sắc, thấm thía về đạo lý làm người và truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc ta. Trong tác phẩm có nhân vật chính tên là Lục Vân Tiên. Đây là người anh hùng văn sõ song toàn, vô cùng trượng nghĩa và có phẩm chất tốt đẹp.

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong chương trình Ngữ văn 9, chúng ta biết được đây là đoạn trích nằm ngay ở phần đầu truyện. Đoạn trích miêu tả lại câu chuyện hoàn cảnh Lục Vân Tiên gặp Nguyệt Nga. Qua đó thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời tác giả cũng như khắc họa rõ nét những phẩm chất, phẩm hạnh đẹp đẽ của hai nhân vật Vân Tiên và Nguyệt Nga. Từ

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô

………………………………………

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Thân bài chi tiết phân tích đoạn trích

Luận điểm 1: Cảnh Lục Vân Tiên và hành động đánh cướp

“Vân Tiên ghé lại bên đàng,

Bẻ cây làm gậy, nhằm làng xông vô.

Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ!

Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”

Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:

“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.

Trước gây việc dữ tại mầy,

Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”

Vân Tiên tả đột hữu xông,

Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.

Lâu la bốn phía vỡ tan,

Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.

Phong Lai trở chẳng kịp tay,

Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.

Mở đầu đoạn trích, độc giả đã thấy ngay hình ảnh một người rất trượng nghĩa. Chàng không dừng lại suy nghĩa mà nhanh chóng hành động. Ghé lại bên đàng để bẻ gậy làm vũ khí. Chàng vừa hàng động dứt khoát, vừa hô hào thể hiện qua lời nói mạnh mẽ. Chàng thẳng thừng phê phán và chỉ trích lũ giặc cướp rằng không được quen thói hung đồ, hại dân. Qua hành đồng và lời nói ấy, người đọc đã phần nào thấy được quan điểm sống cao đẹp của chàng Vân Tiên. Đó là chàng không bao giờ làm chuyện hại đến ai. Nếu giữa đường gặp chuyện chướng ta gai mắt, không đúng đạo lý, bất bình chàng đều sẵn sàng xả thân hy sinh ra tay cứu giúp.

phan tich doan trich luc van tien cuu kieu nguyet nga

Dù chỉ có một và tay không đánh cướp nhưng chàng Vân Tiên vẫn không hề tỏ ra run sợ. Chàng vẫn bẻ cây làm gậy để xông pha vào đánh cướp dũng mãnh. Và hành động mạnh, nhanh, dứt khoát của chàng Lục đã được nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu ví như anh hùng Triệu Tử thời Tam Quốc. Đó là người anh hùng phá vòng Đương Dương có khí phách, hảo hán, trượng nghĩa. Khung cảnh trận xung đột xảy ra trong bụi bay mịt mù. Bốn phía đều quân cướp còn mình Vân Tiên ở giữa. Thế nhưng chỉ trong chốc lát, Vân Tiên đã dùng sức mạnh và tài nghệ của mình đã đánh cho bọn lâu la, cướp ngày đó tan tác. Chúng không kịp trở tay, bỏ kiếm gươm giáo mác tháo chạy, còn tên cầm đầu thì bị Vân Tiên cho một gậy “thác rày thân vong”. Chiến thắng của Vân Tiên không chỉ là chiến thắng của người anh hùng, mà chính là chiến thắng củ lòng nhân nghĩa, của lẽ phải trước sự gian ác và tàn bạo.  Chiến thắng ấy không chỉ ca ngợi hình tượng anh hùng thượng võ, luôn bênh vực kỷ yếu và luôn đứng về phía nhân dân để diệt trừ kẻ ác.

Luận điểm 2: Câu chuyện giữa Lục Vân Tiên gặp Kiều Nguyệt Nga

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga ở phần tiếp theo, độc giả chứng kiến cảnh Vân Tiên trò chuyện với Nguyệt Nga.

“Dẹp rồi lũ kiến chòm ong,

Hỏi: “Ai than khóc ở trong xe này?”

……………………………………

Vân Tiên nghe nói động lòng,

Đáp rằng: “Ta đã trừ dòng lâu la.

Khoan khoan ngồi đó chớ ra,

Nàng là phận gái, ta là phận trai.

Tiểu thư con gái nhà ai,

Đi đâu nên nỗi mang tai bất kỳ.

Chẳng hay tên họ là chi?

Khuê môn phận gái việc gì đến đây?

Trước sau chưa hãn dạ nầy,

Hai nàng ai tớ, ai thầy nói ra?”

Khi nghe tiếng than khóc trong xe, cùng những lời cầu cứu kể lể của người trong xe và kẻ ngoài xe, chàng Vân Tiên đã “động lòng” thương xót. Nhưng điều ấn tượng trong lòng người đọc không chỉ là tấm lòng mà còn cách thức quan tâm tới người bị nạn. Chàng đã ân cần, tinh tế hỏi han và an ủi.  Khi nghe trong kiệu vọng ra tiếng nói là muốn được tạ ơn, chàng Lục đã liền vội vàng gạt đi. Chàng phân định rõ ràng “Nàng là phận gái, ta là phận trai”. Phong tục ngày xưa, “nam nữ thụ thụ bất thân”. Nên việc nữ nhi khuê các mà đường đường gặp nam nhi bị coi là thất lễ, tai tiếng. Vì thế, cách cư xử của Vân Tiên rất lịch sự, phong nhã và tế nhị. Chàng tỏ ra là một người có học thức, biết lễ nghi và rất trân trọng nữ nhi, không hề có ý tỏ ra coi thường. Đặc biệt, khi Nguyệt Nga tỏ mời Vân Tiên cùng về gia thất để báo đáp công ơn, thì chàng Lục liền vội vàng từ chối. Chàng không nhận quà lời mời của Nguyệt Nga, cũng không nhận trâm vàng của nàng mà chỉ nhận những cái lạu tạ của hai cô gái liễu yếu đào tơ và  rồi cùng Nguyệt Nga xướng họa một bài thơ. Vân Tiên khẳng định:

“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.

Này đà rõ đặng nguồn cơn,

Nào ai tính thiệt so hơn làm gì?

Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.

Với Lục Vân Tiên, làm việc nghĩa không phải mong được trả ơn mà dường như đó là bổn phận, là lẽ tự nhiên, là thói quen là việc nên làm. Chàng không hề tính toán thiệt hơn, cũng chẳng mong sẽ được đền đáp bạc vàng. Bởi với chàng, làm người mà mong ngóng ơn huệ thì chẳng còn xứng làm người chứ nói gì đến làm anh hùng.

Luận điểm 3: Hình ảnh tiểu thư Kiều Nguyệt Nga.

Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, không chỉ xây dựng và khắc họa thành công nhân vật anh hùng chàng Lục, mà còn vẽ nên bức tranh hoàn mỹ vê tiểu thư Nguyệt Nga.

Qua lời giới thiệu nho nhã, độc giả có thể thấy, Nguyệt Nga là con gái quan tri phủ. Nàng vô cùng xinh đẹp, nết na và có học thức. Đặc biệt, nàng có cách ứng xử và đối đáp vô cùng khiêm nhường và thận trọng. Đã thế, nàng nói năng lại hết sức mực thước và dịu dàng. Qua chuyện nàng kể, có thể thấy nàng còn là một người con hiếu thảo. Khi nghe lời cha về nhà để yên bề gia thất.

phan tich doan trich luc van tien cuu kieu nguyet nga

“Làm con đâu dám cãi cha,

Ví dầu ngàn dặm đàng xa cũng đành!

Chẳng qua là sự bất bình,

Hay vầy cũng chẳng đăng trình làm chi.

Lâm nguy chẳng gặp giải nguy,

Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi”.

Tâm sự chuyện mình nhưng nàng vẫn không hề quên ơn chàng Lục. Dù chưa gặp mặt nhưng nàng rất cảm kích trước hành động trượng nghĩa của chàng. Nàng trăn trở, lăn tăn đề tìm cách đền đáp sao cho phải phép. Nàng tự thấy đó là ơn cứu mạng nên đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với chàng Vân Tiên. Qua cách hành xử của Nguyệt Nga, có thể thấy nàng cũng là một người trọng nghĩa, sống có trước có sau, không vong ơn bội nghĩa. Nếu như, thông qua nhân vật Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi khí phách nghĩa hiệp của nam nhi Việt Nam thì qua Nguyệt Nga, tác giả ngợi ca vẻ đẹp chính chuyên của người phụ nữ Việt.

Phần kết bài chi tiết

Phân tích đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga, độc giả nhận thấy tài năng xây dựng nhân vật của tác giả Nguyễn Đình Chiểu. Chỉ một đoạn trích ngắn nhưng đã làm nổi bật và khắc hoạt rõ nét, cũng như vô cùng chân thực, sống động về người anh hùng trượng phu Vân Tiên. Đó cũng chính là niềm khát vọng về mẫu hình lý tưởng mà tác giả muốn gửi gắm. Khát vọng về lẽ công bằng, sự chiến thắng của lẽ phải trong xã hội rối ren lúc bấy giờ. Cùng với đó là nhân vật Nguyệt Nga vô cùng xinh đẹp và nết na, đoan trang thùy mị, đại diện cho phái yếu, cho dân nghèo.

Bằng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc như khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động. Nhà thơ cũng đã kết hợp với ngôn ngữ, mộc mạc, bình dị đậm đà bản sắc Nam Bộ, cùng lối kể chuyện tự nhiên, uyển chuyện, nhiều đối thoại, ít miêu tả. Tất cả những điều đó đã làm nên sự thành công của tác phẩm truyện thơ Lục Vân Tiên bất hủ.