Văn mẫu phân tích
Mở bài
Mùa xuân là đề tài quen thuộc trong các tác phẩm văn học Việt Nam. Mỗi mùa xuân của mỗi nhà thơ đều mang những phong cách khác nhau, để lại dấu ấn khác nhau trong lòng độc giả. Một trong những bài thơ về mùa xuân nhẹ nhàng, đầy sức sống ấy phải kể đến bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ được sáng tác trong một hoàn cảnh vô cùng đặc biệt, đó là khi đất nước đã thống nhất, non sông thu về một mối, cả đất nước hồi sinh sôi sục khí thế xây dựng, nhưng Thanh Hải lại đang nằm trên giường bệnh vì mắc bệnh hiểm nghèo.
Thân bài
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài mùa xuân nho nhỏ – Mùa xuân là đề tài muôn thuở cho các nhà thơ phóng bút. Nhắc đến mùa xuân là ta nghĩ ngay đến sự sống mãnh liệt, đâm chồi nảy lộc của thiên nhiên và cả của con người. Và trong thơ Thanh Hải, ở khổ đầ chính là mùa xuân với thiên nhiên tươi đẹp, cảnh sắc lãng mạn và mơ mộng.
“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ôi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Mở đầu bài thơ là những vần thơ vô cùng ngắn gọn, giản dị nhưng chứa đựng cả một mùa xuân tươi mới, tràn nhựa sống. Mùa xuân xứ Huế trong mắt người cách mạng vừa lãng mạn, trữ tình đậm chất Huế vừa tràn đầy sức sống.
Không cần sử dụng những từ ngữ kiêu sa để nói về mùa xuân, đơn giản chỉ là một bông hoa tím biếc mọc giữa một dòng sông xanh. Đây chính là dòng sông đẹp xanh ngắt với những bông hoa tím khi mùa xuân về. Mùa xuân dường như đẹp hơn, trong trẻo hơn, phản ánh không gian bầu trời cũng trong xanh rạng rỡ. Tác giả thật khéo léo khi miêu tả màu sắc của dòng sông, của bông hoa, màu sắc hài hòa, mang đậm sắc màu mùa xuân, cảm nhận được nhựa sống đang cuộn mình trên dòng sông và từng cánh hoa.
Không gian rộn ràng hơn khi hình ảnh con chim chiền chiền hiện ra, với tiếng hót líu lo vang cả bầu trời. Bức tranh mùa xuân không còn đơn thuần là màu sắc , tĩnh lặng nữa mà nó đã lồng với âm thanh, tạo nên bức tranh sinh động. Tiếng con chim nhỏ mà vang cả bầu trời, xé toang không gian tĩnh lặng, mang đến sự sống cho không gian, cho con người.
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Phân tích 2 khổ thơ đầu bài mùa xuân nho nhỏ – Đây chính là giọt mùa xuân, giọt hạnh phúc. Có biết bao nhiêu mĩ từ mô tả mùa xuân, vậy mà tác giả chỉ dùng từ giọt long lanh rơi , cho thấy sự độc đáo, nét đặc sắc của nghệ thuật. Hai câu thơ trên là nghệ thuật chuyển đổi cảm giác khi từ thính giác sang xúc giác, chính mùa xuân đã làm cho giác quan con người bừng tỉnh để tận hưởng tận sâu cái đẹp của mùa xuân.
Khổ thơ đầu tiên chính là bức tranh thôn quê về ma xuân chân thực, rộn ràng đặc trưng vùng miền. Nhưng sang khổ t hơ thứ 2 là bức tranh mùa xuân của quê hương, đất nước, của những người lính:
Mùa xuân người cầm súng
Lộc trải dài trên tay
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Không còn là những câu thơ tả cảnh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp lãng mạn nữa mà nó là mùa xuân gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, lao động sản xuất. Hình ảnh người lính giắt trên lưng những cành lộc xuân càng khẳng định nhiệm vụ của mình và mang cả mùa xuân trên người. Mùa xuân đến họ vẫn hăng say làm nhiệm vụ bảo vệ quê hương đất nước. Bên cạnh hình ảnh người lính đó chính là người lao động, họ chính là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến an tâm đánh giặc. Những người lao động đang hối hả ra đồng giữa mùa xuân tươi đẹp của đất nước.
Mùa xuân chính là sự sống, là đâm chồi nảy lộc và con người cũng hòa trong không khí mùa xuân ấy mà hăng say làm việc, lao động, xây dựng một đất nước mới mẻ, tươi đẹp hơn. Đây chính là những năm tháng đầu tiên giành lại độc lập, mùa xuân độc lập trên đất nước nên trong mắt Thanh Hải mùa xuân vừa đẹp, vừa thực và con người hòa mình vào thiên nhiên tươi đẹp ấy.
Kết bài
Với các biện pháp tu từ sử dụng linh hoạt và giọng điệu tươi vui, hào hứng đã vẽ lên một mùa xuân thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, tràn đầy nhựa sống. Mặc dù đang nằm trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn nhìn thấy sự đổi mới của đất nước, của con người, một mùa xuân nho nhỏ nhưng lại vô cùng có ý nghĩa đối với những con người khi ấy. Qua đây cũng cho thấy thanh hải là người tràn đầy tình yêu với cuộc đời, với đất nước, vẫn khao khát sự sống, khao khát hạnh phúc. Ta càng thấy trân trọng hơn tấm lòng của nhà thơ, một người nghề sĩ nhân cách lớn.
>>Xem thêm: Phân tích khổ 4 – 5 bài Mùa Xuân Nho Nhỏ của Thanh Hải