Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129, sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 8, tập 1

I – TÌM HIỂU CÁC PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

Câu 1 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129): Quan sát, học tập, tích lũy tri thức để làm bài văn thuyết minh

Trả lời:

a, Các loại tri thức được sử dụng trong các văn bản thuyết minh là:

  • Văn bản “Cây dừa Bình Định” sử dụng kiến thức về địa lý
  • Văn bản “Tại sao lá cây có màu xanh lục” sử dụng tri thức về khoa học thực vật.
  • Văn bản “Huế” sử dụng các kiến thức văn hóa dân tộc
  • Văn bản “Khởi nghĩa Nông Văn Vân” sử dụng kiến thức lịch sử.
  • Văn bản “Con giun đất” sử dụng tri thức khoa học về sinh vật.

b, Để có các tri thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau yêu cầu các tác giả phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi, tích lũy kiến thức. Quan sát, học tập, tích lũy ở đây có vai trò là cơ sở quan trọng để miêu tả, thuyết minh về đối đối tượng cần trình bày.

c, Bằng tưởng tượng, suy luận chúng ta không thể có tri thức để làm bài văn thuyết minh về bất cứ một vấn đề nào.

Câu 2 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129): Phương pháp thuyết minh

a, Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích

Đọc các câu sau và trả lời câu hỏi:

Trả lời:

  • Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ “là”.
  • Sau từ “là” thường nêu kiến thức khái quát, định nghĩa về đối tượng, vấn đề, sự vật sự việc nào đó.
  • Trong văn bản thuyết minh, các câu văn định nghĩa, giải thích đóng vai trò nêu vấn đề về nội dung cần thuyết minh.

b, Phương pháp liệt kê

Trả lời:

  • Phương pháp liệt kê có tác dụng trình bày tính chất của sự vật, sự việc, đối tượng, vấn đề nào đó một cách cụ thể, tỉ mỉ theo một thứ tự nhất định để người đọc nắm bắt được nội dung thuyết minh.

c, Phương pháp nêu ví dụ

Trả lời:

  • Ví dụ được nêu trong đoạn văn trên là: “Ở Bỉ, từ năm 1987, vi phạm lần thứ nhất phạt 40 đô la, tái phạm nộp 500 đô la”.
  • Tác dụng của việc nêu ví dụ để người đọc dễ hình dung trong thực tế việc hút thuốc lá bị xử phạt như thế nào, từ đó cho người đọc cảm nhận được sâu sắc hơn về văn bản thuyết minh.

d, Phương pháp dùng số liệu (con số)

Trả lời:

  • Đoạn văn trên cung cấp những số liệu: “dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%, 500 năm, khả năng hấp thụ 900kg thán khí, nhả ra 600kg dưỡng khí”
  • Nếu không có các số liệu trên thì không thể làm sáng tỏ được vai trò của cây cỏ trong thành phố và không có dẫn chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.

e, Phương pháp so sánh

Trả lời:

Phương pháp so sánh “biển Thái Bình Dương có diện tích lớn gần bằng ba đại dương khác cộng lại…” có tác dụng đối chiếu để làm nổi bật đối tượng cần thuyết minh.

g, Phương pháp phân loại, phân tích

Trả lời:

Bài “Huế” tác giả đã trình bày các đặc điểm của thành phố Huế theo nhiều mặt như: kiến trúc, món ăn, lịch sử lâu đời, trung tâm văn hóa nghệ thuật….

II – LUYỆN TẬP

Câu 1 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129): Tác giả bài “Ôn dịch thuốc lá” đã nghiên cứu, tìm hiểu rất nhiều để nêu lên yêu cầu chống nạn hút thuốc lá. Em hãy chỉ ra phạm vi tìm hiểu vấn đề thể hiện trong bài viết.

Trả lời:

Phạm vi tìm hiểu vấn đề được thể hiện trong bài viết “Ôn dịch thuốc lá” đều có tính khoa học, được tác giả lấy số liệu nghiên cứu từ những bác sỹ để thuyết minh về vấn đề hút thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

  • Khói thuốc lá chứa rất nhiều chất độc, ảnh hưởng đến phổi, gây viêm phế quản, nang phổi bị tắc, ung thư vòm họng, ung thư phổi; hoạt chất trong thuốc lá làm huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim…
  • Ngoài ra, hút thuốc lá còn ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi người xung quanh ngửi mùi thuốc lá ví dụ như bà mẹ mang thai, chất lượng bữa ăn gia đình…

Câu 2 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129): Bài viết đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá?

Trả lời:

Trong bài “Ôn dịch thuốc lá” tác giả đã sử dụng các phương pháp thuyết minh như so sánh đối chiếu, phân tích, giải thích, nêu ví dụ, lấy số liệu để nêu bật tác hại của việc hút thuốc lá.

Câu 3 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129):

Trả lời:

  • Thuyết minh đòi hỏi kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: khoa học, lịch sử, địa lý, văn hóa, xã hội, y học, sinh vật…Trong văn bản thuyết minh “Ngã ba Đồng Lộc” thể hiện các kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa.
  • Các phương pháp thuyết minh mà văn bản “Ngã ba Đồng Lộc” đã sử dụng là;

+ Phương pháp nêu số liệu

+ Phương pháp liệt kê

+ Phương pháp nêu ví dụ

Câu 4 (Soạn Phương pháp thuyết minh, trang 126-129):

Trả lời:

Cách phân loại của bạn lớp trưởng đối với những bạn học yếu trong lớp là hợp lý. Vì cách phân loại này đã phân loại đúng nhóm đối tượng, không trùng lặp và không có trường hợp cùng thuộc nhiều nhóm.