Qua việc đọc văn bản này, chúng ta nắm được sơ bộ nội dung cũng như vị trí đoạn trích.
- Nội dung trích đoạn này thể hiện ngay ở tiêu đề. Đây là một cuộc mua bán người. Cụ thể người mua ở đây là Mã Giám Sinh và người bán thân là nhân vật Thúy Kiều.
- Vị trí đoạn trích: đoạn trích nằm ở đầu phần thứ hai của tác phẩm Truyện Kiều có tên là Gia biến và lưu lạc. Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình khỏi tai họa.
- Bố cục được chia thành 3 phần.
– Phần 1: 10 câu thơ đầu miêu tả chân dung Mã Giám Sinh qua ngoại hình, hành động.
– Phần 2: 6 câu thơ tiếp theo nói về nỗi đau đớn tủi nhục của Kiều.
– Phần 3: 10 câu thơ cuối bộc lộ bản chất con buôn của Mã Giám Sinh.
I – ĐỌC HIỂU VĂN BẢN –
Câu 1: (Mã giám sinh mua kiều) Phân tích những nét về ngoại hình và tính cách để làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh?
Gợi ý trả lời:
Những nét về ngoại hình và tính cách trong văn bản đã làm nổi bật bản chất xấu xa của Mã Giám Sinh, đó là:
– Về ngoại hình: “Quá niên trạc ngoại tứ tuần/ Mày râu nhãn nhụi áo quần bảnh bao”. Câu thơ cho thấy Mã Giám Sinh mặc dù đã luống tuổi nhưng cách ăn mặc lại không phù hợp, rất chải chuốt bảnh bao thái quá đến mức lố bịch.
– Về lai lịch: không rõ ràng, chỉ là một viễn khách, ở một huyện Lâm Thanh cũng gần nào đó.
– Về hành động: “Trước thầy sau tớ lao xao/ Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”. Qua những câu thơ của Nguyễn Du có thể thấy, mặc dù là người có học vấn nhưng Giám Sinh lại là người có hành động lỗ mãng, ăn nói cộc lốc, nhát gừng; cả thầy cả tớ đều cư xử thô lỗ, đến chỗ người khác làm khách mà quen thói lao xao, không coi ai ra gì.
– Về tính cách: Mã Giám Sinh bộc lộ bản chất là một con buôn, bất nhân bất nghĩa, chỉ nghĩ đến tiền bạc, lại vô cùng keo kiệt, giải dối và có thói lọc lừa lão luyện. Điều này thể hiện qua những câu thơ như: “Đắn đo cân sắc cân tài/ Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ/ Mặn nồng một vẻ một ưa/ Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu”; “ Cò kè bớt một thêm hai/ Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm”.
Câu 2: (Mã giám sinh mua kiều) Cảm nhận của em về hình ảnh Thúy Kiều?
Gợi ý trả lời:
Qua đoạn trích, em cảm nhận về hình ảnh Thúy Kiều thực sự vô cùng đáng thương.
– Là một người đẹp nghiêng nước nghiên thành, ưu tú, xuất sắc như vậy nhưng lại rơi vào tình cảnh tội nghiệp. Gia đình bị vu oan, cha và em bị bắt, tiến thoái lưỡng nan, Thúy Kiều đành ngậm ngùi chấp nhận hi sinh mối tình đầu, để bán thân cứu cha.
– Hình ảnh Thúy Kiều qua đoạn trích còn cho chúng ta cảm nhận được nỗi đau đơn tột cùng của nàng. “Nỗi mình thêm tức nỗi nhà, Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng”; “Nét buồn như cúc điệu gầy như mai”. Trước cảnh bán thân, lòng Kiều trăm mối ngổn ngang. Nàng lo lắng cho tình duyên đứt đoạn, nàng chưa an tâm về chuyện của gia đình và nàng cũng cảm thấy mông lung, trăn trở cho số phận sắp tới của bản thân.
Câu 3: Tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du thể hiện qua đoạn trích?
Gợi ý trả lời:
Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy rõ tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du. Ông không chỉ thể hiện niềm cảm thương sâu sắc tới Thúy Kiều, đại diện cho những số phận thấp cổ bé họng, bị chà đạp, đối xử bất công trong xã hội cũ, mà ông còn lên án, vạch trần bộ mặt thối nát, xấu xa của các thế lực, đồng tiền trong xã hội phong kiến. Chính ông cũng bộc lộ sự căm tức, khinh bỉ trước những con người giả dối, bất nhân bất nghĩa. Phải yêu con người lắm, ông mới có thể cho ra đời những câu thơ bất hủ như vậy. Phải ghét lắm những thói đời, thói người bị đồng tiên chi phối đến nhường nào ông mới có thể viết lên những áng thơ kinh điển, để rồi Mã Giám Sinh trở thành biểu tượng cho những kẻ chuyên lọc lừa cho đến tận ngày nay.