Mở bài

Cùng với việc quan trường, việc nước, Nguyễn Công Trứ còn là tác giả tài hoa với khoảng 150 tác phẩm đến nay hậu thế được biết đến. Các sáng tác của ông ở nhiều thể loại nhưng hát nói là thể loại thành công nhất của ông. Và “Bài ca cao ngất ngưởng” là một trong những tác phẩm thuộc thể loại hát nát xuất sắc nhất của ông.

Bài thơ này được sáng tác trong khoảng thời gian Nguyễn Công Trứ cáo quan về quê ở ẩn. Với đặc điểm tự do, phóng khoáng của thể loại hát nói, tác phẩm này đã thể hiện được cá tính mạnh mẽ, sự khác người, khác đời của ông. Đồng thời, bài thơ cũng là sự thể hiện rõ cái lối sống ngất ngưởng của ông cả khi làm quan đến lúc đã về ở ẩn. Phân tích bài ca ngất ngưởngta sẽ thấy rõ lối sống ngất ngưởng của ông.

phan-tich-bai-ca-ngat-nguong

Thân bài phân tích bài ca ngất ngưởng

Trong quan niệm của Nguyễn Công Trứ, ngất ngưởng là sự thể hiện rõ nhất của tính cách cao ngạo, sống tự do mà bỏ qua mọi khuôn khổ của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Với ông, đây là phong cách sống của người có bản lĩnh, không đuổi theo quy chuẩn của đám đông mà luôn sống theo ý mình muốn.

  • Luận điểm 1: Sự “Ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ khi ở chốn quan trường

Cái sự ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ thưở còn làm quan được thể hiện rõ ở ngay sáu câu thơ đầu của bài thơ:

Vũ trụ nội mạc phi phận sự

Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Sự ngất ngưởng ấy trước hết thể hiện ở ý thức trách nhiệm của ông đối với dân với nước, với cuộc đời và đồng thời là niềm kiêu hãnh về bản thân mình. Vũ trụ nội mạc phi phận sự, nghĩa là ông khẳng định rằng, mọi việc trong trời đất đều là việc của ông, đều thuộc về trách nhiệm của ông. Qua câu thơ khẳng định này, Nguyễn Công Trứ đang khẳng định vai trò, trách nhiệm của bản thân mình đối với dân với nước. Và với ông, việc làm quan vừa là danh lại vừa là nợ, đây là một quan điểm rất khác người: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Làm quan là danh bởi nhờ đó ông có cơ hội chứng tỏ được tài năng của bản thân, có thể dùng khả năng, bản lĩnh của mình để cống hiên, phục vụ cho dân cho nước. Nhưng với Nguyễn Công Trứ, làm quan cũng là nợ vì ông phải chấp nhận cuộc sống bị ràng buộc bởi trách nhiệm, bổn phận, phải sống gò bó ở chốn quan trường và cũng đồng nghĩa với việc mất tự do. Với một người sống ung dung tự tại như Nguyễn Công Trứ, việc bị ép vào khuôn khổ là một điều khó khăn.

Nhưng ông hiểu được rằng, vì trách nhiệm đã lãnh nhận và cũng vì niềm kiêu hãnh riêng mình nên Nguyễn Công Trứ đã phải gạt đi những vui thích cá nhân và theo đuổi con đường khoa cử, tìm kiếm sự đỗ đạt, công nhận để làm quan. Việc làm quan với ông là nằm thực hiện cái hoài bão, chí lớn của kẻ làm quân tử lúc bấy giờ là giúp nước, giúp đời.

Trong những năm làm quan, cống hiến cho đời, Nguyễn Công Trứ đã làm được nhiều điều và ông luôn tự hào về những điều đó: Khi thủ khoa, khi tham tán, khi Tổng đốc Đông/ Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng/ Lúc bình tây cờ Đại Tướng/ Có khi về phủ doãn Thừa Thiên.

Ông đã trải qua nhiều chức quan khác nhau, từ tham tán đến tổng đốc Đông rồi bình tây Đại tướng. Đây đều là những chức quan quan trọng và có tiếng trong triều đình. Những bước thăng quan này cho thấy tài năng không thể phủ nhận của Nguyễn Công Trứ. Đồng thời, những cống hiến của ông không chỉ thể hiện rằng ông đã sống và làm việc thật trách nhiệm, mà còn cho thấy tấm lòng ưu dân ái quốc của vị quan khác người, khác đời Nguyễn Công Trứ.

  • Luận điểm 2: Cái thú “Ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ khi bế quan về ở ẩn

Năm 70 tuổi, khi Nguyễn Công Trứ đang ở đỉnh cao của vinh quang, ông xin cáo quan về sống nơi thôn quê dân dã. Và cho đến lần thứ 2, việc cáo quan của ông mới được chấp nhận.

Về quê ở ẩn, ông hưởng thụ cuộc sống tự do, tự tại, ngày ngày ngao du sơn thủy:

Đô môn giải tổ chi niên

Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng

Cái hành động của Nguyễn Công Trứ như một thách thức đối với hệ thống quan lại bấy giờ và cũng cho thấy ông không còn màng hư vinh.

Kìa núi nọ phau phau mây trắng

Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi

Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì

Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng

Được mất dương dương người tái thượng

Khen chê phơi phới ngọn đông phong

Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng

Không Phật, không tiên, không vướng tục

Bên cạnh đó, cuộc sống ở quê của Nguyễn Công Trứ “ngất ngưởng” với đủ thú vui, sở thích, nhu cầu cá nhân mà không mấy nhà thơ có thể thẳng thắn bộc lộ. Đó là tận hưởng nơi ở như chốn thần tiên, là du ngoạn chùa chiền, mà: Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì/ Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Rồi ông cũng thưởng thức vui thú hát ả đào: “Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng/ Không Phật không tiên, không vướng tục”.

Không chỉ tận hưởng điền viên, vui sống an nhiên tự tại, Nguyễn Công Trứ cũng bỏ ngoài tai mọi lời khen chê, bình bàn của dư luận: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Có lẽ đương thời, khó kiếm được ai có thể hiểu mình và bỏ mặc đời như Nguyễn Công Trứ.

  • Luận điểm 3: Những bài học từ phân tích bài ca ngất ngưởng

Khi phân tích bài ca ngất ngưởng có thể thấy, Nguyễn Công Trứ luôn kiêu hãnh với phong cách sống ngưởng của mình:

Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Nghĩa rằng Nguyễn Công Trứ tự xếp mình ngang hàng với những nhân cách, tài năng lỗi lạc. Ông tự hào nói rằng: Trong triều ai ngất ngưởng như ông!

Câu hỏi tu từ khéo lại bài thơ một lần nữa khẳng đựng sự tự tin của Nguyễn Công Trứ vào phong cách sống, bản lĩnh của mình. Qua đó, ta cũng rút ra được bài học về một cuộc sống có trách nhiệm và cần phải tận lực cống hiến và cống hiến cần có được kết quả, thành tựu. Nhưng đồng thời, biết cống hiến cũng phải biết hưởng thụ niềm vui, sở thích cá nhân. Và hơn hết, phải sống trung thực, luôn sống là mình, không để mình bị ràng buộc bởi những khuôn mẫu khắc kỉ mà chật chội, giả dối.

Kết luận

Khi phân tích bài ca ngất ngưởng ta có thể khẳng định rằng, không thể loại văn học nào có thể giúp thể hiện thành công lối sống ngất ngưởng, niềm kiêu hãnh và tinh thần tự tại của Nguyễn Công Trứ như thể hát nói tự do.

Cũng qua “Bài ca ngất ngưởng”, người đọc có dịp nhìn nhận lại lối sống của bản thân. Dù Nguyễn Công Trứ đã cách xa chúng ta nhiều thế hệ, lối sống có trách nhiệm, có hoài bão và phải luôn sống đúng với chính mình của Nguyễn Công Trứ vẫn luôn được đề cao ngay trong xã hội hiện đại.