Tình yêu đất nước, niềm tự hào dân tộc từ lâu đã đi vào thi ca như một mạch cảm xúc không thể thiếu của các nhà văn nhà thơ Việt Nam. Dường như với họ, viết về quê hương dáng hình chữ S bao giờ cũng cao trào xúc động hơn cả. Để rồi, khi phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, độc giả lại lần phải thốt lên hai tiếng “Việt Nam” thiêng liêng mà cao quý.

Phần mở bài

Trước khi đi vào phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, các bạn cần tìm hiểu về tác giả Nguyễn Việt Chiến. Ông là một nhà báo nổi tiếng thời bình với những bài viết lật tẩy những tội danh tham nhũng. Ông luôn nuôi dưỡng trong mình một tâm hồn và lý tưởng viết cho dân và vì nhân dân. Quê ông ở Hà Tây (cũ). Từ nhỏ ông đã thể hiện tài năng viết lách thi ca. Năm lớp 9, ông đã những bài thơ đầu tiên in báo trung ương. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến cũng đã từng tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 4 năm.

Có lẽ vì được sống trong những ngày tháng đạn bom của đất nước mà chiến tranh và số phận phận dân tộc luôn đau đáu và ám ảnh tâm hôn nhà thơ. Tất cả những điều đó thể hiện rõ trong những vần thơ lửa cháy của tác phẩm “Tổ quốc nhìn từ biển”.

phan tich bai tho to quoc nhin tu bien

Đây là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của tác giả Nguyễn Việt Chiến viết về đất nước. Bài thơ mang nội dung mới lạ khi có cái nhìn Tổ quốc từ biển. Qua bài thơ độc giả thấy được tầm quan trọng của biển đảo quê hương. Đó là một phần máu thịt linh thiêng của Tổ quốc. Đọc bài thơ, càng khơi dậy trong tâm hồn mỗi người dân đất Việt tình yêu nước nồng nàn và tha thiết.

Chi tiết phần thân bài phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển

Luận điểm 1: Tổ quốc với những bão giông từ biển

Là một chiến sĩ, nghệ sĩ nên trong thơ ca của Nguyễn Việt Chiến vừa thể hiện tâm tư tha thiết, xúc cảm dâng trào của một thi sĩ, vừa thể hiện sự cứng cỏi, oai hùng của một chiến sĩ kiên trung.

Phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, chúng ta dễ dàng nhận ra ông là một người có vốn kiến thức về lịch sử Việt Nam rất lớn. Ông bảo ông viết bài này khi chưa một lần ra đảo Hoàng Sa, hay Trường Sa, ấy vậy mà ông viết như đã trải qua rất nhiều năm tháng ngoài biển đảo. Ông thấu hiểu hết những bão going từ biển đã và đang có.

“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển

Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”

phan tich bai tho to quo nhin tu bien

Mỗi câu thơ tác đều khẳng định rằng, nếu biển khơi đang bão giống vì nạn xâm lược thì những người con ở phía Trường Sơn, thì nhân dân đất liền cũng sẽ thao thức để cùng chiến đấu. Bởi biển đảo kia là mẹ là cha, là khi mẹ Âu Cơ đưa con xuống biển, là một phần máu thịt của đất nước. Dù Tổ quốc bình yên, dù non sông đã đưa về một mối nhưng tác giả cũng như tất cả người dân đều biết rằn, biển vẫn chưa một ngày yên ả, biển vẫn “cần lao như áo mẹ bạc sờn”.

“Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển

Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo

Lạc Long cha nay chưa thấy trở về

Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi

Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể

Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù

Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ

Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”

Nghe đâu, bài thơ này viết khi sự kiện Trung Quốc gây bất bình khi cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của nước ta trên Biển Đông vào tháng 5/2011. Chúng cho rằng, Hoàng Sa, Trường Sa là của chúng. Thật là một hành động phi lý khi từ ngày đời nay, hai quần đảo đã thuộc chủ quyền của nước Việt. Thế mà chúng hiên ngang xâm chiếm giữa ban ngày. Nghĩ đến những ngày đang phải đối mặt với không chỉ bão going của thiên nhiên, mà còn từ phía con người, nhà thơ lại khắc khoải không yên. Tác giả không chỉ thương cho Trường Sa, Hoàng Sa mà còn xót cho hàng ngàn đảo nhỏ như Hòn Mê, Cồn Cỏ, Lý Sơn. Mà có lẽ không riêng gì tác giả mà từ ngày đời từ mồ mả tổ tiên ông bà, từ mẹ Âu Cơ đến cha Lạc Long Quân cũng sẽ không yên lòng. Cũng sẽ mãi quyết tâm gìn giữ từng thước đất của non sông.

Bởi vậy, khi bài thơ ra đời càng làm tăng thêm nhuệ khí sục sôi vì dân tộc của các chiến sĩ biển đảo.

Luận điểm 2: Với những lịch sử oai hùng

Thao thức, cồn cào xen lẫn sự giận dữ khi quân cướp nước vẫn ngày đêm lăm le ngoài biển khơi. Nhưng tác giả đã khẳng định lại lần nữa, Tổ quốc Việt Nam sẽ không bao giờ run sợ. Bởi lịch sử ngàn năm đã cho thấy, giặc luôn bị đánh bại trên vùng biển nước ta.

Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến tự hào nhắc lại những chiến công oai hùng của dân tộc một thời:

phan tich bai tho to quoc nhin tu bien

“Nếu Tổ quốc nhìn từ bao thương tích

Những đau thương trận mạc đã qua rồi

Bao dáng núi còn mang hình góa phụ

Vọng phu buồn vẫn dỗ trẻ, ru nôi

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa

Đã mười lần giặc đến tự biển Đông

Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử

Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng

Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo

Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”

Đúng vậy, đất nước này đã đau thương nhiều lắm rồi, đã mang trong mình bao vết tích của sự hy sinh, máu đổ. Nhưng mỗi vết tích là một chiến thắng huy hoàng của toàn dân tộc trước quân thù. Những câu chuyện lịch sử, truyền thuyết được tác giả đưa vào câu ca thật hợp lý và có sức thuyết phục mạnh mẽ. Đúng vậy, sự hy sinh của mỗi người dân Việt Nam đã in hình lên núi, lên sông. Đó là những người chồng người con đã nằm lại nơi chiến trường, còn những người mẹ, người vợ lại trở thành hậu phương vững chắc để rồi hóa thành hòn vọng phu trên đỉnh núi.

Đó là câu chuyện về những lần chiến thắng quân Mông Nguyên, sông Bạch Đằng máu quân thù nhuốm đỏ cả dòng. Tướng giặc Thoát Hoan quá sợ hãi đến nỗi tóc bạc, và phải sợ khiếp trống đồng của người Việt. Từ quân Nam Hán, đến quân Mông Nguyên, đã 10 lần chúng tiến đánh nước ta từ biển Đông nhưng tất cả đều thất bại thảm hại.

Điều đó cho thấy, dù giặc mạnh đến đâu, cũng không thể thoát khỏi vùng biển trời của Tổ quốc, không thể vượt qua được ải sông nước của Việt Nam. Rồi sau đó, trận chiến Gạc Ma xảy ra ở Trường Sa vào năm 1988, đã để lai bao đau thương mất mát cho đất nước. Và ngay chính những người bạn của tác giả cũng đã nằm xuống nơi biển khơi trùng sóng này.

Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy

Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”

Có thể nói, Tổ quốc nhìn tử biển vẫn luôn thấy còn bao hiểm họa đe dọa. Tuy không công khai, không chính thức nhưng ngày đêm, các chiến sĩ hải quân vẫn phải gồng mình bảo vệ từng mét nước. Đau thương lắm, xót xa vô cùng nhưng cũng tự hào khôn xiết. Có đất nước nào nhỏ bé mà đã đánh bại được vó ngựa Nguyên Mông 3 lần như nước Nam ta. Có Tổ quốc nào nhỏ bé mà đã đánh đuổi được thực dân và đế quốc mạnh nhất thế giới. Càng ngẫm càng hãnh diễn. Càng nghĩ càng tự nhủ phải góp phần cống hiến để gìn giữ và bảo vệ sự nghiệp của cha ông từ bao đời.

Luận điểm 3: Người dân Việt Nam quyết gìn giữ biển đảo

Phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, độc giả dễ dàng nhận ra tình yêu quê hương đất nước nồng nàn và cháy bỏng của tác giả. Mặc dù không phải là lính đảo, nhưng qua những hiểu biết của mình, nhà thơ vẫn cảm nhận được rõ rệt những tâm tư tình của chiến sĩ hải quân đang ngày đêm canh giữ vùng biển của Tổ quốc. Chính bảo vì cũng là một chiến sĩ, đã từng vào sinh ra tử nơi chiến trận nên tác giả thấu hiểu rằng, đã là người con nước Việt thì sẽ “không bao giờ chịu khuất”. Nhà thơ xác định rằng, việc bão going sẽ không bao giờ hết. Nhưng “Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời/ Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”. Có nghĩa là nếu còn giặc, còn hiểm họa thì sẽ còn chiên đấu. Hồn dân tộc trong mỗi người con đất Việt sẽ luôn giữ vững. Giống như con tàu kia, vẫn rẽ sóng biển, vẫn vượt giông tô để ra khơi bình an.

phan tich bai tho to quoc nhin tu bien

Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả

Những chàng trai ra đảo đã quên mình

Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước (*)

Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát

Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời

Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất

Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”

Luận điểm 4: Nghệ thuật

Phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến, không thể không nói tới những biện pháp nghệ thuật đã được sử dùng trong tác phẩm. Cả bài thơ là một giả thiết với cụm từ “nếu như” được lặp lại nhiều lần. Tất cả là giả thiết nhưng lại nói nên những câu chuyện có thật, khiến cho bài thơ vừa mang tính tương lai, vừa đan xen quá khứ.

Với những lần “nếu như” đó, tác giả càng khẳng định thêm tinh thần quật cường kiên trung sẵn sàng hy sinh vì chủ quyền Tổ quốc của dân tộc Việt Nam. Không chỉ tự hào những gì lịch sử đã làm được, mà tác giả còn khẳng định Việt Nam sẽ tiếp nối truyền thống đó. Nếu tương lai có giông ba bão táp dữ dội hơn, cuồng phong hơn thì người dân Việt Nam vẫn đinh ninh giữ lời son sắt của cha ông, quyết giữ vẹn tròn lãnh thổ.

Kết bài

Quả thực, đây là một bài ca về tình yêu quê hương đất nước sâu sắc, và đặc biệt là tình cảm dành cho vùng biển đảo quê hương.

Những lời thơ trong tác phẩm đã làm lay động hàng nghìn người và đã được phổ nhạc. Trở thành bài ca quen thuộc của các chiến sĩ hải quân nơi hải đảo xa xôi.

Phân tích bài thơ Tổ quốc nhìn từ biển, một lần nữa giúp độc giả thêm tự hào về nước Việt, thêm yêu và thêm hiểu về biển trời quê hương.