Soạn truyện từ trang 3 – 4 SGK Ngữ Văn 6 tập 2 được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu. Tin chắc các em học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài học một cách tốt nhất.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN

1. Truyện đồng thoại; đề tài và chủ đề

  • Khái niệm: Truyện đồng thoại là loại truyện thường lấy các loài vật làm nhân vật. Các con vật trong thể loại truyện này được tác giả khắc họa, miêu tả như con người. Đây được gọi là nhân cách hóa nhân vật.
  • Đề tài của truyện khai thác cuộc sống đời thường, những gì gần gũi nhất. 

VD: đề tài về tình mẫu tử – Đoạn trích Trong Lòng Mẹ (Nguyên Hồng)

  • Chủ đề truyện đồng thoại xoay quanh vấn đề chính được thể hiện trong văn bản.

VD: những cay đắng và tủi cực thời thơ ấu cùng tình yêu thương cháy bóng của nhà văn đối với người mẹ của mình.

2. Mở rộng chủ ngữ

Gợi ý:

  • Chủ ngữ là một trong hai thành phần chính (chủ ngữ và vị ngữ) của câu. Nó miêu tả sự vật, hiện tượng có hoạt động, trạng thái, đặc điểm nêu ở vị ngữ.
  • Chủ ngữ thường được thể hiện bằng các danh từ, cụm danh từ, đại từ và trả lời cho câu hỏi Ai? Con gì? Cái gì?…Trong một câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
  • Chủ ngữ thường được mở rộng thành cụm danh từ khi dùng để phản ánh đầy đủ hiện thực khách quan. Đồng thời biểu thị tình cảm, thái độ của người viết (người nói).

VD: Giờ thể dục, bạn nam chơi đá bóng, bạn nữ chơi cầu lông.

  • Trạng ngữ chỉ thời gian: giờ thể dục
  • Chủ ngữ 1: bạn nam; chủ ngữ 2: bạn nữ
  • Vị ngữ 1: chơi đá bóng; vị ngữ 2: chơi cầu lông

Trên đây là toàn bộ tài liệu hướng dẫn soạn truyện từ trang 3 – 4 kiến thức Ngữ Văn 6 sách Cánh Diều. Hy vọng với cách hướng dẫn trên sẽ giúp các em nắm rõ hơn về nội dung bài học trước khi lên lớp. Chúc các em học tốt!