>> Xem thêm: Soạn Mây và Sóng (trang 49) – Ngữ văn 6 tập 1 –Kết nối tri thức

BIỆN PHÁP TU TỪ

1. Trong bài thơ Mây và Sóng, mây và sóng là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tưởng nào khác?

Trả lời:

Trong bài thơ mây và sóng, hình ảnh mây và sóng gợi cho em liên tưởng đến hình ảnh những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, đầy hấp dẫn và cuốn hút. Trong thiên nhiên ấy là các điều bí ẩn, kì thú mà con người luôn tò mò và khám phá. Trong đó, có cả những cám dỗ mà chúng ta không lường trước được.

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh buổi sớm mai và vầng trăng bạc, và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

– Biện pháp tu từ của hai hình ảnh đó là biện pháp ẩn dụ

– Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Bình minh vàng : Hay chính là không gian khởi đầu ngập ánh sáng, lộng lẫy tràn trề sức sống và thu hút trẻ em.

+ Vầng trăng bạc: Chính là chỉ không gian vô cùng đẹp, mĩ lệ, ánh trăng bạc lấp lánh nhiều cám dỗ

> Cả hai câu trên đều chỉ ra khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lộng lẫy. Nó giúp khắc họa lên khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp, thu hút , kích thích sự tò mò của con người đọc.

3. (Soạn thực hành tiếng việt) Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết một trò chơi hay hơn trò ấy

Con sẽ là sóng, mẹ sẽ là một bờ biển lạ lùng.

Con sẽ lăn, lăn, lăn mãi

và vỗ vào gối mẹ, cười vang

Và không một ai trên cõi đời này biết nơi đâu mẹ con ta đang ở.

Trả lời:

– Biện pháp tu từ điệp ngữ: con lăn, lăn, lăn mãi

– Tác dụng: Nhấn mạnh niềm vui của con khi chơi cùng mẹ và nhấn mạnh tình cảm giữa mẹ và con. Qua biện pháp tu từ này ta cũng nhận thấy niềm hạnh phúc và tình yêu của mẹ dành cho con là vô bờ bến. Không có trò chơi gì hấp dẫn bằng khi con chơi cùng mẹ. Mẹ chính là tình yêu, là bờ bến hạnh phúc mà con lúc nào cũng muốn ở bên.

DẤU CÂU

4. Trong bài thơ mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết, dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

Trả lời:

Trong bài thơ mây và sóng, dấu câu được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó là dấu: hai chấm.

ĐẠI TỪ

5. (Soạn thực hành tiếng việt) Chúng ta trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

Trả lời:

Đại từ Chúng ta trong bài thơ ám chỉ những người sống trong mây và những người sống trong sóng.

6. Trong tiếng việt, ngoài “chúng ta” còn có một số đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số nhiều khác. Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay thế cho “chúng ta” trong bản dịch không? Vì sao?

Trả lời:

– Trong tiếng việt ngoài “chúng ta” còn có một số đại từ xưng ngôi thứ nhất khác như: “Bọn tớ, chúng tôi, chúng tớ, chúng mình, bọn mình…”.

– Có thể dùng một số đại từ nhân xưng khác để thay thế cho từ “chúng ta”. Tuy nhiên, chúng ta không nên thay bởi vì tác giả sử dụng đại từ nhân xưng “chúng ta” thể hiện sự rộng lớn của thiên nhiên đất trời, thể hiện cái chung của đất trời. Nếu thay thế thì sẽ khiến cho câu thơ mất đi sự tinh tế, phóng khoáng.