Dưới đây là bài soạn Mùa xuân nho nhỏ chi tiết.

I. ĐỌC – HIỂU MÙA XUÂN NHO NHỎ

1. Tác giả

– Thanh Hải (1930 – 1980) tên khai sinh là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

– Ông hoạt động nghệ thuật từ những năm kháng chiến chống Pháp. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông ở lại quê nhà sáng tác và là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng Việt Nam thời kỳ đầu.

văn nghệ trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ và là một trong số những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam thời kỳ đầu.

2. Tác phẩm

a) Hoàn cảnh sáng tác

“Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết không báo lâu trước khi ông qua đời. Bài thơ là tiếng yêu tha thiết cuộc sống, đất nước và ước nguyện của tác giả.

b) Thể thơ

“Mùa xuân nho nhỏ” được viết với thể thơ năm chữ.

c) Bố cục

Bài thơ gồm 4 phần:

Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

Phần 2: Hai khổ thơ tiếp: Hình ảnh mùa xuân đất nước.

Phần 3: Hai khổ thơ tiếp: Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trước thiên nhiên đất nước.

Phần 4: Khổ cuối bài thơ: Là lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

mua-xuan-nho-nho

3. Trả lời câu hỏi trong SGK Ngữ văn 9, tập 2

Câu 1: Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

* Mạch cảm xúc của bài thơ: Đọc bài thơ có thể thấy, tầm mắt và tấm lòng, cảm xúc của nhà thơ hướng đến mùa xuân của thiên, đất trời trước tiên; sau đó là mùa xuân của đất nước, của cách mạng và sau cùng là mùa xuân nho nhỏ trong tim mỗi người. Nói cách khác, trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước trong lao động và chiến đấu, nhà thơ nghĩ về đất nước giữa cơn gian lao nhưng vẫn luôn tiến về phía trước. Trước niềm cảm xúc ấy, nhà thơ ước nguyện được làm một mùa xuân nho nhỏ góp tấm lòng tươi đẹp nhỏ bé vào mùa xuân lớn của đất nước.

*Như đã nêu ở trên, bài thơ gồm 4 phần với các nội dung:

Phần 1: Khổ thơ đầu: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

Phần 2: Hai khổ thơ tiếp: Hình ảnh mùa xuân đất nước.

Phần 3: Hai khổ thơ tiếp: Những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ Thanh Hải trước thiên nhiên đất nước.

Phần 4: Khổ cuối bài thơ: Là lời ca ngợi quê hương, đất nước qua điệu ca Huế.

Câu 2: Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?

Trả lời:

Trong hai khổ thơ đầu, mùa xuân của thiên nhiên, đất nước hiện lên thật tươi đẹp qua:

– Hình ảnh: dòng sông xanh, một bông hoa, chim chiền chiện, lộc (chồi non), người ra đồng, nương mạ

– Màu sắc: tím, xanh, trong

– Âm thanh: Tiếng chim hót, tiếng giọt long lanh rơi, tiếng xôn xao của người ra đồng

Với những hình ảnh, âm thanh, màu sắc; mùa xuân thiên nhiên đất nước hiện lên thật tươi đẹp với: không gian khoáng đạt, tinh khôi; không khí lao động hối hả, xôn xao cho thấy nhịp phát triển của đất nước. Mùa xuân cũng mang đến niềm tin về hòa bình với hình ảnh “người cầm súng”. Cũng trong khổ thơ thứ hai, tác giả thể hiện niềm trân trọng sự sống (tôi đưa tay tôi hứng” và tình yêu với mùa xuân đất nước.

Ngoài ra, trong hai khổ thơ đầu, ta thấy sự đối sánh giữa hình ảnh thiên nhiên đất nước tươi đẹp và lăng kính yêu đời, yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước của Thanh Hải.

Câu 3: Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc” (chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả). Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.

Trả lời:

Nội dung thể hiện trong hai khổ thơ từ “Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc” là ước nguyện chân thành của nhà thơ. Và ước nguyện ấy được thể hiện qua đoạn thơ với các hình ảnh và biện pháp nghệ thuật như sau:

– Nhà thơ sử dụng điệp ngữ “ta” (3 lần) kết hợp lần lượt với các hình ảnh “con chim hót”, “một nhành hoa”, “nhập vào hòa ca”. Điều này mang ý nghĩa nhà thơ ước nguyện cái riêng nhỏ bé của mình được hòa vào cái chung của thiên nhiên đất nước.

– Hình ảnh ẩn dụ và cũng là nhan đề bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” thể hiện khát vọng, ước muốn được cống hiến, được sống một cuộc đời ý nghĩa của nhà thơ. Ước muốn thật thiết tha nhưng chỉ cần “lặng lẽ dâng cho đời”.

– Ta lại thấy một điệp ngữ khác: “dù”. Điệp ngữ này kết hợp với các từ “tuổi hai mươi” – tuổi trẻ và “khi tóc bạc” – tuổi đã già. Việc kết hợp này thể hiện khát khao được cống hiến trọn đời của nhà thơ.

* Đoạn thơ gợi cho em suy nghĩ: Mỗi người sống cần biết cống hiến, biết cho đi để cuộc đời thêm ý nghĩa.

Câu 4: Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy?

Trả lời:

Để tạo được nhạc điệu trong sáng, tha thiết, gần gũi với dân ca; bài thơ sở hữu các yếu tố sau:

– Thể thơ năm chữ: Nhẹ nhàng, gần gũi với các làn điệu dân ca, đặc biệt là dân ca miền Trung. Cùng với đó là lối gieo vần liền một cách khéo léo giữa các khổ thơ, làm cho mạch thơ và mạch cảm xúc luôn liền mạch cho đến cuối bài.

– Nhà thơ sử dụng nhiều điệp ngữ: “ta”, “dù”; các từ láy “xôn xao”, “hối hả”. Các điệp ngữ này tạo cảm giác nhịp nhàng, thiết tha cho bài thơ.

– Các hình ảnh thiên nhiên gần gũi, giản dị, giàu ý nghĩa tượng trưng được nhà thơ dùng một cách tự nhiên để nói lên ước nguyện thiết tha của mình.

– Về giọng điệu: Bài thơ có giọng điệu biến hóa phù hợp – đoạn đầu thì vui tươi, đầy say mê; đến đoạn giữa trang nghiêm, trầm lắng và khép lại với lại giọng sôi nổi thiết tha để lại dư âm.

– Và đặc biệt, bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” có cấu trúc chặt chẽ với sự phát triển phù hợp của hình ảnh mùa xuân. Đồng thời, chính cảm xúc chân thành thiết tha và tấm lòng trân trọng sự sống, yêu cuộc đời của nhà thơ đã mang đến cho bài thơ nhạc điệu ấn tượng.

Câu 5 : Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ

Trả lời:

– Có thể nói, đây là một nhan đề thơ độc đáo, mới lạ. Mùa xuân từng xuất hiện trong nhiều bài thơ với các sắc thái (tính từ”: Mùa xuân chín (Hàn Mặc Tử), Mùa xuân xanh (Nguyễn Bính), Xuân ý, xuân lòng (Tố Hữu). Ở đây, Thanh Hải kết hợp hai danh từ “Mùa xuân” và “nho nhỏ”; “nho nhỏ” vừa mang tính biểu tượng vừa thể hiện rõ khao khát “đóng góp” cá nhân của riêng nhà thơ.

Với nhan đề này, tác giả thể hiện ý nguyện được làm một mùa xuân, mùa xuân nho nhỏ thôi – nghĩa là đóng góp công sức nhỏ bé của mình cho mùa xuân đất nước thêm tươi đẹp.

– Chủ đề bài thơ: Bài thơ là tiếng lòng rung cảm trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và khát vọng được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước của nhà thơ.

mua-xuan-nho-nho-1

II. LUYỆN TẬP

1. Học thuộc lòng bài thơ Mùa xuân nho nhỏ

2. Viết một đoạn văn bình về khổ thơ mà em thích

“Mùa xuân nho nhỏ” là một bài thơ hay, đẹp và em thích nhất là khổ thơ đầu bởi nhà thơ Thanh Hải  đã vẽ lên trước mắt người đọc một bức tranh mùa xuân đáng yêu và đầy sức sống:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi! Con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời…

Ở khổ thơ đầu, mùa xuân hiện ra thật bình dị, đơn sơ, “nho nhỏ” như chính nhan đề nhưng lại rất nên thơ, gợi cảm. Mùa xuân trong thơ của Thanh Hải không rực rỡ với hoa đào, hoa mai; mà dấu hiệu chỉ là một bông hoa tím biếc giản dị mọc giữa dòng sông xanh. Cành hoa soi bóng nước tạo ra cảnh sắc hài hòa, dễ thương và mùa xuân hiện ra thật độc đáo, mới lạ. Đặc biệt, cái “hồn” của mùa xuân được tô điểm bởi màu “tím biếc” của bông hoa. Cảm giác mùa xuân thật nhỏ, thật xinh, bình dị, tĩnh lặng.

Một đặc trưng của mùa xuân là hình ảnh “chim chiền chiện”. Tiếng chim “hót chi mà vang trời”, thể hiện niềm háo hức, rộn ràng, vui sướng khi mùa xuân về. Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác với “từng giọt long lanh rơi”, từ thị giác sang cảm nhận thể hiện cái tĩnh lặng lẫn tinh khôi của mùa xuân. Trước khung cảnh ấy của mùa xuân gợi cho tác giả niềm yêu tha thiết và trân trọng, biết ơn sự sống mà đưa tay “hứng” từng giọt sương hay từng giọt mùa xuân.

Có thể nói, chỉ với một khổ thơ nhỏ, Thanh Hải đã vẽ nên một mùa xuân nho nhỏ giản dị mà ấn tượng, sôi động và say mê.