Có rất nhiều tác phẩm viết về thiên nhiên, sông nước, mây trời đẹp đẽ, nhưng ít bài thơ nào đặc sắc như Phú Sông Bạch Đằng. Bài thơ viết về tình yêu thiên nhiên, khung cảnh núi sông của tác giả với đất nước. Trương Hán Siêu đã bày tỏ lòng tự hào, cảm mến trước thiên nhiên hùng vĩ, xinh đẹp. Tác giả thân thương trước khung cảnh sông Bạch Đằng kéo dài, thật thơ mộng, hữu tình, của Việt Nam ta. Cùng phân tích bài phú sông Bạch Đằng để thấy được tình yêu của tác giả dành cho quê hương, khung cảnh nơi ông chiêm ngưỡng như thế nào. Qua đó, chúng ta sẽ thấy được những giá trị thực mà ông đã gửi gắm quá lời thơ mộc mạc mà đầy ý nghĩa sâu sắc.
Phân tích chi tiết bài Phú Sông Bạch Đằng
Khi tình hình đất nước đang bị bỏ bê, quan chức triều đình không lo đến việc chính sự. Thời điểm bấy giờ, vua thời Trần lơ làng việc nước, chỉ ham vui chơi xa đọa, việc dân không ai lo tới. Chứng kiến những điều bất thường trên, Trương Hán Siêu thật thất vọng, và quyết định ngao du 4 phương, bỏ sự đời.
Thông qua việc Phân tích bài Phú Sông Bạch Đằng, ta càng thêm trân trọng, giữ gìn đất nước, thiên nhiên nơi đây. Bài thơ Phú Sông Bạch đằng được viết trong hoàn cảnh tác giả đang du ngoạn trên sông, đây cũng là chứng nhân lịch sử cho cuộc chiến chống giặc ngoại xâm của nhà Trần. Chính dòng sông Bạch Đằng đã chứng kiến biết bao khó khăn, đổ máu của người dân Đại Việt ta. Tác giả tự hào về những thành tích, tình đoàn kết của dân tộc, và viết nên bài Phú Sông Bạch Đằng.
“Khách có kẻ:
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.
Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương,
Chiều lần thăm chừ Vũ huyệt.
Cửu Giang, Ngũ Hồ,
Tam Ngô, Bách Việt.
Nơi có người đi,
Đâu mà chẳng biết.
Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều,
Mà tráng chí bốn phương vẫn còn tha thiết.”
Trương Hán Siêu miêu tả sông Bạch Đằng như một người anh hùng, mang vẻ đẹp vô cùng tinh tế. Tác giả là một nhà thơ, biết thưởng thức cái đẹp bình dị, lôi cuốn, hấp dẫn bởi thiên nhiên. Giữa sự mênh mông của dòng sông Bạch Đằng, tác giả nhớ đến chuyện cũ, khi “Giương buồm giong gió chơi vơi”. Cuộc sống của khách thời đó chỉ biết hưởng thụ “Lướt bể chơi trăng mải miết”, không quan tâm đến chuyện đời. Cuộc sống chỉ lặp đi lặp lại nhưng không hề nhàm chán “Sớm gõ thuyền chừ Nguyên Tương”.
Các địa danh của Trung Quốc được tác giả nhắc đến như địa điểm du lịch mà họ từng đi qua. Đây đều là những người thích du ngoạn, phiêu lưu, khám phá thế giới. Những địa danh kể đến rất quen thuộc, nhất định người mê thiên nhiên phải đặt chân tới. Không chỉ thiên nhiên, Trương Hán Siêu còn tỏ lòng yêu nước tha thiết, luôn hãnh diện những gì mà đất nước đang có.
“Bèn giữa dòng chừ buông chèo,
Học Tử Trường chừ thú tiêu dao.
Qua cửa Đại Than,
Ngược bến Đông Triều,
Đến sông Bạch Đằng,
Thuyền bơi một chiều.
Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu.
Nước trời một sắc,
Phong cảnh ba thu.
Bờ lau san sát,
Bến lách đìu hiu
Sông chìm giáo gãy,
Gò đầy xương khô.
Buồn vì cảnh thảm,
Đứng lặng giờ lâu.
Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá,
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu.”
Chỉ khi Phân tích bài Phú Sông Bạch Đằng chúng ta mới cảm nhận hết nét đẹp huyền bí của con sông này. Sông Bạch Đằng qua cây bút của Trương Hán Siêu hiện lên đẹp như một bức tranh. Tác giả kể đến chi tiết quãng đường di chuyển đến sông Bạch Đằng là “Qua cửa Đại Than”, “Ngược bến Đông Triều” là đến nơi. Đại Than và Đông Triều thuộc địa phận Quảng Ninh hiện nay. Khi chèo thuyền trên sông, chỉ nên đi xuôi dòng nước để được dòng nước đẩy, từ từ tản ngộ khung cảnh nơi đây. Dọc bờ sông, từng ngọn sóng kình gợn vô số, nối tiếp nhau chưa bao giờ ngừng nghỉ. Dưới khung cảnh trời trong xanh, chiếu xuống dòng sông thêm sinh động, rực rỡ.
“Bên sông bô lão hỏi,
Hỏi ý ta sở cầu.
Có kẻ gậy lê chống trước,
Có người thuyền nhẹ bơi sau.
Vái ta mà thưa rằng:
“Đây là chiến địa buổi trùng hưng nhị thánh bắt Ô Mã,
Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.”
Đương khi ấy:
Thuyền tàu muôn đội,
Tinh kì phấp phới.
Hùng hổ sáu quân,
Giáo gươm sáng chói.
Trận đánh được thua chửa phân,
Chiến luỹ bắc nam chống đối.
Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ,
Bầu trời đất chừ sắp đổi.
Kìa:
Tất Liệt thế cường,
Lưu Cung chước dối.
Những tưởng gieo roi một lần,
Quét sạch Nam bang bốn cõi.
Thế nhưng:
Trời cũng chiều người,
Hung đồ hết lối
Trận Xích Bích, quân Tào Tháo tan tác tro bay,
Trận Hợp Phì, giặc Bồ Kiên hoàn toàn chết trụi.
Đến nay sông nước tuy chảy hoài,
Mà nhục quân thù khôn rửa nổi.
Tái tạo công lao,
Nghìn xưa ca ngợi.”
Đoạn tiếp theo tác giả hồi tưởng về thời điểm nhân dân ta chống giặc oai hùng. Ông miêu tả chi tiết một cách chân thực, biết bao thuyền bè chiến đấu trên sông. Trên mỗi buồm thuyền, đều được gắn lá cờ tổ quốc Đại Việt oai hùng, bay phấp phới. Chiến sĩ chúng ta với tinh thần mạnh mẽ “Hùng hổ sáu quân”, “giáo gươm sáng chói”. Trương Hán Siêu dùng tiếng cảm thán nhấn mạnh điều mà ông sắp nói ra, “kìa”, chế nhạo bọn giặc ác độc. Đặc biệt là hai nhân vật “Tất Liệt thế cường”, “Lưu Cung chước dối” vô cùng thông minh, mạnh mẽ áp đặt cả thiên nhiên.
“Tuy nhiên:
Từ có vũ trụ,
Đã có giang san.
Quả là: trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: nhân tài giữ cuộc điện an!
Hội nào bằng hội Mạnh Tân, có vương sư họ Lã,
Trận nào bằng trận Duy Thuỷ, có quốc sĩ họ Hàn.
Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng,
Bởi đại vương coi thế giặc nhàn.
Tiếng thơm còn mãi,
Bia miệng không mòn.
Đến chơi sông chừ ủ mặt,
Nhớ người xưa chừ lệ chan.
Rồi vừa đi vừa ca rằng:
“Sông Đằng một dải dài ghê,
Sóng hồng cuồn cuộn tuôn về bể Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh!”
Khách cũng nối tiếp mà ca rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thanh bình,
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao.”
Đoạn cuối, tác giả thốt lên “Từ có vũ trụ”, “Đã có giang san” đất nước Đại Việt được độc lập. “Khi trận Bạch Đằng mà đại thắng” dòng sông này trở nên oai hùng, mãnh liệt và cũng rất đẹp đẽ. Từ đó, “tiếng thơm còn mãi”, kéo dài đến tận mãi mai sau. Hình ảnh sông Bạch Đằng thật nguy nga, tráng lệ, đẹp nhất trong mắt người thi sĩ. Tác giả cất lên, cho dù có hiểm hóc, khó khăn, chỉ cần dòng lòng, lương thiện, đoàn kết nhất định sẽ chiếm ưu thế.
Từ những lời thơ đơn giản, tác giả như muốn gửi gắm nhiều thông điệp để mọi người cùng suy ngẫm. Lòng yêu nước, sự tự hào về dân tộc chính là điều mà Trương Hán Siêu muốn gửi gắm.
Kết bài
Phân tích bài Phú Sông Bạch Đằng để thấm ngẫm lòng yêu nước, tự hào về dân tộc của tác giả. Chính vì những chiến công hiển hách, ý chí đấu tranh đến cùng, không sợ giặc mạnh của dân Đại Việt. Tác giả ca ngợi nhân dân ta với tinh thần oanh liệt, được chứng nhân với dòng sông Bạch Đằng hùng vĩ. Qua tác phẩm, chúng ta thêm hiểu rằng, chính nghĩa luôn thắng hung tàn, bọn cướp nước rồi cũng sẽ thất bại.
Cùng đón đọc những bài phân tích hay khác tại website của chúng tôi mỗi ngày quý vị nhé! Chúng tôi liên tục cập nhật những bài phân tích hay, ý nghĩa để đọc giả, các em học sinh thân mến có thêm nhiều kiến thức phân tích hay để nắm rõ.