Soạn Ôn tập về truyện trang 144 – 145, sách giáo khoa Ngữ Văn 9 tập 2

 

Câu 1 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Lập bảng thống kê tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam đã học trong sách ngữ văn 9 (cả hai tập) theo mẫu.

 

Trả lời:

Câu 2 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét gì về đất nước và con người Việt Nam ở giai đoạn đó.

Trả lời:

Các tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám 1945 trong bảng thống kê trên đã phản ánh được những nét đặc sắc về đất nước và con người Việt Nam giai đoạn này là:

+ Phản ánh và tái hiện lại hình ảnh đất nước Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ vô cùng cam go, khốc liệt

+ Con người Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, dù ở trong hoàn cảnh nào cũng tin tưởng vào kháng chiến, luôn chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ Quốc.

+ Sau chiến tranh, đất nước bước vào thời kì đổi mới, con người cũng có nhận thức mới (đổi mới về tư tưởng).

Câu 3 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật nào?

Trả lời:

Hình ảnh các thế hệ con người Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua những nhân vật sau:

+ Hình ảnh nhân vật ông Hai rất yêu làng, nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhưng tình yêu làng được đặt trong tình cảm yêu nước và một lòng một dạ theo kháng chiến, theo cụ Hồ.

+ Nhân vật bé Thu và anh Sáu trong “Chiếc lược ngà”: cho thấy tình cha con sâu nặng, tha thiết nhưng vì chiến tranh nên tình cảm đó bị chia cắt dẫn đến hoàn cảnh éo le con không nhận ba, mặc dù yêu thương ba lắm. Nhân vật bé Thu là hình tượng nhân vật cứng cỏi, tiêu biểu cho thế hệ tiếp nối của dân tộc.

+ Nhân vật anh thanh niên trong “Lặng lẽ Sa Pa” yêu thích công việc thầm lặng, một mình nơi núi cao hiểm trở nhưng có suy nghĩ trong sáng và tình cảm tốt đẹp đối với mọi người.

+ Hình ảnh các cô gái trong “Những ngôi sao xa xôi” cho thấy tinh thần dũng cảm, bất khuất của các cô gái thanh niên xung phong, đồng thời trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt nhưng vẫn hồn nhiên, trong sáng, mộng mơ, đầy ước mơ và hi vọng.

Câu 4 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với những nhân vật nào? Nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật.

Trả lời:

+ Trong số các nhân vật của những tác phẩm truyện được học ở lớp 9, em có ấn tượng sâu sắc với nhân vật bé Thu và anh Sáu trong truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.

+ Nhân vật bé Thu và anh Sáu đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc về tình cảm cha con bị chia cắt trong chiến tranh bão đạn. Vì chiến tranh mà mặt anh Sáu có vết thẹo dài, làm bé Thu không hình dung ra được khuôn mặt của cha, dù yêu thương, nhớ nhung ba lắm nhưng bé quyết không nhận ba.

Anh Sáu thì thương con da diết, muốn được ôm con vào lòng nhưng chiến tranh nghiệt ngã tạo hoàn cảnh éo le cho tình cha con trắc trở. Cho đến khi bé Thu nhận ba, được ba ôm vào lòng hít hà thì cũng là ngày anh Sáu hết phép trở về đơn vị. Và cuộc gặp gỡ đó cũng là lần cuối cùng trước khi anh Sáu vào chiến trường và hi sinh.

Câu 5 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể nào? Những truyện nào có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện (nhân vật xưng “tôi”)? Cách trần thuật này có ưu thế như thế nào?

Trả lời:

+ Các tác phẩm truyện ở lớp 9 đã được trần thuật theo các ngôi kể:

Ngôi thứ nhất, xưng “tôi”

– Ngôi kể thứ ba

+ Những truyện có nhân vật kể truyện trực tiếp xuất hiện là: Chiếc lược ngà, Những ngôi sao xa xôi.

+ Cách trần thuật này có ưu thế tái hiện khung cảnh, cuộc sống xuất hiện trong truyện một cách chân thực, thực tế, bởi đó là chính trải nghiệm của nhân vật trong truyện.

Câu 6 (Soạn Soạn Ôn tập về truyện): Ở những truyện nào, tác giả sáng tác được tình huống truyện đặc sắc?

Trả lời:

Những truyện có tình huống truyện đặc sắc là:

+ Làng: Tình huống truyện đặc sắc khi ông Hai nghe tin làng Dầu theo giặc, làm tâm trạng của ông rối bời, đau khổ, cho đến khi nghe được tin cải chính ông mới trút được gánh nặng trong lòng.

+ Chiếc lược ngà: Tình huống truyện cha con xa cách bởi chiến tranh sau 8 năm gặp lại nhưng bé Thu không nhận ba. Khi bé Thu nhận Ba thì anh sáu phải vào chiến trường và hy sinh.

+ Bến quê: Tình huống truyện là cuộc đời của nhân vật Nhĩ, khi còn trẻ thì bôn ba bốn bể, đến khi mắc bệnh hiểm nghèo, nằm trên giường bệnh mới nhận ra vẻ đẹp của quê hương, đất nước, với những điều bình dị diễn ra hằng ngày.