Mỗi tác phẩm văn học đều để lại dấu ấn trong lòng độc giả bởi cốt truyện và tuyến nhân vật độc giả. Với nhà văn Tô Hoài cũng vậy. Ông có nhiều tác phẩm để đời, nổi tiếng với những nhân vật hết sức đặc sắc và nhiều dấu ấn riêng. Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ sẽ hiểu hơn về điều này nhé!
Mở bài
Nhà văn Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen. Ông sinh năm 1920 và mất năm 2014. Ông sử dụng bút danh Tô Hoài, được lấy từ hai địa danh gắn liền với tuổi thơ của ông là Phủ Hoài Đức và sông Tô Lịch. Thủa thiếu thời, ông sống trong hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên là một người rất chịu thương chịu khó, chăm chỉ cần cù nên ông đã kinh qua nhiều công việc để kiếm sống. Nhờ đó ông có vốn sống rất dồi dào. Năm 1943, nhà văn gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Ông trở thành một chiến sĩ hoạt động tích cực trong phong trào chống thực dân Pháp thông qua các hoạt động ở văn nghệ, văn hóa, báo chí. Đến năm 1954, ông tập trung toàn lực cho sự nghiệp sáng tác của mình và nhanh chóng thu lại được nhiều thành tựu và được độc giả vô cùng yêu mến qua một số tác phẩm kinh điển như Dế mèn phiêu lưu ký, Vợ chồng A Phủ…
Có thể nói, nhà văn Tô Hoài là một nhà văn rất đa tài. Ông sáng tác ở nhiều thể loại khác nhau như ký sự, bút ký, tiểu thuyết, truyện ngắn… Và ở thể loại nào ông cũng rất được độc giả đón đợi và yêu thích. Nếu như trước Cách mạng, những sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh các câu chuyện về loài vật cũng như những người nông dân ở thôn quê sống trong cảnh nghèo khổ. Nhưng sau Cách mạng, văn phong của ông có bước chuyển mạnh mẽ. Ông sáng tác nhiều tác phẩm nhằm phê phán và lên án chế độ thực dân và hệ thống ách thống trị tàn bạo, đồng thời phản ảnh cuộc sống của người dân cơ cực cùng con đường đến với Cách mạng để được giải phóng của họ. Ở giai đoạn này, có tác phẩm Vợ chồng A Phủ là nổi bật hơn cả và đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình phổ thông.
Câu chuyện là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách sáng tác của nhà văn Tô Hoài. Truyện xoay quanh cuộc sống của người dân Tây Bắc với sức sống tiềm tàng đã vùng lên đấu tranh, chống lại bọn thống trị. Đặc biệt, phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ sẽ càng thấy rõ hơn sức sống tiềm tàng của người dân Tây Bắc, nhất là những người phụ nữ bị áp bức bóc lột.
Chi tiết thân bài phân tích nhân vật Mị
Luận điểm 1: Những phẩm chất tốt đẹp của Mị
Để phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ được sâu sắc, chúng ta cần giới thiệu về Mị trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra. Theo miêu tả của nhà văn Tô Hoài thì Mị là một cô gái người H’Mông hồn nhiên, xinh đẹp và tươi trẻ. Đặc biệt, Mị có tài thổi sáo khiến ai cũng mê “Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác”.
Cũng như bao cô gái đang độ tuổi thanh xuân khác. Mị cũng đã từng yêu và được yêu say đắm. Mị luôn mong ước và khát khao một cuộc sống hạnh phụ và sẵn sàng đi theo tiếng gọi của tình yêu. Có thể thấy Mị là một cô gái mạnh mẽ, tự chủ về cuộc đời. Mị biết tài năng của mình. Không những thế, Mị còn là một người con rất hiếu thảo, chăm chỉ. Đặc biệt, Mị luôn ý thức được giá trị của cuộc sống tự do. Vì thế, thay vì đi ở đợ cho chủ nợ, Mị xin bố làm nương rẫy để có ngô trả nợ. “Con đã biết cuốc nương làm ngô, con làm nương ngô trả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Những chi tiết trên cho thấy, Mị đích thực là một cô gái có tư tưởng tiến bộ. Không cam chịu số phận mà biết trân trọng cuộc đời tự do của mình cũng như tuổi thanh xuân của bản thân. Thật hiếm có một cô gái dân tộc nào có được những suy nghĩ như Mị, không chỉ ngày xưa mà ngày nay cũng vậy.
Luận điểm 2: Mị trở thành nạn nhân của các áp bức bất công
Nếu như trước khi bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, độc giả được thấy hình ảnh Mị là một cô gái với nhiều đức hạnh và dung mạo cùng một khát vọng sống tự do. Nhưng rồi xã hội bất công đã khiến cuộc đời Mị rơi vào bất hạnh khốn cùng.
Đầu tiên, Mị trở thành nạn nhân của hủ tục lạc hậu. Đó là bị “cúng trình ma” nhà thống lí và bắt buộc phải làm con dâu gạt nợ thay cho bố, mặc dù không hề mong muốn và tự nguyện. Không chỉ vậy, khi đã làm dâu, Mị không được nhà thống lí coi là một con người bình thường mà xem như là trâu ngựa. “Mị bị bóc lột sức lao động, Mị cúi mặt, không nghĩ ngợi nữa, lúc nào cũng nhớ lại những việc giống nhau, mỗi năm một mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại: Tết xong lên núi hái thuốc phiện; giữa năm thì giặt đay; đến mùa đi nương bẻ bắp. Và dù đi hái củi, bung ngô, lúc nào cũng gài một bó đay trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm, suốt đời thế. Con ngựa, con trâu làm có lúc, đêm còn được đứng gãi chân, nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này vùi vào việc cả đêm cả ngày”.
Cuộc sống của Mị trôi qua mỗi ngày như địa ngục chốn trần gian. Mị bị đánh, bị phạt, bị trói. Dần dần, tâm hồn và cảm xúc của Mị trở nên chai sạn “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị dường như không màng đến sự sống, Mị không còn để tâm đến thời gian. Bởi cái nhin của Mị giờ đây chỉ qua cái “lỗ vuông bằng bàn tay …không biết là sương hay nắng”. Và dường như Mị “ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi”.
Luận điểm 3: Sức sống tiềm tàng trong nhân vật Mị
Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, độc giả có thể thấy, khi biết mình trở thành con dâu gạt nợ, Mị đã không chấp nhận được. Mị không chỉ khóc mà còn tìm cách trốn thoát và có ý định tử tự bằng lá ngón. Có thể thấy Mị thà chết chứ không chấp nhận cuộc sống mất tự do, bị làm nô lệ.
Dường như, trong con người Mị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Vì thế, khi không thể chết vì bố, Mị đành chấp nhận cuộc sống mất tự do theo cách của mình. Mị cố dồn nén khát vọng sống của mình vào một góc trong tâm hồn và dường như chơ ngày trổi dậy. Để rồi, trong đêm hội mùa xuân ở Hồng Ngài năm đó, sức sống của Mị đã dần trổi dậy.
“Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ửng, rét càng dữ. Nhưng trong các làng Mông Đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ. Hoa thuốc phiện nở trắng lại nở mầu đỏ hau, đỏ thậm, rồi nở mầu tím man mát. Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi”.
Lần đầu tiên sau nhiều năm sống lầm lũi như bóng ma, Mị đã bắt đầu quan tâm tới những thanh âm và hình ảnh sống động của cuộc sống bên ngoài ô vuông của sổ phòng tối của mình. Tất cả những điều đó đã ùa về trong tâm trí và đánh thức bao ký ức, kỷ niệm trong quá khứ của Mị. Mị không chỉ chú ý lắng nghe mà còn lẩm nhẩm hát theo. Trong lúc ấy, dường như tâm hồn của Mị trở về với tuổi trẻ, tuổi thanh xuân đang rạo rực và khao khát tình yêu, hạnh phúc tự do ngày xưa. Mị bắt đầu ý thức được sự tồn tại của mình. Mị cảm “thấy phơi phới trở lại”, “Mị còn trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”..
Không chỉ sức sống trổi dậy trong tâm hồn, Mị còn vực dậy tinh thần phải kháng dữ dội, mạnh mẽ. “Bây giờ Mị cũng không nói. Mị đến góc nhà, lấy ống mỡ, xắn một miếng, bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng. Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi. Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc. Mị với tay lấy cái váy hoa vắt phía trong vách”. Một loạt các hành động diễn ra thể hiện khát vọng muốn thoát khỏi và cấm dứt cuộc sống tù đày của Mị. Đến cả khi bị A Sử trói đứng vào cột nhưng tâm hồn Mị vẫn lửng lơ theo tiếng sáo, tiếng hát của tình yêu. Mị vẫn thả hồn mình bay đến đến những đám chơi xuân ngoài kia. Qua những chi tiết và diễn biến tâm trạng sự việc trên, có thể khẳng định, trong Mị vẫn luôn tồn tại sức sống mãnh liệt. Nó không mất đi mà chờ chực có cơ hội bùng lên mạnh mẽ.
Đặc biệt, sức sống của Mị còn thể hiện ở sự việc khi A Phủ làm mất bò, bị phạt trói đứng. Mới đầu, Mị dửng dưng, nhưng khi thấy giọt nước mắt đầy đau thương của A Phủ, trong Mị đã trổi lên sự đồng cảm. Mị chợt nhớ tới hoàn cảnh của mình. Và rồi miij cảm thấy thương bản thân và thương cho kiếp người kia cũng bị đày đọa “có lẽ ngày mai người kia sẽ chết, chết đau, … phải chết”. Mị đã vô cùng bất bình trước tội ác của bọn thống lí. Để rồi, bao nhiêu dồn nén trong tâm hồn đã giúp Mị có đủ dũng cảm để cắt dây đay cởi trói cho A Phủ. Mị không chỉ sợ chết, mà còn sợ nỗi bất hạnh và cuộc sống tù túng nơi nhà thống Lí nên Mị đã quyết định chạy theo A Phủ để chạy thoát khỏi địa ngục trần gian.
Phần chi tiết kết bài
Qua phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, độc giả thấy được một nhân vật vô cùng ấn tượng. Đó là một người con gái dù có lối sống lặng lẽ nhưng lại luôn mang trong mình sức sống tiềm tàng và mạnh mẽ. Nhờ đó mà Mị đã dứt khoát thoát khỏi cảnh bị áp bức và đứng lên phản kháng lại bè lũ thống trị nơi miền sơn cước. Với ngôn ngữ cùng cách nói đậm chất miền núi và lối trần thuật linh hoạt đã mang tới một bức tranh thiên nhiên và con người vùng Tây Bắc sống động, sinh động. Đặc biệt, thông qua nhân vật Mị, tác giả đã gửi gắm thông điệp giá trị nhân đạo sâu sắc. Đó là sự cảm thông với số phận đau khổ của những con người chịu áp bức, ca ngợi vẻ đẹp tiềm tàng của những người dân Tây Bắc và lên án tố cáo bọn thống trị miền núi, bọn thực dân.