Phân tích người lái đò sông đà để hiểu hơn về sức sông của những con người hăng say lao động nơi vung cao. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” đã được in trong tập tùy bút “Sông Đà” của Nguyễn Tuân, xuất bản năm 1960. Bối cảnh của tác phẩm là thời đất nước đang dồn lực xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Nguyễn Tuân viết “Người lái đò sông Đà” sau chuyên đi thực tế đến vùng Tây Bắc trong năm 1958. Có thể nói, cảm hứng cho tác phẩm này của Nguyễn Tuân chính là sức sống của con người, cảnh vật ở vùng cao.

Phân tích người lái đò sông đà chi tiết

Với sự quan sát và cảm nhận tinh tế của một nhà văn, Nguyễn Tuân không chỉ phát hiện Tây Bắc có phong cảnh thơ mộng nhưng uy nghiêm, hùng vĩ; mà còn nhìn thấy được tâm hồn quý báu của những con người nơi đây, ông ví đó là “thứ vàng mười đã được thử lửa, là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc.”

Bởi vậy, trong tác phẩm của mình, Nguyễn Tuân viết với một lòng tự hào khi khắc họa rõ nét tất cả những vẻ đẹp của thiên nhiên thơ mộng mà khắc nhiệt, cụ thể là dòng sông Đà cùng với ca ngợi tinh thần lao động hăng say, vẻ đẹp nghệ sĩ và sự trí dũng của con người lao động. Bài phân tích Người lái đò sông Đà tập trung diễn đạt lại vẻ đẹp của dòng sông và con người mà Nguyễn Tuân đã truyền đạt qua tác phẩm.

nguoi-lai-do-song-da

Khi phân tích Người lái đò sông Đà, điểm đáng chú ý trong tác phẩm là hình tượng người lái đò được đặt trong mối tương quan gắn kết với sông Đà, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật hình tượng của người lái đò tài hoa. Sông Đà càng hung bạo, hiểm trở thì chiến thắng của người lái đò trước dòng sông trở nên vĩ đại và đáng tự hào hơn bao giờ hết.

  • Luận điểm 1: Vẻ đẹp kì vĩ mà nhiều hiểm nguy của dòng sông Đà

Đối với dòng sông Đà, câu khái quát sau đây của tác giả đã phần nào tái hiện hình ảnh dòng sông: “Cuộc sống của Người lái đò Sông Đà quá là một cuộc chiến đấu hàng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa của một kẻ thù số một”.

Dòng sông khi quan sát hời hợt, sẽ chỉ thấy bình lặng, chỉ thấy lững lờ trôi giữa bao quanh là núi rừng. Nhưng không, sông Đà là dòng sông hùng vĩ đầy kiêu ngạo, “lúc van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gàn ra mà chế nhạo như một con thú với tiếng sống”. Bởi vậy cuộc sống mưu sinh của con người vô chừng vất vả, vô chừng gian lao.

Nghe đến hiện thực của dòng sông, hẳn rằng ai cũng nghĩ người mưu sinh phải là trai tráng khỏe mạnh, giàu lòng can đảm để mới đủ sức chiến đấu với dòng sông nhiều tâm tình khó đoán. Nhưng lại thêm một ngạc nhiên cho người đọc và đó cũng là cái tài của Nguyễn Tuân, khi người lao động trên sông Đà là một ông lão ở cái tuổi tầm bảy mươi. Điều này phần nào cho thấy cuộc sống vất vả của người dân Tây Bắc, bởi lẽ ở cái độ tuổi thất tập cổ lại hi như ông lão lái đò, người ta đáng ra đã nghỉ ngơi an hưởng tuổi già chứ không phải mưu sinh trên dòng sông Đà đẹp đẽ mà đầy hiểm trở.

  • Luận điểm 2: Hình ảnh người lái đò trên sông Đà

Qua ngòi bút miêu tả của Nguyễn Tuân, người lái đò hiện lên là một người lao động có nhiều kinh nghiệm, từng trải. Nhưng chưa hết, ông lão còn vô cùng gan dạ, mưu trí, nhanh nhẹn và quyết đoán. Đó là những phẩm chất mà một người chỉ có được khi đã “chinh chiến” nhiều trên dòng sông.

Để chứng minh cho hình tượng người lái đò với những phẩm chất này, phân tích Người lái đò sông Đà có thể thấy, trong tác phẩm, tác giả đã đưa nhân vật vào cuộc chiến gian lao trên dòng sông. Một cuộc chiến mà người lái đò thể hiện rõ bản lĩnh và dòng sông cũng dần hiện lên diện mạo và tâm tình của một kẻ thù số một mà tác giả nói trước đó.

“Đá ở đây ngàn năm vẫn mai phục hết trong dòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này”. Dường như nguy hiểm luôn rình rập, các hòn đá đều đã được dòng sông “phân nhiệm vụ”, để mỗi lần có chiếc thuyền xuất hiện, thì ngay lập tức một hòn đá sẽ nhanh chóng vồ lấy thuyền. Dòng sông đã luôn bày biện một thạch trận, khi chiếc thuyền đơn độc rơi vào thạch trận này sẽ không còn đường rút lui, bởi vậy chỉ còn cách chiến đấu.

Nhưng người lái đó đã có hàng trăm lần ngược xuôi trên sông Đà và là người thích đương đầu với khó khăn. Những miêu tả chân thực của Nguyễn Tuân về người lái đò là những chứng minh cho kinh nghiệm nhiều năm của ông lão. Tay lêu nghêu như cái sào, chân khuỳnh ra như kẹp lấy một cái bánh lái tưởng tượng, giọng nói ào ào như thác lũ sông Đà, nhăn giới vời vợi nhìn về một bến xa nào đó…” Và đặc biệt, trên ngực ông có nhiều “củ nâu” – đó là vết tích của những “cuộc chiến” vật lộn với sông Đà mà Nguyễn Tuân ví chúng là “những huân chương lao động siêu hạng”.

Người lái đò cũng là người thích những thách thức, bởi vậy những thác ghềnh hiểm trở của sông Đà không những không làm khó ông mà còn khiến ông thích thú. Với ông, chào thuyền trên những khúc sông không có thác, không thử thách sẽ “dễ buồn ngủ”.

Người lái đò dù tuổi đã cao nhưng mang một tâm hồn trẻ, khỏe. Mưu sinh dù vất vả nhưng vượt qua những tâm tình bất định của dòng sông trở thành niềm đam mê của ông. Ông đã thuộc lòng những cách “bày binh bố trận”, những đường nước của dòng sông. Bởi vậy, ông như một vị tướng tài ba, luôn biết vận dụng binh pháp ““biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ông cũng như một người nghệ sĩ đã lèo lái con thuyền mưu sinh với cảm hứng sống mạnh mẽ. Cũng vì vậy mà ông yêu sông Đà, con sông có khi hung bạo nhưng là nguồn sống.

Bối cảnh đất nước đang bước vào thời kỳ xây dựng xã hội chủ nghĩa là cảm hứng để Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng người lái đó với hai vai trò lớn: người chiến sĩ anh hùng và người nghệ sĩ tài ba viết nên bản anh hùng ca tuyệt đẹp về lao động.

Với tác phẩm “Người lái đò sông Đà”, ông đã thể hiện rõ quan điểm nghệ thuật mới mẻ, khi cho rằng không phải chỉ những người nghệ sĩ làm nên nghệ thuật, mà những người lao động cũng chính là những người nghệ sĩ trong chính nghề nghiệp của mình. Nghệ thuật ấy là nghệ thuật lao động.

Kết bài

Phân tích Người lái đò sông Đà có thể thấy, Nguyễn Tuân thông qua hình ảnh dòng sông Đà và người lái đò để thể hiện tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên đất nước và với những người lao động hăng say. Đồng thời, hình tượng dòng sông và người lái đò luôn bổ trợ, làm nổi bật “tâm tình” của nhau. Sông Đà đẹp bao nhiêu, nhiều thác ghềnh hiểm trở bao nhiêu, thì ông lái đò càng hiện lên tài ba, dũng cảm và “nghệ sĩ” bấy nhiêu.

Đồng thời, tác phẩm tùy bút “Người lái đò sông Đà” còn là sáng tác tiêu biểu nhất thể hiện được phong cách nghệ thuật tài hoa của người nghệ sĩ “xếp chữ” điêu luyện Nguyễn Tuân. Tả cảnh nhưng qua đó làm toát lên tinh thần lao động hăng say của người lái đò, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật không chỉ thiên nhiên kì vĩ thơ mộng của vùng Tây Bắc mà qua đó ngợi ca con người và bộc lộ sự hứng khởi trước những đổi thay tốt đẹp của đất nước.