Soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104, sách giáo khoa Ngữ Văn 8, tập 1
Câu 1 (Soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104): Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau.
Trả lời: (Soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104)
Tên văn bản , tác giả | Thể loại | Phương thức biểu đạt | Nội dung chủ yếu | Nghệ thuật đặc sắc |
“Tôi đi học” – Thanh Tịnh
|
Truyện ngắn | Tự sự, miêu tả, biểu cảm | Kể lại những kỉ niệm trong sáng của ngày khai trường đầu tiên | Bằng lời văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, sử dụng hình ảnh trong sáng, giản dị… |
“Trong lòng mẹ” (Trích “Những ngày thơ ấu”)- Nguyên Hồng | Hồi ký | Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Nỗi khổ tâm của cậu bé Hồng khi phải xa mẹ chịu sự oan nghiệt của gia đình bên nội và tình yêu thương vô bờ bến đối với mẹ | Miêu tả chân thực từ hành động đến tâm lý nhân vật, lời văn giàu cảm xúc, chân thật |
“Tức nước vỡ bờ” (Trích “Tắt đèn”)– Ngô Tất Tố | Tiểu thuyết | Tự sự kết hợp miêu tả | Bộ mặt tàn ác, bất nhân tính của xã hội phong kiến đương thời, đẩy người dân sống trong cảnh khốn cùng | Tình huống truyện bất ngờ, kịch tính, miêu tả sinh động. |
“Lão Hạc” – Nam Cao | Truyện ngắn | Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm | Số phận đau khổ, rơi vào bế tắc cùng cực của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8. | Lời văn tự sự rành mạch, miêu tả tâm lý khắc họa được nội tâm của nhân vật chính |
Câu 2 (Soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104): Hãy nêu những điểm giống và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2,3,4
Trả lời:
+ Điểm giống nhau giữa các văn bản “Trong lòng mẹ” “Tức nước vỡ bờ” “Lão Hạc” là:
- Thể loại: Truyện ký hiện đại (văn học hiện thực giai đoạn 1930-1945)
- Nội dung chủ yếu: xoay quanh các vấn đề của con người và cuộc sống trong xã hội phong kiến đương thời nhũng nhiễu, đẩy con người đến tình cảnh khốn khổ. Các tác phẩm đều thể hiện giá trị nhân đạo.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, với lối viết chân thực, sinh động.
+ Điểm khác nhau giữa 3 tác phẩm trên là:
- Tác phẩm “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng: viết về đề tài phụ nữ và nhi đồng, nghèo khổ và chịu nhiều định kiến của xã hội phong kiến.
- Tác phẩm “Tức nước vỡ bở” của Ngô Tất Tố viết về người phụ nữ quá nghèo khổ đứng lên phản kháng chống lại ách áp bức nô lệ của xã hội đương thời
- Tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao viết về sự nghèo khổ đau đớn của người nông dân chân chất nhưng vẫn giữ được cốt cách, nhân phẩm tốt đẹp.
Câu 3 (Soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam trang 104): Trong mỗi văn bản của các bài 2,3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Trả lời:
+ Trong các văn bản kể trên, em thích nhất nhân vật lão Hạc trong tác phẩm cùng tên “Lão Hạc” của Nam Cao. Đặc biệt nhân vật Lão Hạc xuất hiện trong đoạn văn lão vừa bán cậu Vàng và chạy sang nói chuyện với ông giáo:
“Hôm sau lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa thấy tôi lão báo ngay:
– Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!
– Cụ bán rồi.
– Bán rồi. Họ vừa bắt xong.
Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Bây giờ thì tôi không xót xa năm quyển sách của tôi quá như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện:
– Thế nó cho bắt à?
Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.
+ Lý do: Có thể nói đoạn văn trên là đoạn văn chứa đựng nhiều cảm xúc nhất của nhân vật cũng như là đoạn văn cao trào của văn bản khi tâm trạng nhân vật được đẩy lên đỉnh điểm, mọi cảm xúc dường như vỡ òa cũng như phơi bày được toàn bộ nội tâm nhân vật lão Hạc. Một người nông dân chân chất, thật thà, chất phác, sống dưới cảnh chế độ thực dân cực khổ đẩy con người ta vào con đường bế tắc cùng cực nhưng lão Hạc vẫn giữ được phẩm chất trong sáng, không đánh mất bản ngã của mình.